Codec Là Gì? Khái Niệm, Các định Dạng Phổ Biến - Bao An Telecom
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
1. Codec là gì?
2. Sự khác biệt giữa Codec và định dạng “vùng chứa”
3. Các loại video codec phổ biến trên thị trường
4. Nên chọn loại codec video nào là tốt nhất?
Các chuyên gia đã thống kê đến năm 2021, 82% lưu lượng truy cập Internet đều liên quan đến video. Đằng sau sự bùng nổ video trên nền tảng kết nối mạng không thể thiếu công sức đóng góp của bộ mã hóa Codec. Vậy codec là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan về thuật ngữ này.
Codec là gì?
Codec được biết đến là một thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc là một ứng dụng phần mềm (đôi khi chỉ là một chương trình mã hóa riêng), đảm nhiệm vai trò nén các thông tin hay dữ liệu số có kích thước lớn trở nên nhỏ gọn hơn, giúp tăng tốc độ truyền tải và hỗ trợ giải mã để phát lại nội dung. Codec bao gồm hai thành phần chính: COder – Bộ mã hóa dùng để nén dữ liệu và DECoder- Bộ giải mã dùng để giải nén tệp tin.
Cụ thể, công việc chính của codec là mã hóa chuyển đổi và đóng gửi thông tin qua đường truyền mạng, sau đó tiếp nhận lại dữ liệu để giải mã và trình phát. Các mã codec sẽ sử dụng một hệ thống các thuật toán chuyên dụng để chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi byte kỹ thuật số, đồng thời hỗ trợ nén nhỏ nó đi để dễ dàng lưu trữ và gửi đi. Sau đó, codec sẽ tiếp tục giải mã chuỗi byte đó trở lại thành tệp âm thanh hay hình ảnh tương tự file gốc ban đầu.
Xem thêm: Các thiêt bị Hội nghị truyền hình có Codec tại đây
Sự khác biệt giữa Codec và định dạng “vùng chứa”
Trong quá trình sử dụng, người dùng cần phân rõ được khái niệm về “Codec” và “vùng chứa - Container” vì hai thuật ngữ này đôi lúc sẽ gây ra những nhầm lẫn không đáng có.
Cơ bản vùng chứa là một nơi lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số, hỗ trợ chứa đựng nhiều loại định dạng nội dung khác nhau như codec video, codec âm thanh và các file phụ đề bổ sung. Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng “Vùng chứa” như một ngôi nhà có nhiều phòng: có một số phòng chính là “CODEC”- được tạo ra để chứa video, hình ảnh hay âm thanh được nén và mã hóa ở trong đó và một số phòng khác dành để chứa phụ đề và những thông tin liên quan (như tỷ lệ khung hình của video, loại codec, độ bitrate, độ phân giải, thời lượng cảnh quay,...).
Vì sao cần phải sử dụng Container?
Thông thường ở dạng nguyên bản chưa qua xử lý, các dữ liệu hình ảnh và âm thanh thô sẽ tách rời nhau. Để có thể quản lý và hiển thị đồng thời các file này thì cần có một tệp định dạng hỗ trợ tương thích với cả hai, từ đó ra đời khái niệm “vùng chứa”.
Một số định dạng vùng chứa phổ biến nhất hiện nay:
• Vùng chứa âm thanh: PLAC, AAC, MP3, WAV • Vùng chứa video: MP4, MOV, FLV, WMV
Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng không phải tất cả các vùng chứa hay mọi loại codec đều có thể tương thích với các chương trình hay phần mềm mà người dùng đang sử dụng. Vì thế, để hạn chế tình trạng xảy ra lỗi codec không mở được nội dung, thì người dùng nên ưu tiên chọn các phần mềm đa định dạng tệp mã hóa sẽ tối ưu nhất.
Các loại video codec phổ biến trên thị trường
Với công nghệ mã hóa video ngày một tăng mạnh, hiện tại trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng codec mới tích hợp đa tính năng và có mẫu mã đa dạng. Để người dùng thuận tiện trong việc tham khảo, dưới đây sẽ liệt kê một số loại codec video nằm trong “top đầu” ở mảng công nghệ codec này.
