Live Streaming: Lên Kế Hoạch, Kiểm Tra Và Chọn Bộ Mã Hóa Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- CDN
Live Streaming là gì? Lên kế hoạch, kiểm tra và chọn bộ mã hóa như thế nào? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin về Live Streaming ngay tại bài viết này.
Lập kế hoạch và thử nghiệm sẽ tăng chất lượng video trực tiếp
Sự thành công của một sự kiện ảo có sự đóng góp không hề nhỏ của khả năng duy trì stream và tiến hành phát một cách trơn tru, trong khi đó phải giữ cho các khán giả không ngừng tương tác trực tiếp trong thời gian thực.
Lập kế hoạch (Planning) là quá trình quan trọng nhất của bất kỳ sự kiện nào, đặc biệt đối với các sự kiện phát trực tiếp - bất kỳ lỗi nào xảy ra trong quá trình phát sóng đều sẽ ảnh hưởng đến khán giả. Vì vậy, hãy tiến hành thử và kiểm tra mọi thứ trong điều kiện đang trực tiếp như thật, giúp phòng tránh tối đa mọi trục trặc bất ngờ, hoặc nắm quyền xử lý một cách chủ động và nhanh chóng nhất.
Lập kế hoạch và thử nghiệm sẽ tăng chất lượng video trực tiếp
Ba vấn đề thường xảy ra trong một buổi live stream
1. Broadcast (Phát sóng)
Mạng công ty nói riêng có thể xảy ra những sự cố nhất định khi đưa stream đến với người xem, đặc biệt trong trường hợp nếu họ đang cố phát trực tiếp từ boardroom (Phòng họp của ban giám đốc) mà không thông báo cho những người dùng còn lại của tòa nhà.
Điều này có thể dẫn đến hai hậu quả sau:
- Gây chậm kết nối hoặc thậm chí mất mạng hoàn toàn nếu nhiều người dùng khác cũng đang cố gắng sử dụng cùng một kết nối internet trong cùng một tòa nhà, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của stream.
- Nếu bạn đang dựa vào nguồn cung cấp venue internet để phát stream HD thì giới hạn dữ liệu của bạn sẽ được sử dụng hết rất nhanh, lúc này điều quan trọng là phải có một kế hoạch dự phòng.
2. Viewability (Khả năng xem)
Nếu bạn đang hy vọng chương trình live stream có thế tiếp cận được nhóm khán giả có quy mô lớn thì điều quan trọng nhất, là phải đảm bảo rằng không có gì làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Kể cả các nền tảng nổi tiếng như YouTube hay Facebook, Netflix khi diễn ra một sự kiện phát trực tiếp và có quá đông đảo số lượng người xem cũng không tránh khỏi tình trạng gián đoạn và thiếu mượt mà. Lúc này, một nền tảng video trực tuyến chuyên nghiệp cấp doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Bạn sẽ không bao giờ muốn khán giả có một trải nghiệm không mấy hài lòng vì thời gian tải chậm vì đâu, vì họ sẽ rời bỏ stream của doanh nghiệp chỉ trong một nốt nhạc và không quay trở lại.
Thiệt hại về uy tín, doanh thu và lòng trung thành của khán giả mất đi sẽ không thể đo lường và đong đếm nổi.
3. Audio (Âm thanh)
Bạn có tin không, thực ra chất lượng âm thanh thậm chí còn quan trọng hơn cả chất lượng video? Bởi vì, miễn là khán giả của chương trình phát sóng vẫn có thể nghe thấy tiếng của video trong khi hình ảnh kể cả có chút trục trặc và đang được giải quyết, thì khả năng họ ở lại vẫn cao, không đến nỗi rời bỏ bởi vì họ biết mọi thứ vẫn đang diễn ra và chỉ cần chờ một chút nữa thôi là hình ảnh sẽ hiện ra.
Chính vì vậy, nếu âm thanh mất đi, mọi người sẽ trở nên không quan tâm tới video nữa và họ có nguy cơ bỏ lỡ các phần quan trọng của sự kiện. Điều quan trọng ở đây là bạn phải đảm bảo rằng mình có một kế hoạch dự phòng đáng tin cậy cho hệ thống âm thanh.
>> Tìm hiểu thêm về: Bizfly CDN - Giải pháp tăng tốc website tối ưu cho doanh nghiệp Việt Nam
Vì sao cần lập kế hoạch live stream và thử nghiệm
Lập kế hoạch và thử nghiệm live streaming trước khi tiến hành chính thức có thể giúp bạn tránh được mọi lỗi lầm xảy ra không mong muốn. Nếu không có kế hoạch hoặc không thử nghiệm trước, một vấn đề có nguy cơ cao sẽ xảy ra vào ngày phát sóng đó là độ phân giải quá thấp, chất lượng hình ảnh xấu không thể chấp nhận được. Điều này có thể dẫn sự sụt giảm nghiêm trọng số người xem, họ sẽ thoát ra ngay lập tức khỏi live stream trước khi bạn giải quyết xong vấn đề đó.
