Cơm Gạo Lức (Steamed Brown Rice) - TuDiem's Corner

TuDiem's Corner

Đây là nơi Tứ Diễm chia sẻ một số bài thơ, văn, đoản khúc, phiếm luận cùng các món ăn, kiểu cắm hoa, vv.. vv.. với những ai cùng sở thích. Mong đừng sử dụng với mục đích thương mại hay sao chép dưới mọi hình thức. All Rights reserved by Tứ Diễm

  • HOME
  • MỤC LỤC
  • GIA CHÁNH
  • KHÉO TAY - LÀM ĐẸP
  • THƠ
  • VĂN
  • SƯU TẦM
  • THÀNH NGỮ - ĐIỂN TÍCH
Tuesday, 7 July 2015

Cơm Gạo Lức (Steamed Brown Rice)

Updated: Jul 30, 2015 Ngày trước nghe nói ở Sài Gòn có phong trào ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Ohsawa để vừa trị bệnh vừa tốt cho sức khỏe. Ngày nay việc ăn gạo lức cũng khá phổ biến, nhưng không nhất thiết chỉ ăn kèm với muối mè mà chúng ta có thể ăn kèm với các món chay mặn tùy ý thích. Bên dưới là một bữa Cơm Gạo Lức (brown rice) ăn kèm với vài món do Tứ Diễm làm rất đơn giản. Nếu có hứng thú, mời cùng vào bếp nha. Theo Tứ Diễm nhớ thì ngày trước khi còn đi học, Thầy Cô dậy cách viết là "Gạo Lức". Nhưng chẳng hiểu sao bây giờ lại thấy ở trên mạng rất nhiều nơi lại viết là "Gạo Lứt". Thậm chí có trang web lại còn khẳng định là phải viết Gạo Lứt mới đúng, còn viết Gạo Lức là viết theo cách phát âm giọng địa phương. Điều nầy hơi lạ vì thường Tứ Diễm hiếm khi nào phát âm hay viết lẫn lộn giữa các âm "c" và "t" ở cuối chữ. Tuy nhiên, biết đâu đôi lúc cũng có ngoại lệ :) Có thể với một số người việc viết đúng chính tả không quan trọng, không cần thiết phải "chuyện nhỏ xé to". Có lẽ vì thế nên có thể thấy nhiều lỗi chính tả trong rất nhiều sách vở, bài viết, văn bản; thậm chí trong sách giáo khoa và báo chí tại Việt Nam hiện nay cũng viết sai nhiều chữ rất căn bản. Còn nếu đi dạo các diễn đàn, blogs, facebook, wikipedia, vv.. vv.. sẽ thấy đầy rẫy những chữ viết sai, cho dù đó là các từ ngữ thông thường, vẫn quen sử dụng thường ngày. Đó là chưa kể đến cách viết tắt, cố tình viết sai, viết ngọng, viết bừa, viết sai ngữ pháp, văn phạm, vv.. vv... hay là muốn tạo ra những từ ngữ mới để khác biệt với ngôn ngữ vẫn dùng từ ngàn xưa; cho dù các từ ngữ mới đó chỉ làm nghèo nàn và mất đi nét đẹp vốn có trong tiếng Việt. Nhất là hiện nay có nhiều người nói và viết dùng các danh từ, động từ, tính từ không cần theo văn phạm, ngữ pháp hay là lạm dụng các từ ngữ "văn hoa" một cách không cần thiết, đôi khi còn khiến tối nghĩa, khó hiểu. Nói chung là rất ư ... "loạn cào cào". Khiến Tứ Diễm đôi lúc cũng phải phân vân tự hỏi giống như trong trường hợp nầy, không rõ là "gạo lức" hay 'gạo lứt". Còn với các bé sinh ra ở hải ngoại cùng những người ngoại quốc nếu muốn học hỏi thêm về tiếng Việt, khi tìm trên mạng chắc hẳn sẽ lại càng hoa mắt và rối trí hơn nữa. Chỉ e là họ sẽ vô tình học sai, hiểu sai theo các cách viết không đúng chính tả và ngữ pháp đó. Bởi vậy, đôi khi ngỡ chỉ là chuyện nhỏ nhưng nếu cứ lơ là không lưu ý tìm hiểu, về lâu dài có thể sẽ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ một chút nào . Nếu yêu quê hương Việt Nam, phải chăng chúng ta cũng nên yêu thương, trân trọng và duy trì gìn giữ nét đẹp của tiếng Việt? Tạm thời, Tứ Diễm vẫn giữ nguyên cách viết theo trí nhớ. Tứ Diễm sẽ hỏi một số vị cao niên