Tổng Hợp 14 Bài Thuốc Chữa Ho Cho Trẻ 3 Tuổi Hiệu Quả Chỉ Sau 3 Ngày
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là ho. Trong đó, trẻ 3 tuổi tuy hệ miễn dịch đã phát triển khỏe mạnh hơn nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc bị ho. Tuy nhiên, thay vì nghĩ đến việc dùng thuốc kháng sinh cho bé, sao mẹ không thử những cách chữa ho cho trẻ 3 tuổi theo dân gian dưới đây. Chỉ cần 3 ngày, tình trạng của bé sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Mật ong tỏi hấp cách thủy
Mẹ lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Mẹ cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Chỉ sau 30 phút sử dụng hỗn hợp này, trẻ sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Mẹ tiếp tục cho bé uống thêm 3 ngày nữa là khỏi.
Lá hẹ và đường phèn
Mẹ chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó, chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày. Phương pháp này rất thích hợp với trẻ ho lâu ngày không khỏi.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Sau đó, mẹ để nguội, lọc lấy nước, có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé còn lá diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Sử dụng phương pháp này từ 3 – 4 ngày mẹ sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Lá húng chanh và quất
Mẹ chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh hay còn gọi là rau tần và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó cho tất cả vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Quất chưng mật ong/ đường phèn
Quất xanh rửa sạch, cắt ngang quả và để nguyên hạt và vỏ. Hạt quất có tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ. Sau đó trộn chung với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Cam thảo
Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bên cạnh đó, cam thảo có vị ngọt nên rất thuận tiện cho trẻ khi dùng. Bố mẹ nên cho bé uống trà cam thảo 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh bị ho tuyệt đối không nên dùng phương pháp này nhé!
Nước củ cải trắng luộc
Trị ho cho trẻ bằng củ cải vô cùng đơn giản. Mẹ chọn 1 củ cải rồi rửa sạch, cắt lát cho vào một nồi nhỏ, thêm vào 1 bát nước lọc, đun sôi sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút. Nước củ cải luộc trị ho khan, ho có đờm. Lưu ý, mẹ nên cho bé uống khi nước còn ấm nóng mới phát huy được tác dụng.
Cải cúc và mật ong
Lá cải cúc (rau tần ô) rửa sạch, để ráo nước, xắt nhuyễn. Sau đó cho thêm vào 1 ít mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút, để nguội cho bé uống. Để phát huy hiệu quả, nên cho bé uống từ 3 – 5 ngày. Theo Đông y, cải cúc lành tính, có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
Hoa hồng trắng
Hoa hồng không chỉ là một loại hoa để trang trí nhà cửa mà nó còn là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Mẹ lấy 5 – 10 cánh hoa hồng trắng rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn. Mang hấp cách thủy và cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.
Hạt chanh
Hạt chanh tưởng chừng là thứ bỏ đi nhưng công dụng trị ho của nó rất hiệu quả. Hạt chanh có tác dụng tiêu đờm, làm sạch thanh quản trẻ. Cách thực hiện như sau: Cho hạt chanh, đường phèn vào một cối sạch giã nhuyễn. Sau đó hòa vào hỗn hợp trên 1 ít nước lọc rồi mang hấp cách thủy, hoặc có thể canh nồi cơm vừa cạn cho vào hấp đến khi cơm chín là dùng được. Trước khi cho bé uống lọc sạch bã. Liều uống 1 -2 thìa/ lần, 1 ngày uống 4 – 6 lần. Đu đủ và mật ong
Củ nghệ tươi
Trong củ nghệ có chứa chất oxy hóa nên có tác dụng sát khuẩn cao, giúp tiêu đờm, giảm đau rát họng khi trẻ bị ho quá nhiều. Nghệ tươi mẹ gọt vỏ, rửa sạch giã nhuyễn trộn với mật ong. Vắt lấy nước, cho bé uống 3 thìa cà phê mỗi ngày, ngày 3 lần sáng – trưa – tối.
Quả phật thủ và mạch nha
Rửa sạch quả phật thủ với nước muối, sau đó dùng dao gọt từng miếng thật mỏng từ vỏ vào đến ruột. Cho tất cả vào 1 bát lớn rồi cho mạch nha vào hấp cách thủy 45 phút. Để nguội, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần uống lấy 10ml, làm nóng, cho bé uống trước khi đi ngủ. Có thể pha thêm nước lọc cho bé dễ uống.
Gừng tươi
Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm các cơn ho hiệu quả. Mẹ lấy củ gừng rửa sạch, nướng trên bếp đến khi cháy xém. Để gừng nguội, lột vỏ, cắt nhỏ, giã nhuyễn sau đó cho 6 muỗng cà phê nhỏ nước sôi vào để gừng ra hết nước. Lọc bỏ bã gừng, hòa thêm 1 ít mật ong cho bé uống. Uống 2 lần vào ban ngày. Không chỉ giúp trị ho, gừng còn giúp giảm triệu chứng ngạt mũi ở trẻ em.
Củ nén chưng mật ong
Củ nén hay còn gọi là củ ném, hành tăm, rất giống củ hành nhưng rất nhỏ màu trắng. Củ nén lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, giã nhuyễn. Vắt lấy nước cốt hòa với mật ong sau đó cho trẻ uống. Cho bé uống 2 lần ngày. Uống liên tục 3 ngày, công dụng trị ho rất hiệu quả.
Conlatatca.vn
Từ khóa » Củ Nén Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Nhận Biết Ho Có đờm Và Cách Tiêu đờm Cho Trẻ Hiệu Quả Nhất
-
Học Lỏm Cách Chưng Nén Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Hiệu Quả
-
Học Cách Chưng Nén Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hiệu Quả
-
Tác Dụng Củ Nén Với Trẻ Sơ Sinh: Gây Bất Ngờ Với Hiệu Quả Trị Ho
-
Cách Chữa đờm Cho Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi - Máy Xông Mũi Họng
-
Mẹo Chữa Ho Có đờm ở Trẻ Em Hiệu Quả Nhanh Chóng Ngay Tại Nhà
-
Bài Thuốc Chữa Mọi Loại Ho Cho Trẻ Từ Củ Nén - Đam San Store
-
9 Cách Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà
-
Cách Chữa Trị Ho đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Theo Bài Thuốc Dân Gian
-
15 Bài Thuốc Dân Gian Trị Ho Có đờm Cho Bé Cực Hiệu Quả - KidsPlaza
-
Con Ho đờm Nhầy đặc Sệt, Sốt Triền Miên Không Ngớt, Mẹ Nhớ Dùng ...
-
Cách Chữa Ho Có đờm Cho Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Bằng Bài Thuốc Dân Gian
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Có đờm Trong Cổ Và Sổ Mũi Phải Làm Thế Nào?