Coaching Là Gì? Cách Trở Thành Coach Giỏi Trong Ngành - Tuyển Dụng

Trong những năm gần đây, các công ty hay cơ quan đều hướng tới việc sử dụng coaching để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cải thiện mối quan hệ giữa những cá nhân trong một tập thể. Qua đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Hãy cùng khám phá những thông tin liên quan tới lĩnh vực này. 

Coaching là gì? Cách trở thành chuyên gia coach giỏi trong ngành

I. Coaching là gì? Tổng quan về ngành coaching hiện nay

Coaching là gì? Tổng quan về ngành coaching hiện nay

Theo định nghĩa từ Liên đoàn Khai vấn quốc tế ICF (International Coach Federation), coaching (tiếng Việt là “khai vấn, huấn luyện”) là quá trình hợp tác và làm việc chung với nhau (partnering) giữa chuyên gia (Coach) và khách hàng theo một cách sáng tạo và thúc đẩy suy nghĩ. Từ đó tạo động lực giúp khách hàng làm việc chuyên nghiệp và tối ưu hóa tiềm năng cá nhân và làm việc hiệu quả. Quá trình huấn luyện bao được thực hiện gồm các bước cơ bản như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch hành động và điều chỉnh và phản hồi.

Coaching hiện nay đã đa dạng hóa và đang phát triển thành nhiều loại hình như: Life coaching (Huấn luyện quản trị cuộc đời), Performance coaching (Huấn luyện tăng cường hiệu suất), Career coaching (Huấn luyện phát triển sự nghiệp), Business coaching (Huấn luyện kinh doanh), Executive coaching (Huấn luyện điều hành doanh nghiệp),...

II. Nguồn gốc của Coaching

Nguồn gốc của Coaching

Coaching (huấn luyện) vốn là thuật ngữ được sử dụng trong thể thao. Mỗi vận động viên hàng đầu đều cần đến một huấn luyện viên. 

Timothy Gallwey đã mô tả các nguyên tắc làm việc của huấn luyện viên thể thao trong ấn phẩm đầu tiên về coaching với tên gọi “The Inner Game of Tennis", xuất bản năm 1974 với các giáo viên của mình. Vào thời điểm đó, ông cho rằng những nguyên tắc này có thể được ứng dụng từ thể thao sang các lĩnh vực khác. Những huấn luyện viên sẽ là những người thay đổi tư duy và cách nhìn nhận sự việc của ta trước những vấn đề trong cuộc sống. 

Vào năm 1992, đồng môn của Gallwey là John Whitmore đã xuất bản tác phẩm “Coaching for Performance" – cuốn sách này về sau đã trở thành tiêu chuẩn của ngành coaching. Vì những đóng góp của mình, John Whitmore được xem là cha đẻ của coaching hiện đại.

Từ giữa thập niên 1990, các tổ chức quốc tế đầu tiên về huấn luyện bắt đầu được thành lập như: Hiệp hội Huấn luyện viên (Association for Coaching) và Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (International Federation Coach). Các tổ chức này đã có những đóng góp quý bầu trong việc xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo coaching.

III. Ứng dụng của Coaching trong thực tiễn

Ứng dụng của Coaching trong thực tiễn

Hiện nay, Coaching đã phát triển thành nhiều loại hình khác nhau và đa dạng. Bởi thế mà ứng dụng của ngành này trong thực tiễn cũng trở nên phong phú hơn. Có thể kể đến một vài ứng dụng nổi bật của Coaching như sau:

1. Huấn luyện kinh doanh (Business Coaching)

Huấn luyện kinh doanh (Business coaching) hay còn được biết tới với tên gọi executive coaching, là một loại hình phát triển nguồn nhân lực dành cho giám đốc điều hành, ban quản lý, đội nhóm và lãnh đạo doanh nghiệp. Business coaching sẽ cung cấp sự hỗ trợ, phản hồi và lời khuyên tích cực trong môi trường kinh doanh trên cơ sở cá nhân hoặc đội nhóm để cải thiện kỹ năng cá nhân và thay đổi hành vi thông qua đo lường tâm lý hoặc phản hồi 360 độ.

Business coaching cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tác động tích cực đến hiệu suất tại nơi làm việc cũng như để phát triển bản thân. Việc sử dụng huấn luyện viên nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau.