cách viết chữ "Gạo Lức" và sẽ update bài viết nầy sau nghen. Updated: Sau khi đã hỏi ý kiến một số vị cao niên (đa số là người Bắc Hà Nội thời trước 1954; và trong đó có một vị vừa là giáo sư vừa là Hiệu Trưởng một trường Trung Học), tất cả các vị ấy đều đồng ý là theo cách dùng từ ngữ thời trước 1975 chữ "Gạo Lức" viết với "c" chứ không phải là "t" như cách viết trong một số web site hiện nay. Với cách phát âm của người Bắc thời trước 1954 thì phân biệt rất rõ giữa âm "c" và "t" ở cuối mỗi chữ nên không thể có việc đọc một đàng, viết một nẻo. Ngoài ra, theo quyển Việt Nam Tân Tự Điển được ông Thanh Nghị biên soạn, do nhà sách Khai Trí phát hành ngày 18/2/1966 thì cũng chỉ có chữ "Gạo Lức", hoàn toàn không có chữ "Gạo Lứt" trong tự điển. Như vậy, Tứ Diễm đã nhớ, phát âm và viết đúng, phải không hở? Vài Điều Về Gạo Lức Như chúng ta đã biết mỗi hạt lúa (thóc / rice seed) còn lớp vỏ trấu bọc bên ngoài. Lúa cần được xay và sàng, sẩy để tróc phần vỏ trấu (husk) bên ngoài. Gạo Lức (brown rice) vẫn còn nguyên mầm lúa (germ) cùng lớp cám (bran) bao phủ bên ngoài nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng, sinh tố tốt cho sức khỏe. Gạo Tẻ (white rice) được xay kỹ hơn, loại bỏ hết lớp cám bao phủ bên ngoài, nhìn trắng đẹp nhưng đã bị mất nhiều chất bổ dưỡng và sinh tố. Có thể xem hình minh họa bên dưới để hiểu rõ hơn Theo tài liệu, gạo lức (brown rice) chứa tinh bột (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (cholesterol), chất xơ (fiber) cùng nhiều sinh tố (như vitamin B1, B2, B3, B6), folic acid (vitamin M hay B9), pantothenic acid (vitamin B5), para-aminobenzoic acid (PABA), phytic acid (còn được biết dưới tên gọi inositol hexakisphosphate IP6, inositol polyphosphate hay phytate), cùng các loại khoáng chất như calcium (Ca), iron (Fe), magnesium (Mg), glutathione (GSH), potassium (K), sodium (Na), selenium (Se). Trong khi đó, sau khi xát và giã để loại bỏ hết phần cám cùng mầm lúa, những hạt gạo trắng (white rice) tuy nhìn trắng đẹp mắt nhưng đã bị hao hụt rất nhiều sinh tố (mất khoảng 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6), khoáng chất (mất hơn phân nửa magnesium mineral) và mất hầu hết chất xơ (fiber). Chẳng hạn như một cup gạo lức sau khi nấu thành cơm chứa khoảng 84 milligrams Magnesium mineral; còn một cup gạo trắng sau khi nấu thành cơm chỉ còn khoảng 19 milligrams Magnesium. Ngoài ra, lớp cám bao phủ bên ngoài hạt gạo lức còn chứa một loại dầu có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol "xấu" (LDL = Low-density lipoprotein), giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tóm lại, có thể hiểu nôm na là Whole Grain (chẳng hạn như gạo lức / brown rice) vì còn giữ được lớp cám cùng mầm lúa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, sinh tố và khoáng chất nên tốt cho sức khỏe hơn White Grain (chẳng hạn như gạo tẻ / white rice). Nấu Cơm Gạo Lức Nhiều người hay than phiền là gạo lức (brown rice) rất khó ăn, khô khan, khó nuốt. Tứ Diễm tuy không mê ăn cơm nhưng lại thấy gạo lức (brown rice) ăn ngon. Tứ Diễm mua loại gạo hạt tròn như hình bên dưới (short grain brown rice). Có người bảo rằng phải mua nồi loại mới có chức năng nấu nhiều loại