Theo Luật, Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? Có Những Quyền Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Luật quy định trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Hiện nay tại Việt Nam, độ tuổi của trẻ em được thống nhất áp dụng theo quy định tại Luật Trẻ em 2016. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em quy định:
Điều 1. Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Tuy nhiên, trên thế giới, các quốc gia lại có quy định khác nhau. Các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc đang sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Còn trong phạm vi Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn - trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trẻ em có những quyền gì?
Tại Mục 1 Chương II Luật Trẻ em 2016 quy định đến 25 quyền của trẻ em, bao gồm:
- Quyền sống: Được bảo vệ tính mạng, bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
- Quyền khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe: Được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển toàn diện về tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
- Quyền vui chơi, giải trí: Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
Bên cạnh đó, trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Quyền về tài sản: Có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
- Quyền bí mật đời sống riêng tư:
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích của trẻ.
+ Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác.
- Quyền được sống chung với cha, mẹ, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích của trẻ em.
Từ khóa » Google Tuổi Gì
-
Người Phụ Nữ 33 Tuổi Chia Sẻ Cách Kiếm Hơn 17 Tỷ Một Năm: Chỉ Làm ...
-
Người Phụ Nữ 33 Tuổi Chia Sẻ Cách Kiếm Hơn 17 Tỷ Một Năm: Chỉ Làm ...
-
Instagram Và Tiktok đang "cản đường" Google Maps Và Search
-
Sếp Google: Instagram Và TikTok đang Chặn đường Làm ăn Của ...
-
Từng "mù" Tiếng Anh, Chàng Trai 27 Tuổi Trở Thành Thạc Sĩ 3 Trường ...
-
Nam Sinh Hà Nội Không Thi Lớp 10, Chọn Học Nghề đặt Mục Tiêu Làm Cho Google
-
Thách Thức Lớn Nhất Khi Bạn Muốn Nghỉ Hưu Sớm Không Phải Là Tiền ...
-
Người Việt Tìm Kiếm Gì Về SEA Games 31 Trên Google?
-
Năm 2021 Người Việt Hỏi Google: Trà Xanh, Sao Kê Là Gì? Tại Sao ...
-
Những Tuổi Nào Làm Nhà Năm Nhâm Dần 2022 Tốt Nhất?
-
Tử Vi Tuổi Thìn Năm Nhâm Dần 2022
-
Kết Hôn Với Người Chưa đủ Tuổi Thì Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?
-
Coi Chừng 'đau Thương' Với 'bẫy' Quảng Cáo Trên Google
-
Google Doodle Tôn Vinh Giáo Sư Tôn Thất Tùng