Coi Chừng 'đau Thương' Với 'bẫy' Quảng Cáo Trên Google
Có thể bạn quan tâm
Nhiều đơn vị phải đăng thông tin cảnh báo giả mạo “ăn theo” thương hiệu của mình - Ảnh: Đ.THIỆN
Nhiều người đã bị nhầm khi lên mạng và được dẫn dắt đến những địa chỉ dỏm trên mạng. Các đơn vị này đã chi tiền cho Google để quảng cáo đưa lên nổi bật trên màn hình tìm kiếm, trong khi đơn vị mà người dân cần tìm bị đẩy xuống dưới.
Sau một thời gian dài giãn cách xã hội, cũng là nhằm chuẩn bị đón năm hết Tết đến, gia đình tôi có nhu cầu vệ sinh và bảo trì hai chiếc máy lạnh trong nhà. Tôi lên mạng tìm kiếm dịch vụ vệ sinh máy lạnh của Trung tâm điện máy Nguyễn Kim.
Kết quả tra Google cho ra đến 26 triệu kết quả với rất nhiều địa chỉ web khác nhau đều xưng là dịch vụ của Nguyễn Kim. Tôi tò mò tìm hiểu thì phát hiện nhiều nơi đang mạo danh dịch vụ để kinh doanh.
Thử liên lạc vào hotline một trang web, người nghe điện thoại cho biết: "Bên mình có liên kết với Nguyễn Kim để cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh, tivi, máy giặt...". Website này cũng hiển thị họ có rất nhiều chi nhánh ở TP.HCM cũng như các tỉnh thành lân cận.
Tìm hiểu thêm, các địa chỉ này có trong danh sách các website mạo danh do chính Nguyễn Kim cảnh báo năm 2020 (nhưng đến giờ vẫn còn hoạt động). Nên tôi đã không vội tin.
Một người quen của tôi đã từng bị sập bẫy giả mạo "dịch vụ liên kết" này, gọi vệ sinh máy lạnh và cái kết: phải chi bơm gas máy lạnh với giá 3 triệu đồng (dù trước đó máy lạnh không hề có dấu hiệu giảm hơi lạnh).
Nhiều trung tâm mua sắm, hệ thống bán lẻ điện máy có tiếng khác cũng đều bị tình trạng mạo danh bởi rất nhiều địa chỉ mạng.
Hầu hết các trang mạo danh đều có tên miền gần giống hoặc na ná, thiết kế giao diện dễ khiến người dùng nhầm lẫn là website chính chủ.
Điểm mấu chốt để các trang giả mạo này tiếp cận đến người dùng chính là nhờ chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook hoặc công cụ tìm kiếm Google.
Các trang này chỉ cần thuê dịch vụ SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) hoặc dịch vụ quảng cáo (hoặc có thể tự làm) là có thể đưa trang web của mình hiển thị lên những kết quả hàng đầu khi người dùng tìm kiếm đúng từ khóa.
Pháp luật Việt Nam quy định bất kỳ dịch vụ, sản phẩm hay doanh nghiệp nào muốn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chính thống đều phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, chính chủ của mình.
Còn với Google - một công cụ tìm kiếm rất phổ biến với người dùng Việt Nam - mọi sản phẩm, dịch vụ từ hàng giả, hàng nhái, dịch vụ lừa đảo... đều có thể quảng cáo dễ dàng, chỉ cần chi tiền.
Tìm kiếm các dịch vụ, sản phẩm, thương mại điện tử, thậm chí là "bác sĩ" khám bệnh, kê đơn, nhận hàng và chuyển tiền qua mạng... hậu quả sau cùng tất nhiên người dùng lãnh đủ và khó có thể khiếu nại với các thông tin quảng cáo trên mạng.
Thật giả khó phân!
Trước đây muốn quảng cáo sản phẩm thì phải tìm đến nơi uy tín, trên báo, đài truyền hình, kèm giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, dịch vụ rõ ràng. Nay người ta có thể tự thao tác "chạy" quảng cáo giá rẻ, cách quảng cáo lại hiệu quả trên Google.