gạo khác nhau hay dùng nồi pressure cooker mới nấu được gạo lức. Đa số người ta thường rang hay ngâm gạo trước khi nấu. Cũng có người chọn cách nấu gạo với nước lạnh cho đến khi nước sôi thì tắt bếp, đợi khoảng 30 phút rồi mới cắm điện, tiếp tục nấu. Tỷ lệ gạo và nước cũng gia giảm tùy theo cách nấu và ý thích riêng mỗi gia đình. Thường với gạo đã ngâm, người ta nấu theo tỷ lệ 1 gạo với 1.5 nước. Riêng với Tứ Diễm, việc nấu cơm khá giản dị, không cần phải ngâm hay rang gạo trước. Bất cứ khi nào muốn ăn thì đong gạo, vo rồi cho vào nồi Sanyo Rice Cooker cắm điện, nhấn nút và ... chờ là sẽ có nồi cơm dẻo ngon trong vòng 20 - 30 phút (Tứ Diễm quên không để ý thời gian, sẽ chú ý kỹ hơn và update lại sau nghen). Như đã nhắc đến trong bài Nấu Cơm Gạo Lức, Huyết Rồng, Basmati, Tứ Diễm vẫn dùng nồi cơm điện Sanyo kiểu cũ để nấu Cơm Gạo Lức theo tỷ lệ 2 cup gạo lức và 4 cup nước sôi. Sau khi cơm chín, nồi chuyển sang Keep Warm, Tứ Diễm mở nắp, xới đều, đậy nắp rồi để yên một thời gian khoảng từ 10 đến 20 phút, Cơm Gạo Lức sẽ chín dẻo mềm rất ngon và cũng chẳng mất công canh bếp. Cơm còn dư cất trong tủ lạnh, đem hâm lại trong microwave, ăn vẫn dẻo ngon. Do đó, sau khi nấu xong, chờ cơm nguội, Tứ Diễm thường đem cất ngay phần cơm còn dư vào tủ lạnh, chứ không để trong nồi dù nồi có thể Keep Warm tiếp tục giữ ấm. Bên dưới là một bữa ăn đơn giản gồm vài món do Tứ Diễm làm để ăn kèm với Cơm Gạo Lức. Ngoài Cơm Gạo Lức, còn có Thịt Gà Viên Nướng, Đậu Hũ Chiên Tẩm Hành ăn kèm với Dưa Leo thái lát mỏng. Thêm món Canh Rau Cải, Bí Đỏ (Bí Rợ, Pumpkin) Áp Chảo. Trong hai chén nhỏ là Xíu Mại Gà và ít Đu Đủ Xanh Ngâm Chua Ngọt cùng ớt ngâm giấm. Tứ Diễm bầy ớt nhìn cho vui mắt chứ Tứ Diễm không bao giờ ăn ớt nguyên trái cũng ít khi ăn cay. Nhai một miếng cơm gạo lức sẽ cảm nhận được vị ngọt của những hạt cơm hòa tan trong miệng. Đậu Hũ Chiên vàng giòn còn nóng hổi nhúng vào chén nước mắm pha với ít nước, thêm nhiều hành lá thái nhuyễn rồi gắp ra đĩa. Đậu hũ nóng sẽ làm tái chín hành, khi gắp, hành lá sẽ bám vào chung quanh miếng đậu như trong hình. Những miếng Đậu Hũ Rán Tẩm Hành vàng giòn thơm mùi hành lại đậm đà vừa ăn thật là ngon. Món Thịt Gà Viên Nướng được áp chảo vàng thơm, ăn kèm chung với dưa leo và Đu Đủ Ngâm Chua Ngọt sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon. Thêm món Canh Rau Cải có vị thanh mát giúp giải nhiệt. Bí Đỏ (Bí Rợ, Pumpkin) Áp Chảo vừa ngọt vừa bùi, vừa bổ vừa mát giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng và nhìn ... mầu mè hoa lá cành hơn. Thêm vài viên Xíu Mại Gà ăn kèm chung lại càng hấp dẫn vị giác hơn nữa. Mỗi món một chút, bầy hàng chung thành một khay Cơm Gạo Lức với nhiều mầu sắc và hương vị, bảo đảm không giống ai, nhưng rất ngon miệng lại dồi dào chất dinh dưỡng, sinh tố, khoáng chất cùng chất xơ. Mời cùng thưởng thức một bữa ăn giản dị mà ngon miệng nha Mời xem thêm các bài viết
  • Cơm Gạo Basmati
  • Cơm Gạo Huyết Rồng
  • Cơm Gạo Lức
  • Nấu Cơm
  • Nấu Cơm Gạo Lức, Huyết Rồng, Basmati
  • Cơm Chả Trứng
  • Cơm Cháy - Cơm Rang
  • Cơm Cuốn
  • Cơm Kẹp
  • Cơm Rang Càng Cua
  • Cơm Rang (Cơm Chiên) Gạo Lức
  • Cơm Rang Trái Dứa
  • Cơm Thập Cẩm
  • Xíu Mại Gà

