Con Ho đờm Nhầy đặc Sệt, Sốt Triền Miên Không Ngớt, Mẹ Nhớ Dùng ...

imagesThịnh hànhCộng đồngWebtretho Beyeu Awards 2024Thông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleLÀM MẸChăm sóc bé từ 0 - 12 thángTham giaavatarGakien24077 năm trướcBáo cáoCon ho đờm nhầy đặc sệt, sốt triền miên không ngớt, mẹ nhớ dùng củ nén cách này sau 1 đêm bé ăn ngon ngủ khỏeRảnh rỗi ngồi nghĩ vẩn vơ em lại thấy cuộc sống này nhiều cái hay ho quá các mẹ ạ. Tạo hóa sinh ra con người nhưng không bỏ mặc mà lại ban tặng cho con người các thứ đồ ăn thức uống, cây cỏ chữa bệnh tật nữa. Chỉ tại mình không để ý thôi chứ thật ra cái gì xung quanh cũng có vô vàn giá trị.Như chuyện nhà em nè, công nhận hay lắm các mẹ à. Chả là con em mới 9 tháng thôi, hôm rồi bà nội nhớ quá nên một mình tay xách nách mang vô thăm cháu. Bà mang tùm lum quà quê luôn, nhiều thứ mỗi thứ một ít, trong đó ấn tượng nhất là bọc củ nén (có nơi gọi là củ hành tăm). Em từ nhỏ đã ghiền mấy món ngon từ củ nén như: cháo lươn củ nén, trứng vịt chiên củ nén, cá kho củ nén, thịt bò nướng củ nén, chè củ nén đường đen… Món nào cũng ngon và thơm nức mũi, phải nói là tuyệt đỉnh luôn, nghĩ tới thôi đã thèm chảy nước miếng. Vì vậy, thấy bọc củ nén mẹ chồng mang vào mà mừng thầm trong bụng. (Thịt gà lá chanh củ nén) (Chè củ nén đường đen) Hai ngày liền vợ chồng em xin nghỉ phép để đưa bà cháu đi chơi khắp thành phố cho đã. Chắc vì đi lung tung nhiều quá nên ngày thứ ba thằng con em đổ bệnh, bị cảm nặng luôn đó các mẹ ơi. Hix. Ban đầu là ho và chảy nước mũi loãng, sau đó sốt cao, quấy khóc quá trời quá đất. Thấy con bị vậy em xót quá đòi đưa đi bệnh viện. Bà nội bảo: “Cảm ho kèm sốt kiểu này đi bệnh viện đường nào bác sĩ cũng cho uống thuốc no bụng luôn. Cứ để đấy má chữa cho, mẹo từ đời bà cố nội lận, nhanh hết lắm!”.Nói rồi, mẹ chồng bảo em xuống bếp xách bọc củ nén ra. Em lơ ngơ chả biết phải làm gì với bọc này, hay là bà định nấu cháo cho cháu ăn giải cảm, hạ sốt, trị ho đây? Thằng cu đang bệnh khó chịu trong người có ăn nổi đâu mà cháo với cơm, mà nuốt được đường nào chả ói sạch ra liền. Nhưng không các mẹ à, chỉ khi tận mắt nhìn thấy bà nội chữa cho cháu bằng mớ củ nén nhỏ, em mới thật sự khâm phục ạ. Nhờ cách đó mà con em đỡ hẳn sau vài tiếng đồng hồ, sang hôm sau dứt cảm dứt ho luôn mới ghê chứ! Mẹ nào tò mò cách thức thế nào thì tham khảo dưới đây nha, ai không cần xài ngay thì cứ lưu lại để đó thể nào cũng có lúc sẽ phải dùng. Con nít mà, bị cảm, sốt, ho, sổ mũi như cơm bữa! Nguyên liệu: một nắm củ nén nhỏ, băng cá nhân hoặc vải màn, một nắm gạo tẻ. Cách làm: Bước 1: Đắp củ nén-Mẹ lấy vài củ nén lột bỏ lớp vỏ bên ngoài cho sạch, đem giã nát rồi chia làm 2 phần đều nhau. (Củ nén bóc sạch lớp vỏ bên ngoài) -Mẹ lấy từng phần đắp vô lòng bàn chân con rồi lấy băng cá nhân hoặc vải màn buộc lại (bé nào bị cảm lạnh thì có thể cho củ nén nát vào đáy chiếc tất rồi mang vào cho con cũng được). (Đắp củ nén vào lòng bàn chân trẻ rồi cố định lại) -Tùy vào độ tuổi và mức độ nhạy cảm của da bé mà mẹ canh thời gian đắp như vậy nhanh hay lâu nha. Với bé nhỏ, mẹ chỉ nên dùng ít củ nén thôi, băng lỏng, mỏng, thoáng để tiện quan sát da con có bị ửng đỏ không. Khi nào có dấu hiệu ửng đỏ thì gỡ ra. Với bé lớn da chân con dày hơn, mẹ có thể yên tâm đắp thời gian lâu hơn, thậm chí để qua đêm cũng được. Bước 2: Ngửi mùi củ nén-Mẹ dùng móng tay bấm vào củ nén cho tinh dầu bắn ra, thỉnh thoảng đưa lại gần mũi cho bé ngửi. Có thể bỏ vào một chiếc túi vải mỏng để cạnh mép gối để mùi hương thoang thoảng cho con ngửi. -Với bé lớn hơn xíu, mẹ có thể bỏ củ nén nát vào ly sứ nhỏ, rót vào đó chút nước sôi để khói bốc lên rồi cho con xông mũi. Bước 3: Ăn cháo củ nén Với trẻ đã ăn uống được rồi, mẹ có thể lấy vài củ nén giã nát nấu cùng gạo tẻ cho con ăn nóng. Cách này giải cảm, trị ho, sổ mũi cực kỳ hiệu quả. Bé nhỏ thì mẹ cho ít củ nén thôi, bé lớn hơn thì cho nhiều củ nén xíu vì củ nén ăn nhiều cũng dễ gây nóng bụng mà. Lưu