Nhiều dịch vụ hiển thị quảng cáo của Google cũng được rao nhan nhản trên mạng. Từ khóa, nội dung quảng cáo sẽ hiện ra những dòng đầu tiên từ màn hình, thu hút...
Theo thói quen, mọi người thường đọc những thông tin hiển thị bên trên. Không ít người vẫn tin đó là những thông tin đáng tin cậy, được nhiều người đọc và khó có thể phân biệt đó có phải quảng cáo hay không, thật giả thế nào!
Nếu không cẩn thận, ai cũng có thể thành nạn nhân mua nhầm hàng giả, dịch vụ kém chất lượng từ quảng cáo dễ dàng, thổi phồng trên mạng.
(KHÔI NGUYÊN - An Giang)
Những chiêu trò lừa đảo sẽ tiếp diễn
Ông Chris Connell, giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định: "Đại dịch đã khiến nhiều người tham gia mua sắm trực tuyến hơn. Các kiểu lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi và có chủ đích. Không chỉ sức khỏe, tiền bạc mà thiết bị và thông tin trên mạng của bạn cũng cần được bảo vệ.
Đọc thông tin thì cần nhưng người dùng nên đề cao cảnh giác đối với tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu những thông tin quan trọng như số tài khoản, OTP, mật khẩu và các thông tin quan trọng khác khi trao đổi trên mạng".
Nếu bạn có nhiều máy tính, điện thoại, nên dành riêng một thiết bị cho giao dịch ngân hàng và mua sắm trực tuyến, nên tạo một địa chỉ email mà bạn sẽ chỉ sử dụng để mua sắm trực tuyến.
Điều này sẽ hạn chế đáng kể số lượng tin nhắn rác mà bạn nhận được và giảm đáng kể nguy cơ bạn phải vướng vào các email độc hại tiềm ẩn được ngụy trang dưới dạng khuyến mãi bán hàng hoặc các thông báo khác.
Dùng mật khẩu mạnh, sử dụng mật khẩu khác nhau cho mỗi tài khoản trực tuyến cũng là cách để bạn mua sắm trực tuyến an toàn.
ĐỨC THIỆN
Chưa được việc đã mất tiền
Người dùng hoang mang trước hằng hà sa số kết quả tìm kiếm trên Google - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Người dùng YouTube từng một thời mệt mỏi với kiểu video quảng cáo hiển thị tự động với nội dung "thần y chữa bá bệnh", "nhà tôi ba đời...".
Không ít người tiền mất tật mang vì nghe theo những lời ngọt ngào này. Bạn có thể bỏ qua những quảng cáo này nếu không thích nghe và cẩn trọng hơn khi đã hiểu đó là lời lẽ quảng cáo.
Nhưng khi người đọc chủ động đi tìm một thông tin, dịch vụ cần biết, họ lại dễ vướng bẫy các kiểu lừa trên mạng.
Gõ vài chữ về một chứng bệnh hoặc một vấn đề sức khỏe của bạn hoặc người thân, trên màn hình Google sẽ ưu tiên hiện thị phía trên nhiều thông tin về các phòng khám, bấm vào đó, bạn sẽ thấy vấn đề của mình rất nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng, cần liên hệ chữa trị ngay.
Nếu bạn để lại thông tin (email, điện thoại...) hoặc trao đổi trên máy thì câu chuyện sẽ tiếp nối cho đến khi bạn mang tiền tìm đến họ.
Nếu bình tĩnh hơn một chút và tìm thêm nhiều thông tin khác bên dưới hoặc mãi các trang sau, bạn mới có thể tìm thấy thông tin ở các trang web kiến thức y khoa, các bài báo liên quan đến thông tin bạn cần. Thật không dễ sàng lọc, đánh giá đâu là thông tin quảng cáo, đâu là thông tin trung thực khách quan và có trách nhiệm.
Tôi thật sự không thoải mái khi phải thấy thông tin quảng cáo ngày càng nhiều trên Google, có khi hiển thị dày đặc trên trang đầu kết quả tìm kiếm.
Từ sự định hướng, dẫn dắt của kết quả tìm kiếm này, người tiêu dùng còn có thể là nạn nhân, nhận rủi ro từ những chiêu trò bán hàng gian lận, cung cấp dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo "nổ", thậm chí lừa đảo...
