Con Le Le - Đặc điểm Sinh Học Và Cách Chăn Nuôi Hiệu Quả

Con le le (chim le le) hay còn được biết đến với tên gọi khác là vịt cổ xanh. Giống vật nuôi này không chỉ biết bay, mà còn bơi lội rất tốt. Chúng rất dễ chăn nuôi, dễ dàng thích ứng nhanh với điều kiện thời tiết và ít dịch bệnh. Nhờ những ưu điểm này, le le đã trở thành nguồn thu nhập dồi dào cho nhiều gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

  • Đặc điểm sinh học
  • Cách phân biệt chim le le và vịt trời
  • Kỹ thuật chăn nuôi le le
    • Chọn con giống
    • Cách làm chuồng trại nuôi
    • Thức ăn cho le le?
  • Cách phòng bệnh cho le le
    • Bệnh dịch tả
    • Bệnh dịch hạch
    • Bệnh Plek
  • Địa chỉ cung cấp le le giống
    • Khu vực miền bắc
    • Khu vực miền Nam

Đặc điểm sinh học

Le le là một loài chim hoang dã, sinh sống thành bầy. Môi trường sống của chúng thường tạm trú ở các hồ nước ngọt hoặc ngoài biển. Tuy nhiên, le le nâu lại chủ yếu sống định cư và không hay thay đổi nơi ở.

Le le là loài chim nước nổi tiếng là “thợ săn” tôm cá. Chúng có tốc độ sinh sản chóng mặt và thường đẻ trứng khi bắt đầu mùa mưa. Trung bình, mỗi con đẻ từ 8-15 trứng. Đặc biệt, loài vật này có sức đề kháng bệnh dịch rất cao.

Chim le le sinh sản nhiều, trung bình le le mái đẻ 6 lứa / năm, ấp 27 ngày ấp sẽ nở con. Le le trưởng thành có thể đạt trọng lượng 300-400 g/con sau khoảng 8 tháng, giá bán khoảng 500-600 nghìn / con.

Con le le - Đặc điểm sinh học và cách chăn nuôi hiệu quả - con le le

Con le le

Cách phân biệt chim le le và vịt trời

Le le và vịt trời đều là các loại gia cầm sống hoang dã và đặc điểm tập tính sinh hoạt rất giống nhau. Tuy nhiên cũng không khó để chúng ta phân biệt.

Le le phần đầu có màu xanh lục đậm và sọc trắng quanh cổ. Ngực màu đỏ nâu, nhưng thân trên màu nâu thiên về màu xám nhiều hơn. Bao phủ gốc đuôi là râu và lông. Phần bụng có màu lợt hơn phần thân. Miệng con le le nổi bật bởi màu vàng lục. Phần chân màu cam đối với con đực và chân của con cái có thêm sọc nâu.

Vịt Trời lông đuôi nâu đen có ánh và viền nâu nhạt. Lông bao cánh nhỏ và nhỡ xám. Lông bao cánh lớn xám chì với một dải vằn gần cuối lông trắng và một vằn đen ở mút. Gương cánh ánh lục có viền đen và trắng.

Xem thêm:

  • Vịt trời có bao nhiêu loại? Gồm những loại gì?

Kỹ thuật chăn nuôi le le

Chọn con giống

Con le le - Đặc điểm sinh học và cách chăn nuôi hiệu quả - le le sinh san

Le le sinh sản

Tùy theo điều kiện và nhu cầu, khách hàng lựa chọn con le le giống có độ tuổi từ 1 tháng đến 5 hoặc 6 tháng tuổi. Bởi vì, con le le khi tròn 1 tháng tuổi đã có cơ thể khỏe mạnh và có thể ăn lúa. Nên tỷ lệ và tốc độ tăng trưởng cao hơn những le le mới nở.

Đến khoảng 8 tháng tuổi, le le sẽ rục rịch tìm “bạn tình” và bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên, nếu môi trường chăn nuôi chật hẹp, điều kiện không tốt thì đến 9 tháng – 1 năm chúng mới sinh sản.

Mỗi con le le có khả năng đẻ từ 6 – 12 trứng/ lần và 6 – 7 lứa/ năm. Sau khi “chào đời” được vài ngày, le le con sẽ cùng mẹ đi kiếm thức ăn. Đến khi 5 tháng tuổi, trọng lượng mỗi con có thể cán mốc 300 – 400 gram và đạt tiêu chuẩn để xuất chuồng.

Cách làm chuồng trại nuôi

Vì le le là động vật hoang dã và tự thân kiếm mồi nên khi nuôi chúng trong môi trường bán tự nhiên cần tạo dựng hàng rào an toàn, tránh sự xâm nhập của các loài động vật khác.