0 comments:

Post a Comment

Subscribe to: Post Comments (Atom)
  • RSS
Contact

About Me

My Photo View my complete profile

Search TuDiem's Corner Blog

TABLE OF CONTENTS

  • MỤC LỤC
  • HOME - TRANG CHÍNH
  • GIA CHÁNH
  • KHÉO TAY - LÀM ĐẸP
  • THƠ
  • VĂN
  • SƯU TẦM
  • THÀNH NGỮ - ĐIỂN TÍCH
  • Tứ Diễm's Recipes (English version)
Copyright @ 2011-2018 Tứ Diễm. All Rights Reserved. Powered by Blogger.

BLOG ARCHIVE

  • ▼  2015 (144)
    • ▼  July (15)
      • Mì Xào
      • Bò Áp Chảo Oatmeal
      • Xoài Sấy
      • Enoki Soup Oatmeal
      • Cơm Gạo Basmati
      • Japanese Cotton Cheesecake
      • Hoa Nhồi Đậu Hũ
      • DIY - Homemade Bird Feeder Again
      • Bánh Mì Xíu Mại Gà
      • Xíu Mại Gà
      • Bánh Chuối Nướng Express
      • Y Học - Tự Khám Mắt (Test Your Eyes)
      • Cơm Gạo Lức (Steamed Brown Rice)
      • Chia Sẻ Cùng Nhau (FAQ)
      • Cơm Gạo Huyết Rồng (Steamed Red Cargo Rice)

CATEGORIES

  • Audio Book (10)
  • Các Món Ăn Vặt (85)
  • Các Món Bánh (317)
  • Các Món Chay (368)
  • Các Món Giải Khát (3)
  • Các Món Instant Pot (11)
  • Các Món Kẹo (3)
  • Các Món Mặn (394)
  • Các Món Microwave (31)
  • Các Món Mứt (16)
  • Cắm Hoa (11)
  • DIY (17)
  • Đoản Khúc (6)
  • Dụng Cụ Nhà Bếp (67)
  • Hoa Lá Rau Trái (22)
  • Khéo Tay (25)
  • Làm Đẹp (9)
  • Mẹo Vặt (42)
  • Nguyên Liệu Thực Phẩm (21)
  • Nhạc (6)
  • Phiếm Luận (14)
  • Sưu Tầm (106)
  • Thành Ngữ Điển Tích (12)
  • Thơ (116)
  • Tỉa Rau Củ (8)
  • Truyện (2)
  • Tử Vi (15)
  • Tùy Bút (17)