Từ nhu cầu tìm việc làm trên mạng mùa dịch lớn, tìm từ khóa liên quan đến việc làm, Goolge hiển thị dịch vụ việc làm qua mạng hấp dẫn.
Ví dụ như có người tạo ra các video clip hướng dẫn người xem đến với lời quảng cáo việc dễ lương cao 15 - 20 triệu/tháng, không cần trình độ với mức phí dịch vụ... giá khoảng 7 triệu đồng. Và tuyên bố có hơn 3.000 người đã đăng ký tham gia (!?).
Đây là một kiểu quảng cáo quá "ảo" khi đánh vào tâm lý người lao động tìm việc lương cao, dễ dàng.
Lại có kiểu quảng cáo rao bán tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc. Em tôi trong lúc vừa mất việc sau mấy tháng giãn cách đã gửi cho họ 300.000 đồng và nhận được một "gói tài liệu" gồm chục đường link dẫn tới các trang web liên quan công việc và vài hình ảnh không đâu vào đâu!
Cái được còn chưa thấy đã thấy tin vào quảng cáo là có thể mất tiền ngay, nhiều người cùng mất thì số tiền kẻ chủ mưu thu về sẽ không nhỏ. Chiêu này nhắm đến học sinh, sinh viên và người mới ra trường đang tìm việc trên mạng.
Bạn tôi, trong một lần săn hàng hiệu, thấy màn hình hiện quảng cáo túi xách của một thương hiệu nổi tiếng giảm giá sâu tới 70%, chỉ còn 2 triệu đồng. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là thương hiệu nhái, tên nhãn hiệu khác hàng chính hãng dấu chấm ở mỗi chữ cái. May mà chưa đặt mua vì thấy quảng cáo hời này.
Đây cũng không phải tình huống lạ người tiêu dùng gặp phải khi mua sắm trên mạng, nơi các trang thương mại điện tử hay các shop tự mở có thể "nhờ" Google quảng cáo hiển thị trên màn hình máy tính.
Giao dịch qua mạng người mua cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị cung cấp dịch vụ, đánh giá uy tín, chất lượng. Nhất là về các review đánh giá của người khác để lại, chính sách hậu mãi...
NGUYỄN MINH
Lừa đảo bùng phát trên mạng: Mờ mắt vì hoa hồng caoTTO - Không còn lừa đảo tự phát, các nhóm lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên (CTV) bán hàng online đã phát triển thành tổ chức, những băng nhóm, xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp, đưa số nạn nhân cũng như số tiền chiếm đoạt ngày càng lớn.
Từ khóa » Google Tuổi Gì
-
Người Phụ Nữ 33 Tuổi Chia Sẻ Cách Kiếm Hơn 17 Tỷ Một Năm: Chỉ Làm ...
-
Người Phụ Nữ 33 Tuổi Chia Sẻ Cách Kiếm Hơn 17 Tỷ Một Năm: Chỉ Làm ...
-
Instagram Và Tiktok đang "cản đường" Google Maps Và Search
-
Sếp Google: Instagram Và TikTok đang Chặn đường Làm ăn Của ...
-
Từng "mù" Tiếng Anh, Chàng Trai 27 Tuổi Trở Thành Thạc Sĩ 3 Trường ...
-
Nam Sinh Hà Nội Không Thi Lớp 10, Chọn Học Nghề đặt Mục Tiêu Làm Cho Google
-
Thách Thức Lớn Nhất Khi Bạn Muốn Nghỉ Hưu Sớm Không Phải Là Tiền ...
-
Người Việt Tìm Kiếm Gì Về SEA Games 31 Trên Google?
-
Năm 2021 Người Việt Hỏi Google: Trà Xanh, Sao Kê Là Gì? Tại Sao ...
-
Những Tuổi Nào Làm Nhà Năm Nhâm Dần 2022 Tốt Nhất?
-
Tử Vi Tuổi Thìn Năm Nhâm Dần 2022
-
Kết Hôn Với Người Chưa đủ Tuổi Thì Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?
-
Theo Luật, Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? Có Những Quyền Nào?
-
Google Doodle Tôn Vinh Giáo Sư Tôn Thất Tùng