Con Khúm Núm Là Con Gì - LuTrader
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập
Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích
ZaloNóng
Mới
VIDEO
CHỦ ĐỀ
Món quà đại dương
Theo những ngư dân ở khu vực cảng cá La Gi mùa đánh bắt càng cúm là từ tháng Ba cho tới tháng Bảy, tháng Tám. Lúc này, ven biển khu vực Bình Thuận lúc nào cũng có càng cúm.
“Thực tế, không có ngư dân nào đi biển chỉ đánh bắt riêng càng cúm mà thường là đánh bắt nhiều loại hải sản khác, nhưng những ghe bắt cua, tôm, ghẹ… là những ghe thường xuyên bắt được càng cúm. Như ghe gia đình tôi, có ngày bắt được tới hai chục ký lô càng cúm chứ không ít” - ông Đinh Văn Hòa, một ngư dân ở đây chia sẻ.
Càng cóm-đặc sản biển La Gi.
Cũng theo ông Hòa, phương pháp khai thác thủy sản giáp xác của ngư dân La Gi tương đối giống nhau là sử dụng lưới để kéo. Có thể là lưới đơn hoặc kéo đôi, tùy theo trang bị tàu và ngư trường.
“Lưới kéo giáp xác thường đánh bắt khó khăn hơn so với đánh bắt cá, mực bởi loài giáp xác thường sống lẫn vào các khối san hô, đá dưới tầng đáy biển. Nếu không tính toán kỹ hay nắm rõ địa chất ngư trường thì ngư cụ hư hỏng hết. Hầu hết ngư dân chỉ kéo lưới ở tầng sát đáy hoặc thả lưới ở tầng đáy để chờ đợi chúng đi qua mà thôi”, ông Hòa cho biết thêm.
Mặc dù săn bắt khó khăn, nhưng theo nhiều ngư dân ở cảng La Gi, sơ chế càng cúm nói riêng và các loài thủy sản giáp xác nói chung mới là khâu khó khăn nhất. “Ghe của tôi có 4 phiến lưới, làm nghề thả bẫy giáp xác ở ngoài khơi Bình Thuận. Mùa này, các loài như càng cúm, cua, ghẹ, ốc… là sản phẩm chính. Sau khi rút lưới lên ghe, ngư dân phải gỡ chúng ra ngay.
Lúc này, những hải sản dính lưới thường bám chặt vào mắt lưới, rất khó gỡ. Nếu không có kinh nghiệm thì có thể còn làm hư hỏng lưới nữa. Vì thế, những ghe lưới này thường có đông lao động hơn để sơ chế hải sản gỡ được. Sau khi gỡ, lưới được thả xuống cho mẻ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu cua, ghẹ, ốc gỡ xong là đóng bao đưa về cảng thì cúm núm còn phải bẻ càng, vứt phần thân đi”, anh Đào Văn Kiên, một ngư dân khác vừa cập ghe vào cảng vừa kể.
Những mẻ lưới có nhiều càng cúm
Đặc sản ngày càng khan hiếm
Hiện nay, khai thác cua ghẹ biển khó một thì khai thác càng cúm khó gấp 3 - 4 lần bởi chúng là loài không quá thông dụng. Bù lại, càng cúm có giá trị cao, được nhiều người săn lùng.
“Mỗi ký càng cúm có giá tới 120.000 đồng tại cảng, trong khi ghẹ chỉ khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Tuy nhiên, cũng không dễ để có được càng cúm vì chúng chỉ xuất hiện theo mùa và sản lượng cũng không nhiều. Đặc biệt, cua ghẹ lại dễ nuôi nên hiện nay, ngư dân ven biển có thể dễ dàng nhân giống, nuôi trong các lồng bè trên biển chứ càng cúm là sản phẩm tự nhiên. Đó cũng chính là lý do khiến càng cúm luôn được chúng tôi ưu tiên thu mua và đem về thành phố ngay khi ghe thuyền cập cảng”, bà Sáu, một chủ thu mua hải sản ở khu cảng La Gi kể.
Theo bà Sáu, càng cúm có giá trị sử dụng tương đương như cua ghẹ bởi phần thịt chắc và ngọt. Tuy nhiên, phần thân của con cúm núm lại không có nhiều giá trị sử dụng bởi chúng rỗng như chiếc vỏ hộp… có chân vậy. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của một số người cũng bắt đầu thay đổi. “Năm nay, có nhiều mối hàng ở TPHCM đặt mua cúm núm nguyên con.
