Cơm Sôi Nhỏ Lửa Một đời Không Khê (03/08/2011) - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
Văn hóa Văn học 17:40:54 Ngày 30/11/2024 GMT+7
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê
Nguyên văn câu ca dao này là: Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê. Đây là một lời khuyên rất chí lí về cách ứng xử của những cặp vợ chồng. Đây cũng là một bài học tuyệt vời về chữ Nhẫn rất cần phải có trong cuộc sống lứa đôi.
Ai đã từng vào bếp nấu cơm đun bằng than củi (hay rơm rạ) hẳn có lần biết thế nào là cảnh cơm khê, cơm cháy. Đó là tình trạng cơm (và cả cháo nữa) bị cháy không đều, do bén lửa to, lan ra khắp nồi, tạo nên mùi nồng khét. Khi bị khê, cơm không những rất khó ăn (có khi phải bỏ đi) mà còn gây tâm lí không vui cho bản thân người nấu và những người thân. Theo tín ngưỡng dân gian, đó còn là một điềm xấu. Gì chứ đang chuẩn bị đi đâu xa, hay chuẩn bị đi thi, hay mồng một đầu tháng mà đột nhiên bị một nồi cơm khê ai cũng cho rằng đấy là dấu hiệu “xúi quẩy”. Từ chuyện cơm khê này, dân gian ta còn dùng để miêu tả những chuyện “khê” khác: tiền khê nợ đọng, chiêm khê mùa thối, giọng nói khê nồng,… Nhưng dù là “khê” nào đi nữa thì sắc thái của tổ hợp từ cũng thiên về nghĩa không hay. Kinh nghiệm về chuyện nấu cơm sao cho ngon (cơm sôi nhỏ lửa, đợi cạn, vần kĩ) trở thành bài học về tài đảm đang tháo vát của cô gái nào đó trong công việc nội trợ, nữ công gia chánh. Và từ “sự tình” đặc biệt này, người đời muốn nói một lời nhắn nhủ mang ý nghĩa triết lí để ông cha ta khuyên các nàng dâu. Họ cần phải biết ứng xử sao cho phải trong những tình huống bất thường: gia đình gặp “sự cố”, ông chồng đột nhiên giận dỗi, nặng lời to tiếng. Nguyên nhân dĩ nhiên là có nhiều. Thái độ nổi đoá của đức ông chồng như vậy đương nhiên là không phải. Nhưng cuộc đời vốn đa dạng nhiều hình vẻ, không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái (bát đũa còn có khi xô nữa là). Những lúc như vậy, rất cần một thái độ bình tĩnh ôn hoà của người vợ. Nếu các nàng cũng lên mặt giận, cũng “ăn miếng trả miếng” cho hả thì chẳng khác nào thổi bùng ngọn lửa dưới đáy nồi cơm đang sôi. Chẳng cần đợi lâu, chỉ vài ba phút là cả nhà (có khi cả láng giềng) sẽ được thưởng thức mùi vị của sự thiếu kiềm chế kia ngay. Bấy giờ thì chẳng còn “anh nói em nghe” hay “em nói anh nghe” mà là “cả anh và em cùng nói, hàng xóm nghe”... Chữ nhẫn luôn là một bài học ứng xử trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong những tình huống làm nên hạnh phúc mái ấm gia đình. Đàn ông mạnh mẽ, quả cảm, xốc vác nhưng cũng có lúc nóng nảy, bồng bột, thậm chí thô lỗ. Thói đời, giận quá mất khôn. Những lúc như vậy, người vợ cần vào vai một chiếc “điều hoà nhiệt độ”. Nhẹ nhàng, nhún nhường, bình tĩnh tìm cách gỡ. Nhẫn ở đây là dịu dàng, nhẫn nại (chứ không phải là nhẫn nhục) để lái con thuyền bất ngờ bị cơn giông tố trở lại cân bằng. Đó không chỉ là một thái độ mà là một bản lĩnh. Có bao cô gái mảnh mai, đào tơ liễu yếu mà có tài làm dịu đi bao nỗi bất bình trong cuộc sống. Họ đã ngăn chặn cả cuộc “chiến tranh nóng” bùng nổ đến “chiến tranh lạnh” âm thầm. Họ xứng đáng là chủ thể đích thực trong mỗi mái nhà yên vui và ấm cúng. “Lạt mềm buộc chặt” mà! Một sự nhịn, chín sự lành. Sự nhẫn nhịn quả là liều thuốc đặc trị rất lợi hại. Các cô gái cần biết đặt bổn phận “một nửa thế giới nhưng lại là trụ cột của một gia đình”. Bởi vậy, trong bất luận hoàn cảnh nào, họ cũng cần biết im lặng chia sẻ và nói sao đúng lúc. Sự hoà thuận không dành cho những ai thích lí sự, hiếu thắng, càng không có chỗ cho những ai không biết “ăn làm sao, nói làm sao” cho vừa. PDF

 

PGS.TS Phạm Văn Tình - Bản tin ĐHQGHN số 245, tháng 7/2011
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Sông xưa (23/04/2013)
  • Láng giềng (23/04/2013)
  • Tháng ba ngoại thành (23/04/2013)
  • Trang thơ Bản tin số 262-263 (08/03/2013)
  • Cô giáo vùng cao (thơ) (13/12/2012)
  • Sơn nữ (thơ) (13/12/2012)
  • Đảo tiền tiêu (thơ) (13/12/2012)
  • Quay lại chuyện “canh gà…” (13/12/2012)
  • Ký ức một thời thơ (13/12/2012)
  • Dương Thuấn từ bản Hon ra Trường Sa (13/12/2012)
Các bài cũ hơn
  • Nguyễn Bính: đắm mình trong tình quê (13/06/2011)
  • Vô tình làm Liền anh Quan họ (13/06/2011)
  • Lê Thu: Tập tạ để… chơi ghi ta (13/06/2011)
  • Miên man món rêu suối (13/06/2011)
  • Phải khác người mới tồn tại được (13/06/2011)
  • Con chữ bị vùi trong rác (13/06/2011)
  • Thi sĩ Hoàng Cầm và những vết tình (03/06/2011)
  • Biểu tượng giữa đại ngàn (03/06/2011)
  • Tiếng vọng từ chân trời (07/07/2010)
  • Thơ trẻ và sự điềm đạm cần thiết (07/07/2010)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Khê Là Ai