Bạn có thể tận dụng các tấm lợp, mái che bằng chất liệu bền bỉ và chắc chắn hoặc xây tường xi măng để rào quanh đầm nuôi le le. Tiếp theo, nên làm sẵn ổ cho le le trước khi đến mùa sinh sản, nhằm tránh tác động từ bên ngoài hay yếu tố thời tiết. Với các thao tác dễ dàng như chuẩn bị thùng bằng chất liệu inox, kim loại hoặc thùng gỗ có kích thước vừa đủ để nó chui vào đẻ và ấp trứng. Hãy đặt thùng theo hướng nằm ngang, sau đó lót một lớp rơm rạ bên trong và bên ngoài bọc lá chuối khô để điều hòa nhiệt. Lưu ý, phần ra vào của le le nên có tấm chắn để trứng không dễ dàng bị rơi ra ngoài.

Để đạt thành công khi nuôi le le, quý khách hàng cần đầu tư khi xây dựng mô hình sinh cảnh bán hoang dã để tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt nhất. Không gian nuôi cần có diện tích rộng rãi, cây xanh bao phủ, thoát mát như một khu rừng tự nhiên thu nhỏ

Khá nhiều hộ nông dân sở hữu khu đất rộng bao la đã “hô biến” thành ao hồ và thả thêm lục bình, bèo. Phần đất còn lại thì trồng thêm cây cỏ. Ngược lại, nếu diện tích hạn hẹp thì bạn hãy cố gắng thuần dưỡng chúng.

Luôn luôn ghi nhớ rằng, để bảo vệ le le không thoát ra ngoài và tránh sự tấn công từ động vật khác cần rào chắn thật sự cẩn thận mô hình chăn nuôi. Phương pháp phổ biến được nhiều hộ nông dân áp dụng trong trường hợp này đó là cắt cánh khi le le vừa nở. Bạn cũng có thể làm lưới bao quanh để tránh le le bay mất.

Trong giai đoạn đầu, thường xuyên vệ sinh chuồng và đồ dùng cho vịt con bằng cách làm sạch và phơi khô ráo. Con le le sắp đẻ trứng cần chuẩn bị lồng sậy trước ít nhất 2 tuần và liên tục thay chất độn chuồng. Đồng thời, nên quan sát và kiểm tra chuồng trước khi đưa vịt con vào chuồng trại, tránh để chuồng ẩm thấp.

Thức ăn cho le le?

Thức ăn của con le le chủ yếu là cá, tép, lúa và một số loại rau mọc ở mương, ao. Hiện nay, có rất nhiều công ty sản xuất các loại thức ăn công nghiệp có sẵn đa dạng và phong phú. Người nuôi có thể dễ dàng tìm mua và lựa chọn phù hợp với túi tiền của mình.

Khi mua về, bạn có thể vừa trộn thức ăn với cám, hoặc xay nhuyễn thức ăn trước khi cho vịt trời ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua mỗi nguyên liệu một ít rồi trộn chung lại với nhau thành hỗn hợp. Nên lưu ý khi chọn ngô làm thức ăn cho le le phải kiểm tra về chất lượng và nên sử dụng với số lượng ít.

Cách phòng bệnh cho le le

Mặc dù con le le có khả năng đề kháng cao nhưng vẫn không thể ngoại trừ các loại bệnh phổ biến. Vì thế, nếu bạn cẩn thận có thể nuôi chúng ở trong lồng gan, thì sẽ hạn chế được các vấn đề về dịch bệnh nặng và tỷ lệ chết. Các loại bệnh thường xảy ra ở loài vịt này như sau:

Bệnh dịch tả

Nguyên nhân xảy ra bệnh dịch này là do một loại vi khuẩn gây ra. Khi bạn thấy các biểu hiện của le le như thèm ăn, thân nhiệt sốt cao (kiểm tra bằng cách sờ vào phần cổ và chân cảm thấy nóng ran). Vì nhiệt độ cao nên vịt sẽ tập trung ở nơi có nguồn nước như rãnh nước,… Đại tiện có phân đặc, màu trắng xanh. Không chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, phần khớp gối và mắt cá bị sưng sẽ khiến việc di chuyển trở nên chậm chạp và lờ đờ, chậm chạp. Trường hợp xấu nhất là chết đột ngột.

Cách điều trị: Bạn có thể đến tiệm thuốc và mua các loại thuốc như sulfa hoặc kháng sinh để ngăn chặn bệnh lây lan và giảm thiệt hại le le đầu đàn.

Phòng bệnh này rất đơn giản bằng biện pháp tiêm vắc xin phòng dịch tả vịt. Đối với vịt con trên 2 tháng tuổi tiêm phòng lần đầu tiên và lặp lại sau đó định kỳ 3 tháng một lần. Mỗi lần tiêm ở mức 1 Cc vào bắp hoặc ngực.

Bệnh dịch hạch

Nguyên nhân của loại bệnh này cũng do các virus gây ra. Triệu chứng của dịch hạch trên con le le xảy ra khi chúng có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy, bỏ ăn, rụng cánh. Đặc biệt, nước mắt và mũi chảy ra có chất dính. Phân có màu xanh vàng và đôi lần có máu ở quanh khu vực hậu môn.