Nghĩa là dù không sử dụng nhưng họ vẫn mua nguyên con cúm núm về, sau đó tự bẻ càng để ăn. Riêng những nhà hàng, họ còn quan tâm nhiều đến giá trị thẩm mỹ. Vì thế, nếu đặt con cúm núm trên dĩa sẽ đẹp hơn là chỉ đặt hai chiếc càng, dù phần thân của chúng không có giá trị sử dụng”, bà Sáu chia sẻ thêm.
Càng cúm ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ.
Thời gian này đang là mùa cao điểm khai thác hải sản của ngư dân ở khắp vùng ven biển nước ta, cảng cá La Gi - một trong những cảng cá lớn của tỉnh Bình Thuận luôn nhộn nhịp ghe thuyền. Ngày nào cũng có hàng trăm tấn hải sản được cập cảng, phân loại để đưa đi tiêu thụ. Trong số đó, càng cúm chính là loại hải sản có giá trị ở đây.
Đoàn Xá (Giáo dục và Thời đại)
Con cúm núm hay gọi ngắn gọn là con Cúm, có hình dạng gần giống cua biển nhưng có chân và càng nhỏ, ngắn hơn, phần mai của cúm có hình tròn.
Cúm có thân màu vàng nhạt điểm chấm nâu, mỗi bên thân mai có vài gai nhọn nhô ra trông thật dữ…
Từ đầu mùa xuân đến hết hè là khoảng thời gian những con cúm sinh trưởng nhiều nhất.
Thịt của nó lúc này ăn cũng ngon nhất.
Đây là lúc những con cúm cho thịt chắc, ngọt và có nhiều gạch đầy hấp dẫn.
Con cúm núm hay gọi ngắn gọn là con Cúm, có hình dạng gần giống cua biển nhưng có chân và càng nhỏ, ngắn hơn, phần mai của cúm có hình tròn
Cúm được xem là một loại hải sản đang được ưa chuộng cho các ông lai rai mà tất cả cho mọi người thích loài giáp xác….
Cúm sống ven biển gần bờ hay vùng đất bãi bồi của sông ngập mặn nên đánh bắt chúng khá dễ.
Chỉ cần thả mồi dụ chúng bu lại thành đàn là có thể dùng vợt xúc.
Hoặc canh những con cúm theo sóng biển tràn lên bờ, khi sóng rút chúng đùn xuống cát, nhanh tay moi cát là dễ dàng bắt được.
Người đi săn cúm có kinh nghiệm cũng có thể nhìn dấu đất đùn lên che miẹng hang, thọt tay sâu xuống tóm con cúm lên thật dễ dàng….
Cúm đen trông giống con lai giữa cua và còng, sống chủ yếu ở nước lợ, nhiều nhất là vùng Cần Giờ, Nhơn Trạch, Long Sơn, một số vùng ngập mặn ở miền Tây…
Loại này trước đây ít người biết đến và đang có mặt trong các thực đơn của nhà hàng cao cấp đến quán xá bình dân…
Món càng Cúm hấp xả
Cúm đen có tên tiếng Anh là Thunder Crab (có lẽ do chúng sợ và phản ứng co rúm lại khi nghe tiếng sấm chớp…?).
Sở dĩ gọi “con Cúm” là vì, khi trông thấy người, hay bị đe dọa, nó co cụm thân mình lại thành cục tròn.
Cúm có thân hình giống loài cua, ghẹ, cũng tám cẳng, hai càng nhưng đào hang sống ở đáy nước.
Tuy nhiên, cúm hơi khác cua là mai cúm sần sùi, chân và rìa của mai có nhiều lông tơ.
Cặp càng của cúm hơi quá khổ so với thân mình, đồng thời cũng là vũ khí lợi hại trong việc săn bắt mồi và tự vệ.
So với loài cua, ghẹ, cúm có thân mình không lớn, trọng lượng bình quân chỉ khoảng 100- 150gr/con.
Nếu là cúm lâu năm, chuyên sống ở tầng nước sâu, trong các bãi rạng, đôi lúc có con lên đến 200-300gr.
Cúm có mặt quanh năm ở vùng rừng ngập mặn, cũng ốp, chắc như cua, ghẹ theo mùa trăng.
Tuy nhiên, đến mùa rộ, có nhiều cúm là vào khoảng tháng Tám âm lịch kéo dài đến tháng Ba, tháng Tư năm sau, vì đây là thời điểm loài cúm sinh sản.
Món càng Cúm rang me
Cúm đen nước lợ ở khu vực Long Sơn, Nhơn Trạch, Cần Giờ và các tỉnh miền Tây, thật ra còn có tên khác là con Cù Kỳ- đặc sản Quảng Ninh (có lẽ do vùng nước nên cù kỳ ngoài Bắc có màu nhạt hơn cúm trong Nam).
Thịt cúm đen chắc, ngọt, nhiều thịt nhất ở hai cái càng, rất hay có gạch.
Cúm có thể chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất là vẫn là món cúm hấp nước dừa, cúm rang muối, xào tỏi, xào me, cúm nướng lửa hồng.
Người dân quê có thể chế biến Cúm thành nhiều món ăn ngon như:
Rang me, nấu lẩu, nấu canh chua, nướng, vv.
Nhưng nếu không có nhiều thời gian thì cách chế biến Cúm ngon nhất là hấp sả.
Theo kinh nghiệm của người dân vùng biển, vùng đất bãi bồi phù sa thì Cúm sinh trưởng nhiều và ngon nhất là trong khoảng thời gian từ đầu mùa xuân đến hết hè.
Đây là lúc những con cúm cho thịt chắc, ngọt và có nhiều gạch đầy hấp dẫn.
Cúm sống ven biển gần bờ nên đánh bắt chúng khá dễ, chỉ cần thả mồi dụ chúng bu lại thành đàn là có thể dùng vợt xúc.
Hoặc canh những con cúm theo sóng biển tràn lên bờ, khi sóng rút chúng đùn xuống cát, nhanh tay moi cát là dễ dàng bắt được.
Nếu không có nhiều thời gian thì cách chế biến Cúm ngon nhất là hấp sả
Cầm trên tay cặp càng của Cúm sau khi nướng muối ớt thơm ngon, nóng hổi nhẹ nhàng tách lớp vỏ bên ngoài để lộ ra phần thịt trắng nõn thơm ngon.
Chấm vào chén muối tiêu chanh rồi thưởng thức cái vị bùi bùi, beo béo, ngọt lịm, thơm lừng vừa ngon vừa lạ miệng, thật khoái khẩu vô cùng.
Thiên nhiên quả thật hào phóng với con người!
Mong rằng, con người hãy biết trân trọng những gì đã và đang hưởng thụ.
Bảo vệ môi trường thật bền vững cho mai sau, để các thế hệ tương lai còn biết, thấy và cảm nhận được hương vị của một loài giáp xác có tên mộc mạc là con Cúm đen.
ĐINH TRỰC
Nguồn: Facebook
Từ khóa » Hinh Anh Con Khum Num
-
Về Miền Tây Săn Cúm Núm
-
Khám Phá Kỳ Thú Về Con Cúm Núm, đặc Sản Cần Giờ
-
Cúm Núm – đặc Sản “gây Nghiện” ở Miền Tây | Báo Dân Trí
-
Bình Thuận: Mùa Càng Cúm Núm-đặc Sản Ngon Nức Tiếng ở La Gi
-
Điều Kỳ Thú Về Chim Cúm Núm, đặc Sản Miền Tây
-
Lần đầu Thấy Nhiều Chim Cúm Núm, Cò đỏ Bán đầy Vỉa Hè ở Miền Tây
-
TXT - CÚM NÚM NƯỚNG NGUYÊN CON | NGON BÁ CHÁY
-
Hội Chim Cúm Núm (gà đồng, Gà Nước) Nơi Giao Lưu Học Hỏi Kinh ...
-
Khám Phá Kỳ Thú Về Con Cúm Núm, đặc Sản Cần Giờ
-
Con Cúm Là Con Gì? | VIETNAM GLOBAL NETWORK
-
Lý Con Khúm Núm - Phúc Béo - Zing MP3
-
Thực Hư Về Bức ảnh Hoa Hậu Đỗ Thị Hà 'thất Lễ', Hiệu Trưởng 'khúm ...