Con Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? - Công Ty Luật DRAGON
Có thể bạn quan tâm
Cập nhập: 12/13/2021 5:09:16 PM - Công ty luật Dragon
personTác giả: Luật sư Nguyễn Minh LongNgười chưa thành niên do chưa có đầy đủ nhận thức nên khả năng thực hiện các giao dịch dân sự còn nhiều hạn chế. Vậy con chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Pháp luật có quy định như thế nào về các giao dịch dân sự của người chưa thành niên? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây!
1. Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Ở độ tuổi này, người chưa thành niên chưa có sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người, đã được cụ thể hóa giới hạn tuổi trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi
Theo công ước quốc tế đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua: Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ những trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định độ tuổi thành niên sớm hơn.
Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ. Đảm bảo những quyền và nghĩa vụ cơ bản của trẻ em trong các giao dịch dân sự.
2. Quyền và nghĩa vụ của con trong độ tuổi chưa thành niên
Người chưa thành niên khi thực hiện các giao dịch dân sự cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Tại khoản 2, 3, 4 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định rõ:
- Các giao dịch dân sự của người chưa đủ mười sáu tuổi sẽ do người đại diện pháp luật của người đó xác lập và thực hiện
- Người từ đủ mười sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đồng. Ngoại trừ các giao dịch dân sự phục vụ mục đích, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với độ tuổi chưa thành niên
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Ngoại trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
3. Quy định của pháp luật về các giao dịch dân sự của người chưa thành niên
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sự phát triển về tâm lý và nhận thức hành vi của con người là khác nhau. Đặc biệt là giữa người thành niên và người chưa thành niên. Một người khỏe mạnh, trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh về tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nhưng chưa đủ mười tám tuổi thì sẽ được coi là người chưa thành niên.
Thể chất và nhận thức chưa phát triển đầy đủ nên người chưa thành niên không có đủ khả năng để hành động và làm chủ hành vi của mình
Như vậy, do thể chất phát triển chưa hoàn thiện nên những người này không có khả năng để hành động đúng đắn theo ý chí của mình, không có đủ khả năng để nhận thức và làm chủ được hành vi. Theo đó, các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
Những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác, không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đây được coi là những người có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ.
Những người có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ, khi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện pháp luật. Tuy nhiên, người có năng lực dân sự nhưng chưa đầy đủ vẫn có thể tự thực hiện một số giao dịch dân sự phù hợp với lứa tuổi.
Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải thông qua sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Nhưng đối với các giao dịch liên quan đến động sản và bất động sản hay các giao dịch khác thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ một số trường hợp đã có quy định khác.
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà Luật Dragon chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc biết được con bao nhiêu tuổi là chưa thành niên? Mọi câu hỏi thắc mắc liên quan đến bài viết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc truy cập website: https://congtyluatdragon.com/ để được tư vấn nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
>>> Xem ngay: Tư vấn từ TOP 10 Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội
>>> Xem thêm: Tham khảo TOP công ty luật uy tín tại Hải Phòng
Từ khóa » Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi
-
Người Thành Niên, Chưa Thành Niên Là Người Bao Nhiêu Tuổi?
-
Người Bao Nhiêu Tuổi Là Người Chưa Thành Niên? - Công An Nhân Dân
-
Người Chưa Thành Niên Là Từ Bao Nhiêu Tuổi? | Luật Hùng Thắng
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi Theo QĐ? - Luật Sư X
-
Người Chưa Thành Niên Là Gì? Người Chưa Thành Niên Phạm Tội?
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? - Luật Hoàng Phi
-
Người Chưa Thành Niên Là Người Như Thế Nào Theo Quy định Của ...
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? Phạm Tội Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Người Thành Niên Và Người Chưa Thành Niên Theo Quy định Của Pháp ...
-
Vị Thành Niên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số Quy định Pháp Luật Dành Cho Người Chưa Thành Niên
-
Cần Thống Nhất độ Tuổi Của Người Chưa Thành Niên Trong Các Văn ...
-
Khi Nào được Xem Là Trẻ Em, Vị Thành Niên, Thành Niên?
-
Hội Thảo “Quyền Của Người Chưa Thành Niên Trong Bộ Luật Lao động ...