H.264 / AVC
Codec H.264/AVC là một loại codec ấn tượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có thể nói, ứng dụng của mã codec này hầu như bao phủ hết mọi góc ngách trong mảng công nghệ video. H.264 cho phép nén dữ liệu nhỏ hơn nhiều so với file gốc gấp nhiều lần, cho ra chất lượng video sắc nét nhờ hiệu ứng làm mờ chi tiết không cần thiết. Các định dạng vùng chứa được hỗ trợ: MP4, MOV, F4V, 3GP, TS
H.265 / HEVC
Codec H.265/HEVC đã được nghiên cứu và phát triển như là thành quả kế thừa của dòng codec cũ - H.264. Loại codec này cung cấp hiệu suất nén tốt hơn gấp 1,5 lần so với mã H.264, cho phép người dùng có thể sử dụng hệ thống băng thông thấp hơn trong quá trình phát trực tuyến. Ngoài ra, H.265 là dòng codec đầu tiên hỗ trợ độ phân giải 8K, giúp hiển thị hình ảnh video với chất lượng cực kỳ tuyệt vời. Các định dạng vùng chứa được hỗ trợ: TS, MP4, 3GP, MKV
AV1
AV1 là dòng codec mới theo định dạng mã nguồn mở (nghĩa là cho phép bất kì ai cũng có thể download về, sửa đổi hoặc nâng cấp thêm để sử dụng). AV1 cung cấp chất lượng nội dung tuyệt hảo với hệ thống băng tần cực thấp, đơn giản hóa về vấn đề bản quyền so với H.265. Nói cách khác, đây là một trong những loại codec video miễn phí tốt nhất hiện nay. Khả năng giải mã của AV1 vẫn chưa được phổ biến rộng rãi so với những loại khác, nhưng nó lại tăng sự thuận tiện cho người dùng. Các định dạng vùng chứa được hỗ trợ: MP4, 3GP, MKV
VP9
VP9 là một loại codec video miễn phí khác được Google phát triển và cải tiến nhằm thay thế cho H.265. Ưu thế lớn nhất của VP9 chính là cho phép nó hỗ trợ được tất cả các sản phẩm liên quan đến Google, bao gồm nền tảng Android, Chrome và YouTube. Hơn nữa, codec VP9 còn cung cấp chất lượng video vượt trội ở tốc độ bit tương tự như H.265, khiến nó được cộng đồng người dùng đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dòng codec này là không hỗ trợ cho các thiết bị của Apple. Các định dạng vùng chứa được hỗ trợ: WEBM, MKV
H.266/VVC
Dòng H.266/VVC là một loại mã hóa video đa năng được tạo ra nhằm để vượt qua H.265. Tuy nhiên trong quá trình đưa ra thị trường lại gặp phải nhiều rắc rối liên quan đến vấn đề bản quyền. Bộ codec mới này được dự đoán rằng sẽ giúp tăng tốc độ nén lên 50%, mặc dù hiện tại vẫn chưa được xác thực rõ. Vì thế trước khi quyết định lựa chọn dòng codec mới này, người dùng nên cân nhắc và đánh giá thật kỹ lưỡng.
MPEG-4
MPEG-4 từng là một trong những loại codec phổ biến nhất trong thời kỳ trước, đến thời điểm hiện tại thì hai dòng codec H.264 và H.265 đã vươn lên nó và đang nắm đầu thị trường. Bây giờ, dòng codec này vẫn còn đang được sử dụng, nhưng hiệu suất nó đem đến vẫn kém xa so với hai loại trên về hiệu suất nén và giải mã, sự mượt mà của video và khả năng hỗ trợ di động.
DivX
DivX - cũng giống như MPEG-4, là một dòng codec video lão làng thuộc thế hệ trước, nhưng giờ đây đã cũ và lỗi thời. Bộ giải mã này vẫn được sử dụng trong một số tình huống nhất định mà kích thước tệp không quá lớn, chẳng hạn như khi di chuyển video hoặc phim qua đĩa hoặc ổ cứng,...
Nên chọn loại codec video nào là tốt nhất?
Để tối ưu hiệu suất thì người dùng nên lựa chọn loại codec phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1. Loại video codec nào tốt nhất cho video HD?
Hiện tại, dòng codec cho ra video HD đang được người dùng sử dụng rộng rãi nhất chính là bộ H.265/ HVEC hoặc cũng có thể cân nhắc về dòng codec VP9. Vì VP9 cũng là một lựa chọn tốt để hiển thị chất lượng HD trên các nền tảng YouTube, Android và Google Chrome.