Các thao tác bạn có thể tiến hành để hoàn thành việc lập kế hoạch và thử nghiệm giúp tăng chất lượng live streaming là:
1. Xác định vị trí phù hợp
Xác định vị trí phù hợp tức bạn cần chọn lựa thật cẩn thận một nơi nào mà ở đó có thể truy cập vào một kết nối internet mạnh mẽ đủ để đảm bảo stream không có sự cố khi truyền tín hiệu. Đó nên là một vị trí không có quá nhiều người trên cùng một kết nối internet vì điều này có thể gây ra sự chậm chạp trong tốc độ và thời gian tải của chương trình phát sóng.
2. Chọn thiết bị quay phim
Hãy chắc chắn đảm bảo rằng thiết bị bạn chọn để tạo live streaming tương thích với tất cả các chức năng mà bạn yêu cầu, điều này cho phép một kết quả phát sóng tuyệt vời như mong đợi. Toàn bộ thiết bị phải có khả năng sử dụng được với tất cả các thiết bị khác đã có hoặc có thể sử dụng tại bất cứ nơi nào, ví dụ như chân máy có thể điều chỉnh đến máy ảnh bỏ túi dễ dàng trong việc sử dụng.
3. Phần cứng và phần mềm
Lựa chọn giữa một giải pháp phần cứng hoặc phần mềm sẽ là một phần quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch và thử nghiệm khi live streaming. Encoders là các thiết bị chuyển dữ liệu từ dạng này sang dạng khác, chúng có thể ở định dạng phần cứng hoặc phần mềm. Đây là quá trình nguyên liệu là video được chuyển đổi từ camera sang data có thể phát trực tuyến.
Phần mềm mã hóa (Software encoders) là các chương trình chạy trên máy tính hoặc laptop. Những bộ mã hóa đặc biệt này có chất lượng tuyệt vời, cung cấp cho bạn khả năng thay đổi hầu hết các khía cạnh của mã để có được tốc độ bitrate và chất lượng video mà bạn mong muốn.
Các bộ mã hóa phần mềm (Software encoders) dễ dàng được cập nhật lên các phiên bản mới hơn với các tùy chọn nâng cấp có sẵn. Software encoders có chi phí thấp khiến chúng hấp dẫn với đa số người dùng. Mặc dù khi so sánh với bộ mã hóa phần cứng, chúng có đôi chút kém hơn về độ trễ.
Bộ mã hóa phần cứng (Hardware encoders) sử dụng thuật toán được thiết kế đặc biệt để mã hóa video và dữ liệu thành các nội dung có thể phát trực tuyến. Các bộ mã hóa phần cứng này có thể có kích thước nhỏ gọn hoặc cồng kềnh cố định, tùy loại.
Hardware encoders thường thích hợp sử dụng trong các đài truyền hình chuyên nghiệp hơn bởi chúng đảm bảo được chất lượng tốt vượt bậc, do đó chi phí của Hardware cao hơn nhiều sơ với Software encoders.
Khoảng cách khác biệt về giá giữa hai bộ mã hóa này là rất đáng kể. Ví dụ, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được một bộ mã hóa phần cứng miễn phí. Trên thực tế, chất lượng của các bộ mã hóa phần cứng hiệu quả hơn nhiều và chất lượng đã được khẳng định, chúng được xây dựng để mã hóa có nghĩa là chúng nhanh hơn rất nhiều so với bộ mã hóa phần mềm.
Các bộ mã hóa phần cứng (Hardware encoders) được thiết kế đặc biệt để mã hóa mang lại lợi thế cao hơn các bộ mã hóa phần mềm. Tuy nhiên, khi so sánh với bộ mã hóa phần mềm, bộ mã hóa phần cứng có ít lựa chọn cho việc thay đổi về nặt chất lượng video tiêu chuẩn hơn. Tồn tại những hạn chế khiến chúng rất không linh hoạt và khó thay đổi được.
Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi lựa chọn bộ mã hóa cứng hay mềm:
Lựa chọn bộ mã hóa cứng hay mềm?
- Dịch vụ live streaming
Khi cân nhắc lựa chọn nền tảng dịch vụ phát trực tuyến nào bạn sẽ sử dụng, bạn cũng phải kiểm tra xem bộ mã hóa nào tương thích với dịch vụ đó. Điều này sẽ giúp bạn trong quá trình ra quyết định cho dù bạn chọn phần mềm hay phần cứng. Bạn có thể lựa chọn các dịch vụ CDN Video Streaming sao cho hợp lý cũng rất khả thi.