2. Huấn luyện nghề nghiệp (Career Coaching)

Huấn luyện nghề nghiệp (Career Coaching) sẽ giúp người được huấn luyện có thể đánh giá khả năng của mình, cùng với đó là đề xuất những quyết định quan trọng về lựa chọn và định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Họ có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm: nhân viên, cấp quản lý, nhóm làm việc, sinh viên mới ra trường, hoặc các cá nhân mới bắt đầu tham gia vào thị trường lao động. 

Các Career Coaching sẽ giúp các cá nhân xác định được nghề nghiệp, con đường phát triển nào phù hợp với phẩm chất bẩm sinh, với phong cách giao tiếp, cư xử; từ đó giúp họ phát triển sự nghiệp một cách thuận lợi nhất.

3. Huấn luyện cuộc sống (Life Coaching)

Các Huấn luyện cuộc sống (Life coaching) sẽ giúp đỡ người được huấn luyện (coachee) tiến bộ và đạt được một cuộc sống viên mãn hơn. Vai trò của life coach là hỗ trợ khách hàng cải thiện các mối quan hệ, sự nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày.

Mục đích của life coaching là giúp coachee xác định rõ mục tiêu cá nhân, những trở ngại đang kìm hãm bản thân, đồng thời đưa ra các chiến lược để vượt qua từng trở ngại đó. Các chiến lược này sẽ được huấn luyện viên cuộc sống (life coach) hỗ trợ xác định dựa trên những kiến thức và kỹ năng riêng biệt của coachee. Bằng cách giúp coachee tận dụng tối đa thể mạnh của mình, huấn luyện viên sẽ hỗ trợ họ thay đổi bản thân và cuộc sống một cách lâu dài.

4. Huấn luyện viên thể thao (Sport Coaching)

Ngành huấn luyện nói chung đều có bắt nguồn từ huấn luyện viên thể thao (Sport Coaching). Họ sẽ đóng vai trò giám sát và huấn luyện cho toàn đội nhóm cũng như cá nhân từng người chơi trong lĩnh vực thể thao.

IV. Mục tiêu của Coaching trong doanh nghiệp, tổ chức

Mục tiêu của Coaching trong doanh nghiệp, tổ chức

1. Coaching tập trung vào việc tạo giải pháp

Việc Coaching sẽ tiếp cận với khách hàng bằng cách hướng mọi người tới tiềm năng bên trong của bản thân. Huấn luyện sẽ giúp người được huấn luyện tự mình tìm gia giải pháp thông qua những câu hỏi và lắng nghe.

2. Coaching giúp hỗ trợ khơi dậy tiềm năng khách hàng

Đối với lĩnh vực huấn luyện, họ có niềm tin chắc chắn rằng mỗi người đều có những năng khiếu riêng biệt và tiềm năng phát triển vô hạn. Những chuyên gia khai vấn cũng đều sẽ tin rằng mỗi người sinh ra đều có thể trở nên vĩ đại theo cách riêng của họ và đánh giá cao những điểm đặc biệt đó ở người khác.

3. Coaching giúp cải thiện hiệu suất làm việc

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc đào tạo thông thường có thể cải thiện hiệu suất trung bình thêm 22%, trong khi đào tạo kết hợp với coaching giúp tăng đến 88% hiệu suất. Điều này đồng nghĩa với việc coaching giúp tăng cường hiệu quả làm việc lên đến 400% so với chỉ đào tạo đơn thuần.

4. Coaching giúp khách hàng tự học

Với việc đặt ra các câu hỏi và lắng nghe khách hàng của mình, việc huấn luyện sẽ hướng tới việc khai phá tiềm năng bên trong mỗi khách hàng. Điều này giúp cho họ tự nhận thức được những vấn đề của bản thân và cách giải quyết chúng. Sau khi làm được điều đó, những người khách hàng này sẽ giữ lại cho mình kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác là một hình thực tự học.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm đào tạo:

- Nhân viên Tuyển Dụng

- Chuyên viên Phát Triển Tổ Chức OD

V. Khi nào bạn cần tìm đến Coaching

Khi nào bạn cần tìm đến Coaching

Một số lý do khách hàng cần tìm đến coaching như sau: 

- Cần thiết một sự chuyển đổi, mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

- Cần tập trung cân bằng và sắp xếp công việc hoặc cuộc sống. Thiếu thời gian cho bản thân do phải đáp ứng nhu cầu của người khác.