2. Dòng video codec nào tốt nhất dùng để phát trực tiếp (livestream)?
Để phục vụ cho công tác phát sóng trực tuyến thì không thể bỏ qua dòng video codec tiêu biểu hiện nay là H.264/AVC. Cụ thể, H.264 là dòng codec cung cấp hiệu ứng hình ảnh rất đặc sắc cho người xem cũng như được hỗ trợ tương thích bởi nhiều loại thiết bị nhất trên thị trường.
3. Loại video codec nào tốt nhất dành cho YouTube?
Bộ giải mã video tốt nhất cho các dữ liệu nội dung trên YouTube chính là VP9. Đây là một bộ codec mã nguồn mở, được cung cấp miễn phí bởi Google để hỗ trợ thiết bị hoạt động mượt suôn sẻ trên hệ thống các nền tảng của nó. Người dùng YouTube cũng có thể suy xét về dòng codec H.264/AVC, vì loại này cơ bản cũng được hỗ trợ tương thích trên rất nhiều nền tảng phần mềm.
4. Bộ mã hóa video nào cung cấp chất lượng tốt nhất?
Đến thời điểm hiện tại, bộ mã hóa video đưa ra chất lượng tốt nhất không ai khác chính là dòng codec H.265/HVEC. Được trang bị tính năng tiên tiến để xử lý các dung lượng video có độ phân giải cao đến 4K với tốc độ nén cực nhanh.
5. Dòng codec nào tốt nhất để chỉnh sửa video?
MJPEG là bộ codec được thiết kế để phục vụ cho việc chỉnh sửa video hiện nay. Loại codec này cho phép người dùng có thể tùy chỉnh nội dung ở mỗi khung hình riêng biệt trong video một cách chi tiết và dễ dàng.
6. Video codec nào tốt nhất dành cho video trên Instagram?
Các codec video tốt nhất dành cho video ở nền tảng Instagram chính là H.264/AVC và H.265/HVEC vì đây là hai loại codec có thể cung cấp chất lượng video tốt nhất. Ngoài ra, Instagram cũng đề xuất khuyến nghị người dùng nên đặt các video codec ở trong các định dạng vùng chứa là MP4 hoặc MOV để tối ưu trải nghiệm trên phần mềm này.
7. Video codec nào tốt nhất dùng cho DVD?
Ngày nay, DVD đang trở thành công nghệ lỗi thời, vì vậy chúng sử dụng codec H.262 hoặc MPEG-2 để lưu trữ dữ liệu video. Mặt khác, những codec thông dụng hiện nay thì đại đa số đều không chuộng sử dụng trên hệ thống video DVD này nữa.
Từ khóa » Bộ Mã Video Là Gì
-
Cách Sửa Lỗi Bộ Mã Video đang được Sử Dụng Bởi ứng Dụng Khác ...
-
Cách Tăng Thời Gian Quay Video Trên điện Thoại Samsung Cực đơn Giản
-
Codec Video Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Cần Có Về Codec Video
-
Cách Sửa Lỗi Bộ Mã Video đang được Sử Dụng Bởi ứng Dụng Khác ...
-
Samsung Không Quay Video Được Do Đâu? Xử Lí Ra Sao?
-
Quay Video Bằng Camera Trên IPhone Của Bạn - Apple Support
-
Bạn Có Thể Làm Gì Khi Xảy Ra Sự Cố Quá Tải Mã Hóa OBS - Vidmore
-
Các định Dạng Video Phổ Biến Trên Smartphone - Hnam Mobile
-
Lỗi định Dạng Video Không được Hỗ Trợ Khắc Phục Thế Nào
-
Điện Thoại Samsung Không Quay được Video – Nguyên Nhân, Cách ...
-
Khái Niệm Cơ Bản Về Video Và Bộ Giải Mã Video Trong Windows ...
-
H.264 Là Gì? Được ứng Dụng Thực Tế Ra Sao? | Gotech Camera
-
Mã Hóa Khối ảnh Theo Chuẩn Nén Video H.264 AVC - H.265 HEVC Là Gì
-
5 Cách Làm Giảm Dung Lượng Video Mà Vẫn Giữ Chất Lượng đơn Giản
-
Live Streaming: Lên Kế Hoạch, Kiểm Tra Và Chọn Bộ Mã Hóa Như Thế ...
-
Bộ Mã Hóa Phần Mềm OBS - Facebook Gaming