- Vị trí
Địa điểm phát trực tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến việc bạn chọn bộ mã hóa phần mềm hay phần cứng. Bộ mã hóa phần mềm được ưu tiên sử dụng tại các sự kiện nhất định vì nó có thể dễ dàng được dịch chuyển bằng laptop, cho phép bộ mã hóa này vẫn hoạt động tốt khi đang di chuyển. Ngược lại, bộ mã hóa cứng đôi khi sẽ gây ra một vài khó khăn khi bạn đang cố gắng di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nếu bạn không yêu cầu tính di động thì bộ mã hóa phần cứng sẽ luôn là lựa chọn thích hợp.
- Tính năng
Khi lên kế hoạch cho sự kiện phát trực tuyến (live streaming event), việc bạn muốn biết xem chất lượng video cuối cùng của mình trông như thế nào cũng là bước quan trọng khi quyết định bộ mã hóa phù hợp. Software và hardware encoders có các tính năng khác nhau, mỗi cái sẽ có khả năng cung cấp một kết quả nào đó theo mong muốn của bạn.
- Chức năng
Phần mềm mã hóa (Software encoders) đi kèm với một loạt các chức năng hữu ích khi bạn cần: sản xuất nội dung ở mức chất lượng cao; chuyển đổi nhiều camera, chèn tiêu đề và phát lại thông qua tệp disc-based.
Phần cứng mã hóa (Hardware encoders) có thể được sử dụng cho bất kỳ việc sản xuất nội dung nào liên quan đến nhiều cameras, hầu hết các nội dung trực tiếp bây giờ luôn đòi hỏi ít nhất hai máy quay hình.
Nhờ hai đặc điểm đã nêu trên, bạn sẽ tìm được bộ mã hóa phù hợp nhất, dựa trên khả năng chi trả, các tính năng, các chức năng nhằm giúp tạo được nội dung phù hợp cho loại stream mà bạn muốn.
Kết luận
Lập kế hoạch và thử nghiệm là công việc rất quan trọng khi phát trực tiếp bất kì sự kiện ở quy mô nào đi chăng nữa.
Tóm lại, các bộ mã hóa phần cứng rất đáng tin cậy do được xây dựng đặc biệt cho việc mã hóa. Trong khi đó, mã hóa phần mềm sẽ phụ thuộc vào loại máy tính mà chúng được cài đặt, nếu được cài đặt trên máy tính có bộ nhớ thấp sẽ gây chậm quá trình mã hóa. Tuy nhiên, chúng lại sở hữu chất lượng nội dung tuyệt vời và khả năng thay đổi chất lượng video khác nhau khi cần, đây là tính linh hoạt mà bộ mã hóa phần cứng không cung cấp được cho bạn.
Lập kế hoạch và thử nghiệm là công việc rất quan trọng khi phát trực tiếp bất kì sự kiện ở quy mô nào đi chăng nữa. Việc bạn xác định được chất lượng của live stream video mình muốn sẽ như thế nào, góp phần đáng kể trong việc ra quyết định sử dụng thiết bị nào, loại nào để có thể tạo ra được các nội dung tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tham khảo: talktocamera.co.uk
GIANG
>> Có thể bạn quan tâm: CDN - Giải pháp LiveStream mùa World Cup
Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
TAGS: Live streamingCDNSHAREFacebookTwitterTừ khóa » Bộ Mã Video Là Gì
-
Cách Sửa Lỗi Bộ Mã Video đang được Sử Dụng Bởi ứng Dụng Khác ...
-
Cách Tăng Thời Gian Quay Video Trên điện Thoại Samsung Cực đơn Giản
-
Codec Video Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Cần Có Về Codec Video
-
Cách Sửa Lỗi Bộ Mã Video đang được Sử Dụng Bởi ứng Dụng Khác ...
-
Samsung Không Quay Video Được Do Đâu? Xử Lí Ra Sao?
-
Quay Video Bằng Camera Trên IPhone Của Bạn - Apple Support
-
Bạn Có Thể Làm Gì Khi Xảy Ra Sự Cố Quá Tải Mã Hóa OBS - Vidmore
-
Các định Dạng Video Phổ Biến Trên Smartphone - Hnam Mobile
-
Lỗi định Dạng Video Không được Hỗ Trợ Khắc Phục Thế Nào
-
Codec Là Gì? Khái Niệm, Các định Dạng Phổ Biến - Bao An Telecom
-
Điện Thoại Samsung Không Quay được Video – Nguyên Nhân, Cách ...
-
Khái Niệm Cơ Bản Về Video Và Bộ Giải Mã Video Trong Windows ...
-
H.264 Là Gì? Được ứng Dụng Thực Tế Ra Sao? | Gotech Camera
-
Mã Hóa Khối ảnh Theo Chuẩn Nén Video H.264 AVC - H.265 HEVC Là Gì
-
5 Cách Làm Giảm Dung Lượng Video Mà Vẫn Giữ Chất Lượng đơn Giản
-
Bộ Mã Hóa Phần Mềm OBS - Facebook Gaming