POPULAR POSTS

  • Ngẫm (Thơ Vần N) Sáng nay trời mưa tầm tã.  Sương mù giăng phủ khắp nơi.   Qua làn sương mù, phong cảnh quen thuộc ngày thường chợt mang một sắc thái thật lạ...
  • Ngâm Thơ - 100 Bài Thơ Được Ưa Chuộng "Làm sao định nghĩa được Tình Yêu" .   Có lẽ Thơ cũng như Tình Yêu, chỉ có thể mở rộng tấm lòng để cảm nhận sự rung cảm theo từng...
  • Bánh Bao - công thức của sis Ngự Bình Món Bánh Bao với nguồn gốc từ Trung Hoa, tuy thoạt nhìn rất đơn giản, chỉ gồm phần nhân bánh mặn hay là chay, được bao phủ bên ngoài bởi mộ...
  • Đậu Hũ Non GDL Với những ai ưa thích ăn đậu hũ, chắc hẳn sẽ không xa lạ với một loại đậu hũ non rất mềm và mịn, được gọi là silken tofu thường được bán tro...
  • Nguyên Liệu Thực Phẩm - Curing Salt Update May 26, 2015 Thường khi làm lạp xưởng, trong công thức có ghi cần dùng Muối Diêm hay Saltpeter. Vậy Saltpeter là gì? Trong...
  • Thơ Xướng Họa - Tiệc Bánh Xèo Song Đũa Lục Chén ... Thi Tiệc Bánh Xèo ATQ Thuở bếp núc nổi sôi dầu, lửa, Giữ y lời đã hứa đãi ăn Anh hùng, tay áo liền xăn Lặt tôm,...
  • Tương Hạt (Tương Hột) - Homemade Salted Soybeans "Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương..." (ca dao) Nếu các món "Mắm" là "đặc sản" th...
  • Rượu Mai Quế Lộ Rượu Mai Quế Lộ (Mui Kwe Lu) (玫瑰露酒) hay còn gọi là Mei Kuei Lu Chiew có bán tại các chợ Á Đông.   Đó là một loại rượu gồm hồi, quế cùng một ...
  • Thơ Xướng Họa - Kiếp Chồng Chung Những bài đối đáp trong post nầy đã được đăng trong một forum do TD dùng một nickname khác trong khi đối đáp đùa vui cùng huynh KCM (một ngư...
  • Instant Pot Recipes Updated: March 21, 2018 Ngày xưa người ta hay nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" .  Thời nay không cần phải đi đâu cả, ...

Subscribe To

Posts Atom Posts Comments Atom Comments

TOTAL PAGEVIEWS

Thank You for visiting my Blog

Thank You for visiting my Blog ** All Rights Reserved ** The text and images in this blog belong to authors and Tứ Diễm. You are welcome to link to my blog but please do not copy, post, or publish any part of my blog or my recipes without Tứ Diễm’s consent.

CONTACT FORM

Name Email * Message *

FOLLOWERS

Useful Web Sites

  • TuDiem's Recipes written in English
  • Âm Lịch vs Dương Lịch
  • Chia Sẻ Cùng Nhau - FAQ
  • Download Youtube Video / Music Clips
  • EBooks, Y Học, Kỹ Thuật, vv.. vv...
  • Gõ Tiếng Việt Có Dấu Online
  • How to Write a Comment
  • Khan Academy - Free Learning Video Online
  • Mẹo Vặt Nội Trợ
  • Movie Collection
  • The Cook's Thesaurus
  • Tử Vi Hàng Tuần
  • Tử Vi năm Giáp Ngọ 2014
  • Tứ Vi Phong Thủy 2015 - tg Phạm Kế Viêm
  • Tứ Vi Phong Thủy 2016 - tg Phạm Kế Viêm
  • Tử Vi năm Bính Thân 2016
  • Vạn Niên Lịch (xem ngày giờ tốt xấu)
  • Volume to Weight Conversion

Wikipedia

Search results

Âm Lịch vs Dương Lịch

Latest Tweets

  Tứ Diễm's Corner Blog. . © Diary/Notebook Theme by Site5. Modified by Tứ Diễm. Copyright 2011 - 2018. All Rights Reserved by Tứ DiễmĐây là nơi Tứ Diễm chia sẻ một số bài thơ, văn, đoản khúc, phiếm luận cùng các món ăn, kiểu cắm hoa, vv.. vv.. với những ai cùng sở thích. Mong đừng sử dụng với mục đích thương mại hay sao chép dưới mọi hình thức. MỤC LỤC - HOME - GIA CHÁNH - KHÉO TAY - LÀM ĐẸP - THƠ - VĂN - SƯU TẦM ;

Từ khóa » Brown Rice Là Gạo Gì