ý khi chữa bệnh cho trẻ bằng củ nén: -Mẹ nên chú ý độ tuổi của con để áp dụng một cách an toàn nhất. Bé càng nhỏ thì liều lượng và thời gian áp dụng càng ít để tránh làm con bị dị ứng, bỏng tấy hoặc nóng bụng. Bé lớn thì thoải mái hơn. -Nếu thấy tình hình con không khả quan, có dấu hiệu trở nặng thì nên đưa đi bệnh viện. -Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh mà mẹ có thể áp dụng linh hoạt 3 bước nêu trên. Cá nhân em thấy mẹ chồng làm mỗi bước đầu tiên thôi mà con đã khỏi liền. Phải nói là củ nén hay thiệt luôn á. Các mẹ có thể tham khảo cách trên để áp dụng cho các bé nhà mình nha. Ai còn lăn tăn về công dụng chữa bệnh của củ nén thì xem thêm nè:Củ nén (hành tăm) là loại gia vị phổ biến của dân miền Trung, cùng họ với hành, tỏi nhưng mùi thanh và cay hơn. Trong Đông Y, củ nén có vị cay, tính ấm, mùi hăng nồng, giúp ôn ấm tỳ vị, trúng gió, giải cảm, nóng rét, trị ho, tiêu đờm, làm ra mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu, trị cảm hàn, bí tiểu, bị côn trùng hay rắn độc cắn…Sở dĩ “nhỏ mà có võ” vì trong củ nén chứa các hợp chất lưu huỳnh như metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, silic có tính kháng sinh, trợ tiêu hoá, giúp sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, ngăn cảm cúm và viêm họng, chống ung thư… Sau đây là một số phương pháp chữa bệnh bằng củ nén khá hữu ích khác ngoài cách đắp lòng bàn chân mà em vừa chỉ trên: 1/ Giải cảm: Lấy một nắm củ nén giã nát, hoà ít nước uống hoặc trộn chung với gừng, cho vào khăn mỏng đánh gió bên ngoài. 2/ Nghẹt mũi: Lấy ít nén sắc nước uống ngày khoảng 2-3 lần. 3/ Ho gà: Dùng củ hoặc lá nén giã nát, cho ít đường phèn, đem hấp cách thuỷ rồi chắt lấy nước uống.4/ Bị thương, có máu bầm: Nấu nước củ nén để rửa vết thương. Lấy củ nén giã nát đắp lên vết thương để qua đêm, làm vài hôm máu bầm sẽ tan. 5/ Bí đái, đái buốt, bụng chướng hơi: Người lớn thì lấy củ nén đập dập, xào nóng, đắp vào chỗ bàng quang. Trẻ nhỏ đang bú mẹ thì lấy tầm 4g nén đập dập, hòa cùng chén sữa mẹ, hấp cách thủy rồi cho con uống ấm. 6/ Ngộ độc thức ăn: Lấy 6g củ nén giã nhuyễn rồi hoà với chút rượu trắng uống. 7/ Côn trùng chui vào tai: Giã nát củ nén, vắt lấy nước nhỏ một xíu xiu vào tai. Côn trùng ngửi thấy mùi hăng sẽ tự động chui ra.8/ Giun chui vào ống mật: Lấy khoảng 80g nén giã nát, vắt lấy nước rồi trộn với 40ml dầu vừng hoặc dầu lạc để uống. 9/ Trúng độc, mặt xanh, người lạnh: Lấy 100g lá nén giã nát, vắt lấy nước xoa khắp cơ thể.10/ Chảy máu cam: Nên ăn cháo củ nén cùng một xíu dấm.11/ Trẻ em bị hói đầu: Nấu nước củ nén gội đầu hoặc giã nát củ nén trộn với ít mật bôi vào chỗ bị hói, đợi một lát rồi gội sạch lại với nước. 12/ Viêm khớp: Củ nén cùng gừng giã nát, hòa với rượu trắng đắp vào chỗ đau.13/ Lòi trĩ: Giã nát 10 củ nén, xào nóng rồi xông (nhớ rửa sạch hậu môn trước khi xông). 14/ Xua đuổi rắn lục: Trồng củ nén hoặc cây sả xung quanh nhà để đuổi rắn lục vì hai loại cây này có mùi nồng, lan mùi xa khoảng 20-30m khiến rắn không đánh hơi được nên không dám lại gần. Nếu sợ rắn bò vào nhà, hãy để củ nén hoặc củ nén giã nhỏ ở các góc nhà. Ngoài làm thuốc, củ nén là gia vị dùng để làm dậy mùi thơm cho các món ăn, giúp món ăn có hương vị hấp dẫn riêng biệt. Tuy hăng là thế nhưng khi phi với dầu lại rất thơm, thích hợp nấu các món tanh như lươn, cá đồng, trứng vịt, món nướng và chè giải cảm... Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây: Rúng động: Hãng sữa nổi tiếng thế giới thu hồi hơn chục triệu hộp sữa ở 83 quốc gia và sự thật đáng sợ 14 ngày vượng trong tháng CẮT TÓC MÁU sẽ rước phúc khí, lộc may vào người bé, cha mẹ được hưởng lộc lây, phú quý cả đời Con nằm tư thế này khi ngủ chung với bố mẹ chứng tỏ não bé bẩm sinh đã thông minh, học giỏi, lanh khôn ít ai sánh kịp! Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện “Một đồng tiền vàng”: Quảng cáoLên đầu trang

Từ khóa » Củ Nén Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh