Một Số Quy định Pháp Luật Dành Cho Người Chưa Thành Niên
Có thể bạn quan tâm
Phổ biến kiến thức pháp luậtMột số quy định pháp luật dành cho người chưa thành niênNgày cập nhật 07/05/2012 Theo quy định của pháp luật, tiêu chí để phân biệt thanh niên, người thành niên, người chưa thành niên là độ tuổi. Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Với đặc điểm thể chất và tinh thần của người chưa thành niên, pháp luật nước ta có những chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,… I. Một số quy định pháp luật dân sự đối với người chưa thành niên 1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Đối với cá nhân, để tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được cấu thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. a) Năng lực pháp luật dân sự Điều 14 Bộ luật dân sự quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có được từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.” Cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự sau đây: - Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. - Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. - Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định. b) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Điều 17 Bộ luật Dân sự quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như: lứa tuổi, thể chất của từng người. - Đối với người thành niên: Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: + Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. + Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. - Theo Điều 141 Bộ luật Dân sự, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. - Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Quyền nhân thân: Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bộ luật Dân sự quy định 26 quyền nhân thân của cá nhân, gồm: Quyền đối với họ tên; thay đổi họ, tên; xác định dân tộc; được khai sinh; được khai tử; quyền đối với hình ảnh; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; hiến bộ phận cơ thể; hiến xác, bộ phân cơ thể sau khi chết; nhận bộ phận cơ thể người; xác định lại giới tính; được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; bí mật đời tư; kết hôn; quyền bình đẳng của vợ chồng; được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; ly hôn; nhận, không nhận cha, mẹ, con; được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; đối với quốc tịch; bất khả xâm phạm về chỗ ở; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do đi lại, tự do cư trú; lao đọng; tự do kinh doanh; tự do nghiên cứu, sáng tạo. Quyền nhân thân là những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính bản thân mỗi người. Về nguyên tắc, khi thực hiện quyền nhân thân của mình không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. II. Quy định pháp luật về một số chính sách đối với người học 1. Học bổng và trợ cấp xã hội: a) Đối tượng được xét cấp học bổng khuyến khích học tập: - Học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu; - Người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. b) Đối tượng được cấp học bổng chính sách: - Sinh viên hệ cử tuyển; - Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; - Học viên trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật. c) Đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh: - Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, chiến đấu; - Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/4/1945; - Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng sâu hải đảo; - Người mồ côi không nơi nương tựa; - Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế; - Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập; - Học sinh, sinh viên là con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên; - Học sinh, sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước; - Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. d) Đối tượng không phải đóng học phí: - Học sinh tiểu học trường công lập; - Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đối tượng là học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội. 2. Tín dụng giáo dục Chính sách tín dụng được quy định tại Điều 91 Luật Giáo dục và Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm. tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. a) Đối tượng được vay vốn. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: - Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. - Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. - Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. c) Phương thức cho vay: Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. d) Điều kiện vay vốn: - Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn về đối tượng được vay vốn nêu trên. - Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. - Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. III. Quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính bị xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. 3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật sau đây bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh a) Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: + Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; + Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; + Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định. b) Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm: + Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự; + Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. c) Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh: Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi. 4. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 5 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra: Người chưa thành niên vi phạm hành chính mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và các khoản 2, 3 Điều 606 của Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể: a) Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trường hợp thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì những cơ quan, tổ chức này chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường. b) Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. c) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. IV. Quy định chung về pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên 1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: (Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999) - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người có năng lực trách nhiệm hình sự (là người có đủ điều kiện để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội). Căn cứ vào tính chất và hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Bộ luật Hình sự phân loại tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; + Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; + Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) đang còn trong giai đoạn phát triển cả về trí lực, thể lực. Họ chưa có nhân sinh quan và thế giới quan về cuộc sống xã hội như người đã trưởng thành. Do đó, pháp luật quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng (tội cố ý hoặc vô ý) và về tội rất nghiêm trọng do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, tuy nhiên, người chưa đủ 18 tuổi được hưởng chính sách giảm nhẹ theo quy định tại Chương X Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). 2. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội: (Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009) a) Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. b) Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. c) Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. d) Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự. đ) Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. e) Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Việc xử lý và áp dụng biện pháp hình sự đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phải được xem xét cân nhắc nhằm bảo đảm mục đích chủ yếu là giáo dục, uốn nắn, răn đe những hành vi lệch lạc, làm cho họ thấy được sai phạm và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Nói cách khác, mức độ xử lý hình sự đối với đối tượng này phải bảo đảm hướng đến mục tiêu là vì sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên. Đối với người chưa thành niên, ngoài những điều kiện chung được xem xét, miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự, trường hợp họ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng gây hại không lớn, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên (không nhất thiết phải là các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự) và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục thì có thể được xem xét, miễn trách nhiệm hình sự. Quy định này nhằm mở rộng điều kiện để người chưa thành niên phạm tội có cơ hội sửa chữa lỗi lầm ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giáo dục và giúp đỡ của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức. 3. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa là Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được áp dụng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể áp dụng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng. 4. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn. a) Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, không có yếu tố định lượng (thời hạn, mức tiền), biểu thị thái độ không đồng tình của Nhà nước đối với hành vi phạm tội của bị cáo và nhắc nhở người đó không được tiếp tục có hành vi nguy hiểm cho xã hội. b) Phạt tiền: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. c) Cải tạo không giam giữ: Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. d) Tù có thời hạn: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn như sau: - Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. 5. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội bị phạt tù có thời hạn. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội. Lê Thị Huế Các tin khácTỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”giai đoạn 2013-2016 (11/4/2013 7:45:13 AM)Thừa Thiên Huế thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013: Tư vấn pháp luạt về xuất nhập khẩu, giải quyết tranh chấp thương mại (3/18/2013 8:04:56 AM)Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 (12/13/2012 10:32:24 AM)Kế hoạch triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (12/3/2012 3:30:20 PM)Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 tại tỉnh Thừa Thiên Huế (11/15/2012 8:27:38 PM)Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 (11/12/2012 7:59:26 AM)Pháp luật về thừa kế (11/1/2012 7:25:15 AM)Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện cơ quan đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” (10/5/2012 8:26:08 AM)Một số quy định của pháp luật trong công tác hòa giải ở cơ sở (5/10/2012 7:19:15 AM)Một số quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch tại cấp xã (5/7/2012 3:49:48 PM)« Trước12Sau »
| |||
Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234. 3849036 Email: stp@thuathienhue.gov.vn Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở - Trưởng ban biên tập |
Từ khóa » Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi
-
Người Thành Niên, Chưa Thành Niên Là Người Bao Nhiêu Tuổi?
-
Người Bao Nhiêu Tuổi Là Người Chưa Thành Niên? - Công An Nhân Dân
-
Người Chưa Thành Niên Là Từ Bao Nhiêu Tuổi? | Luật Hùng Thắng
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi Theo QĐ? - Luật Sư X
-
Người Chưa Thành Niên Là Gì? Người Chưa Thành Niên Phạm Tội?
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? - Luật Hoàng Phi
-
Người Chưa Thành Niên Là Người Như Thế Nào Theo Quy định Của ...
-
Người Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? Phạm Tội Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Người Thành Niên Và Người Chưa Thành Niên Theo Quy định Của Pháp ...
-
Con Chưa Thành Niên Là Bao Nhiêu Tuổi? - Công Ty Luật DRAGON
-
Vị Thành Niên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cần Thống Nhất độ Tuổi Của Người Chưa Thành Niên Trong Các Văn ...
-
Khi Nào được Xem Là Trẻ Em, Vị Thành Niên, Thành Niên?
-
Hội Thảo “Quyền Của Người Chưa Thành Niên Trong Bộ Luật Lao động ...