Con đường Trường Sơn Huyền Thoại Với Sự Nghiệp Kháng Chiến ...
Có thể bạn quan tâm
Đường Trường Sơn xưa Ảnh tư liệu
Thời kỳ 1959 - 1964: Đây là thời kỳ mà một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc - Nam, một trong những tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quyét của quân Pháp. Sau khi chính quyền Việt Nam cộng hòa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã phủ nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Gieneve về Việt Nam năm 1954, đưa đến việc chia cắt Việt Nam thành 2 miền bởi Vĩ tuyến 17. Để tiếp tục chi viện cho những người cộng sản miền Nam, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định xây dựng những con đường chiến lược. Trên cơ sở đã có 02 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua dãy Trường Sơn và tuyến đường trên biển Đông.
Đến năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với chính phủ Ngô Đình Diệm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã giao nhiệm vụ cho Đoàn 559 mới được thành lập tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng 01 tiểu đoàn giao liên (D301) với 440 người. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân, với phương châm “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” để đảm bảo bí mật tối đa. Sau đó, Đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn, một năm sau Đoàn 559 đã đạt được quân số lên đến 6.000 người với 02 trung đoàn 70 và 71. Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu, với nhiệm vụ bảo vệ dân công Việt và Lào. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân, do khi đó việc vận chuyển vũ khí súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn. Nhưng sau đó hải quân Mỹ đã tăng cường hoạt động ngăn chặn đường biển của ta gây rất nhiều khó khăn cho ta, lúc này đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ. Hàng chuyển vào từ miền Bắc được lưu trong các kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các “Khu căn cứ”, với hệ thống đường phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất, tất cả đều được che giấu kín đáo khỏi sự quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiện và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố - những nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ Việt Nam cộng hòa.
Thời kỳ 1965 - 1968: Đây là thời kỳ ngăn chặn sự phá hoại của địch và tiếp tục mở rộng. Đến tháng 4/1965 quân số của Đoàn 559 đã phát triển lên tới 24.000 người thường xuyên làm nhiệm vụ vừa chiến đấu ngăn chặn sự phá hoại của địch, vừa mở rộng hệ thống giao thông để phục vụ chiến trường miền Nam. Theo ước tính của tình báo Mỹ: năm 1961 số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843 người; năm 1962 là 12.765 người ; năm 1963 là 7.693 người; năm 1694 là 12.424 người và cũng trong năm này khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đạt đến 20 tới 30 tấn mỗi ngày. Đến năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người. Mùa khô năm 1966 - 1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của Đoàn 559 từ “phòng tránh tích cực” sang “tiến công” hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng không, công binh đóng sát đường để dễ hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên đến 2.959km đường ô tô, trong đó có 275km đường chính, 576km đường vòng và 450km đường vào các vùng kho chứa. Trong năm 1967, để chuẩn bị cho tổng tấn công Mậu Thân 1968, đã có hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ, với 200.000 quân, trong đó có 07 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã di chuyển vào Nam an toàn bằng con đường này.
Thời kỳ 1968 - 1972: Đây là thời kỳ mà tình báo Mỹ đã có một phát hiện gây sốc đối với nhà cầm quyền Mỹ về đường Trường Sơn, đó là, có một hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía Tây Nam từ Vinh vào Nam, đến năm 1969 hệ thống này đã vượt qua biên giới với Lào và đến năm 1970 đã vươn tới gần thung lũng A Sầu tỉnh Thừa Thiên Huế. Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ, đường ống bằng nhựa đã có thể chuyển dầu diesel, xăng và dầu hỏa qua cùng một ống, cũng trong năm này, số đường ống vào Lào tăng lên 06 đường ống. Hành lang vận chuyển từ rộng 20 dặm nay trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây Trường Sơn. Đến năm 1971 “đường kín” dưới tán rừng bắt đầu được xây dựng, đến năm 1973 xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang. Theo đó, chỉ trong vòng 02 năm 1969 - 1970 mức di chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đường Trường Sơn vào miền Nam lên tới 348 đoàn quân, trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh, 24.530 tấn vũ khí…Đặc biệt sau khi Hàng rào McNamra bị chọc thủng năm 1970, kỹ thuật quân sự Mỹ đã rơi vào bế tắc, không tìm ra lời giải mới nào khả quan cho ý định cắt đứt hệ thống Đường Trường Sơn.