- Sẵn sàng để trở nên có trách nhiệm hơn với bản thân. Bạn đang đưa ra lời bào chữa cho mọi vấn đề và chưa sẵn sàng vượt qua sự trì hoãn để phát triển bản thân.

- Nhu cầu phát triển kiến thức bản thân. Cần thiết những hành động để lấy cảm hứng, làm điều mình thích và mong muốn đạt được kết quả nhanh chóng, hiệu quả.

- Mong muốn có được sự rõ ràng trong cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp. Giải quyết những khúc mắc về ước mơ hoặc mục đích trong cuộc sống.

- Cần phải gia tăng sự tự tin. Nhu cầu giải tỏa nghi ngờ của bản thân.

- Đang liên tục phá hoại bản thân từ việc vật lộn với những dự án dang dở hay chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.

- Cần sự trợ giúp để đạt được mục tiêu. Giải quyết bế tắc trong một số lĩnh vực của cuộc sống hoặc cần một số hỗ trợ đưa ra quyết định quan trọng.

- Sẵn sàng để đơn giản hóa, giải mã cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Chưa sắp xếp thời gian một cách hợp lý nhất. Khó khăn trong việc tham gia một số công việc mình mong muốn.

- Chưa tự chấp nhận, tha thứ và chăm sóc bản thân đúng cách. Luôn cảm thấy căng thẳng, muốn vượt qua và thoải mái hơn về tinh thần. 

- Muốn phát triển và vươn ra ngoài vùng an toàn của bản thân. Chưa sẵn sàng thực hiện một thay đổi và muốn có một số hỗ trợ.

 VI. Quy trình của Coaching đối với một doanh nghiệp

Quy trình của Coaching đối với một doanh nghiệp

- Nắm được mục tiêu của khách hàng: Thông qua việc lắng nghe và tiếp xúc, các huấn luyện viên sẽ giúp người được huấn luyện tìm hiểu về bản thân, những mục tiêu cần đạt được, từ đó nắm được mục tiêu của họ. 

- Đặt câu hỏi cho khách hàng: Những Huấn luyện viên sẽ đặt ra những câu hỏi có liên quan cho khách hàng. Từ đó nắm được vấn đề của họ và vạch ra được kế hoạch. 

- Lập kế hoạch cho khách hàng: Dựa trên mục đã xác định, người huấn luyện và người được huấn luyện sẽ cùng nhau xây dựng một kế hoạch phù hợp và những hành động tương ứng. Từ đó xác định được nguồn lực và khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Theo dõi và ghi nhận hành trình của khách hàng: Trong suốt quá trình làm việc và thực hiện kế hoạch với khách hàng, bên cạnh việc đưa ra những tư vấn và giải pháp, người huấn luyện cũng sẽ đóng vai trò động viên và ủng hộ trước những quyết định của khách hàng. 

VII. Phân biệt giữa Coaching với Training, Mentoring, Consulting và Therapy

Phân biệt giữa Coaching với Training, Mentoring, Consulting và Therapy

1. Phân biệt giữa Coaching với Training (Đào tạo)

Huấn luyện (Coaching) sẽ khai phá tiềm năng từ bên trong mỗi cá nhân (hay còn gọi là draw out). Trong khi đào tạo (Training) thì sẽ đưa kiến thức vào bên trong (put in). Training là truyền đạt (share/lecture) lại kiến thức còn Coaching sẽ đặt câu hỏi cho từng cá nhân. Coaching sẽ mang mối quan hệ ngang hàng giữa người huấn luyện và người được huấn luyện. Trái lại thì Training là mối quan hệ thầy – trò. Những người huấn luyện thường sẽ lắng nghe đối tác của mình và chỉ nói lên ý kiến khi cần thiết. Còn việc đào tạo thì sẽ tập trung vào việc chia sẻ thông tin và kiến thức. 

2. Phân biệt giữa Coaching với Mentoring (Kèm cặp)

Người huấn luyện là những người sẽ đặt câu hỏi đối với đối tác của mình để họ có thể tự đánh giá vấn đề qua đó đưa ra giải pháp. Trái lại với đó, những người kèm cặp (Mentoring) sẽ chia sẻ kiến thức chuyên môn và sự thông thái của mình để giúp đỡ đối tác. Mối quan hệ giữa người huấn luyện với người được huấn luyện là ngang hàng còn giữa người kèm cặp với người được kèm thường là không ngang hàng.