Thời kỳ 1973 - 1975: Đây là thời kỳ Hiệp định Paris được ký kết và thực thi, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào, tuyến chi viện chiến lược Đường Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, toàn diện, quy mô lớn trên tất cả các mặt. Hệ thống Đường Trường Sơn được nâng cấp tuyến phía Tây, đến năm 1974 Đường được mở thêm tuyến phía Đông. Với ưu thế của hệ thống giao thông này, Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên đã mở các cuộc tiến công mà không giống bất cứ trận chiến nào trước đó - đó là, có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đã đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam cộng hòa tại các cánh và đội hình chính. Quân đội nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh liên tục làm cho Quân lực Việt Nam công hòa thiệt hại nặng nề không thể chống đỡ nổi. Đây là một thất bại đẫm máu của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”, song hành với sự thất bại nặng nề của địch thì phía ta khối lượng xe vận tải và hàng hóa chuyển vào các chiến trường qua con đường huyết mạch này tăng lên gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích chỉ còn bằng nửa thời gian trước đó.
Đến đầu mùa hè năm 1974, đường Đông và Tây Trường Sơn đã hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho đòn tấn công chiến lược khi thời cơ đến. Đồng thời tuyến hành lang Đông - Tây Trường Sơn đã hình thành một căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch rộng 130.000km2, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường tại miền Nam, Lào và Campuchia nói chung và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975 nói riêng toàn thắng. Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, Đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6.000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn với quân số khoảng 120.000 người đã làm nên mạng lưới đường liên hoàn, vững chắc với 05 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 20.000km đường ô tô, 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 3.140km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống ngầm. Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhờ hệ thống đường này mà hành quân vượt đèo, lội suối với chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đôi chân thêm vững vàng, cùng với đôi dép cao su, còn gọi là “đôi dép Bác Hồ” là hành trang vô cùng quý giá của bộ đội ta vững bước hành quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”; “thần tốc, thần tốc hơn nữa/ táo bạo,tạo bạo hơn nữa/ tranh thủ từng phút, từng giờ/ sốc tới mặt trận/ giải phóng miền Nam/ quyết chiến và toàn thắng” để thực hiện lời dặn của Bác trước lúc đi xa “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/tiến lên chiến sỹ đồng bào/Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn” , với mục tiêu cao cả là “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Có thể khẳng định rằng, với sự đóng góp vĩ đại ấy, con đường “huyền thoại” Trường Sơn - hay “Đường Hồ Chí Minh” đã góp phần quan trọng vàosự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà để cho toàn thể dân tộc Việt Nam cùng hát vang chung khúc ca Khải hoàn vào hồi 11h 30 phút ngày 30/4/1975.
Từ khóa » Hình ảnh đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Những Hình ảnh Hiếm Về đường Trường Sơn Huyền Thoại - VBSP
-
Những Hình ảnh Hiếm Về đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Đường Trường Sơn - Mega Story
-
Những Hình ảnh ít Người Biết Về đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Loạt ảnh Mới Công Bố Về đường Trường Sơn Huyền Thoại - Dân Việt
-
Đường Trường Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mãi Tự Hào đường Trường Sơn Huyền Thoại - Quân Khu 2
-
đường Trường Sơn Huyền Thoại - Báo Hà Tĩnh
-
Nghệ Thuật Chiến đấu Trên Con đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Những Nữ Anh Hùng Trở Về Từ Trường Sơn Huyền Thoại
-
Hình ảnh Tuyên Thệ, Vượt Núi Băng Rừng Trên đường Trường Sơn ...
-
Đường Trường Sơn Huyền Thoại - Báo Bà Rịa Vũng Tàu Online
-
Tuyến đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Bộ Quốc Phòng