3. Phân biệt giữa Coaching với Consulting (Tư vấn)

Những huấn luyện viên thường sẽ chỉ lắng nghe đón nhận giải pháp từ khách hàng và ít khi đưa ra lời khuyên, trong khi những người tư vấn (Consulting) thì sẽ thường xuyên phải tư vấn để đưa ra giải pháp.

4. Phân biệt giữa Coaching với Therapy (Trị liệu)

Therapy tiếng Việt gọi là trị liệu, họ là những người tập trung hàn gắn quá khứ của những người bị tổn thương về mặt tinh thần. Còn những người huấn luyện (coaching) thì tập trung vào giải quyết những vấn đề trong hiện tại và tương tai của khách hàng.

VIII. Phân biệt Coaching nội bộ và Coaching bên ngoài

Phân biệt Coaching nội bộ và Coaching bên ngoài

Có 2 loại mối quan hệ chính trong lĩnh vực coaching. Huấn luyện viên bên ngoài là những người không nằm trong tổ chức hoặc cơ cấu, bộ máy quản lý quản lý tuyến trong bất cứ hình thức nào. Còn huấn luyện nội bộ sẽ là thành viên của tổ chức, bộ máy quản lý hoặc lãnh đạo nhóm. Mặc dù đều có vai trò huấn luyện, nhưng huấn luyện viên nội bộ và bên ngoài đều có những công việc tương đối khác nhau.

Với huấn luyện viên bên ngoài, họ thường không có chuyên môn và không cần để ý tới kết quả của bất kỳ quyết định nào. Chất lượng hiệu quả và bối cảnh chi tiết của công việc đều sẽ không ảnh hưởng tới huấn luyện viên bên ngoài. 

Trong khi đó, huấn luyện viên nội bộ thường rất am hiểu về những vấn đề của tổ chức, đồng thời cũng rất quan tâm đến chất lượng của việc ra quyết định. Những huấn luyện viên nội bộ cũng sẽ nắm rõ về những người mà họ huấn luyện do ở trong cùng một cơ sở. 

IX. Một số hiểu lầm về Coaching

Một số hiểu lầm về Coaching

1. Coaching không phải là quá trình cho lời khuyên

Trong quá trình khai vấn, bạn sẽ không nhận được những lời khuyên hay hướng dẫn để giải quyết vấn đề. Việc khai vấn là để khơi gợi, liên kết những trải nghiệm để đưa ra suy nghĩ và hành động. Những chuyên gia khai vấn sẽ đưa ra những câu hỏi khó để bạn đào sâu, suy nghĩ.

2. Không phải lúc nào cũng sẽ có câu trả lời sau Coaching

Đôi khi bạn sẽ chưa thể có câu trả lời ngay sau khi khai vấn. Các câu trả lời và giải pháp sẽ tới một cách dần dần. Đừng lo lắng nếu như câu trả lời chưa tới ngay lập tức trong lúc đối diện với vấn đề của bản thân. Câu trả lời sẽ đến khi bạn nâng cao được ý thức của bản thân, và kiên nhẫn, tin tưởng chính mình. 

3. Sẽ không có sự thay đổi thần kỳ sau Coaching

Nếu như bạn nghĩ rằng hoặc có mong muốn về một sự thay đổi thần kỳ ngay trong buổi khai vấn thì điều đó hoàn toàn khó xảy ra. Mặc dù khai vấn sẽ giúp bạn gia tăng khả năng nhận thức về bản thân. Bạn cũng có thể phát hiện ra ngay câu trả lời trong buổi khai vấn đó. Tuy nhiên, chỉ khi bạn bắt đầu hành động thì mọi thứ mới dần thay đổi. Thành công sẽ chỉ đến khi bạn cam kết hành động, hoặc thực hiện một chuỗi các hành động. Có như vậy thì những vấn đề mới được giải quyết và đạt được hiệu quả.

Xem thêm:

- Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- HR là gì? Các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai

- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin về khái niệm coaching và cách trở thành chuyên gia coach giỏi trong ngành. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Và đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo. 

Từ khóa » Career Coaching Là Gì