Điều không may mắn nhất đó là không có thuốc điều trị triệt để cho loại dịch bệnh này. Do đó, bạn còn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh bằng cách tiêm phòng định kỳ. Lần lượt là 1 tháng tuổi, lần 2 khi 3 tháng tuổi và cuối cùng là 6 tháng tuổi. Khi le le tròn 1 tháng tuổi hãy tiêm mũi lần 1 và cứ tiếp theo 6 tháng tiêm một lần. Bạn có thể đọc hướng dẫn chi tiết trên nhãn chai thuốc hoặc tiêm vào cơ ngực 1 cc. Để mua loại thuốc này hãy đến Cục phát triển chăn nuôi hoặc trụ sở chăn nuôi của tỉnh.

Bệnh Plek

Đây cũng là loại bệnh do nguyên chính từ virus. Nếu con le le đột nhiên ngồi xổm, toàn thân run rẩy và bị tê liệt. Lúc này vịt trở nên nhát hơi người và miệng nhiễu nước bọt, mắt ướt, hơi thở khò khè, đi đại tiện có phân trắng. Diễn biến triệu chứng này xảy ra nhanh chóng trong vòng 24 giờ và chết.

Nhằm đề phòng bệnh Plek bạn nên tiêm phòng cho vịt. Loại vắc xin ngừa bệnh dịch hạch này dưới dạng khô được đóng gói kỹ lưỡng và hút chân không. Cách sử dụng rất dễ dàng, bạn chỉ cần hoà tan chúng bằng dung dịch được pha loãng. Sau đó lắc đều cho thuốc tan và đặt ngay trong thau nước đá là có thể sử dụng.

Khi tiêm, bạn có thể tiêm ở da cổ hoặc tiêm phần bắp ngực. Chỉ tiêm mỗi con 0,5 ml và khi vịt tròn 21 ngày tuổi. Không nên tiêm phòng trong thời gian con le le xuất chuồng. Vì thời điểm này vịt có khả năng miễn dịch rất thấp.

Hãy bảo quản vắc xin ở ngăn thường của tủ lạnh, trong nhiệt độ từ 2 – 8 độ C hoặc trong chai đá.

Trên đây là những thông tin về việc chăn nuôi con le le hiệu quả. Các chia sẻ này được chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm lâu năm của nhiều người nông dân trên nhiều tỉnh thành. Từ đó cho thấy, việc nhân rộng mô hình này là thật sự cần thiết và rất đúng đắn. Bởi vì,ì le le là loài vật ít dịch bệnh, có sức sống cao, dễ thích nghi. Hơn thế nữa, mức giá của le le khi xuất chuồng được duy trì ổn định nên việc làm giàu từ chúng là điều không khó.

Địa chỉ cung cấp le le giống

Khu vực miền bắc

Trang trại Vườn Chim Việt

Thôn 1B-Xã Đông Mỹ-Thanh Trì -Hà Nội. Mobile : 0977774677

Trang trại Thụy Phương

109/20 Nguyễn Sơn , Long Biên, Hà Nội.Điện thoại: 01636990528

Khu vực miền Nam

Trang trại Ba ba Hoàng Thon

Quốc lộ 1A, ấp Cái Tràm A1, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tình Bạc LiêuDi động: 0939 956 060 – 0907 073

Trang trại bán vịt trời Phú Nhuận

74 Thích Quảng Đức, P.5, Phú Nhuận,Tр.HCMĐiện thoại: a.Quân : 0906 894858

Trang trại ở Phước Long

Ấp Bình LLễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc LіêuĐiện thoại: 01277980 330

Xemthêm:

  • Trang trại le le đem lại bạc tỷ giữa Kiên Giang

Tìm bài này trên Google:

  • con le le la con j
Ngày đăng: 05/06/2021. Người đăng: tungphuong123 Chuyên mục: Vật nuôi Tags: chim le le

Bài viết liên quan

  • Mô hình nuôi chim le le sinh sản - mo hinh nuoi chim le le sinh san 1 150x150

    Mô hình nuôi chim le le sinh sản

    Thẻ:chim le le, mô hình nuôi chim le le

  • Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bb468ede 150x150

    Mô hình nuôi chim le le lấy thịt

    Thẻ:chim le le, mô hình nuôi chim le le

Bài viết cùng chuyên mục

  • Chim nhồng có khả năng hót hay

    Chim nhồng – Cách chăm nuôi đúng kỹ thuật cho chim nhanh nói

  • Chim xòe quạt - chim rẻ quạt - chim xoe quat chim re quat jpg 150x150

    Chim xòe quạt – chim rẻ quạt

    Thẻ:chim rẻ quạt

  • Gà Đông Tảo chân to kỷ lục giá 50 triệu chưa bán - 230120 150x150

    Gà Đông Tảo chân to kỷ lục giá 50 triệu chưa bán

    Thẻ:nuôi gà đông tảo

  • Cá Chạch Lấu - chach lau bo me 150x150

    Cá Chạch Lấu

    Thẻ:cá chạch lấu

  • Gà kỳ lân năm ngón giá chục triệu tại Sài Gòn - gakylan zing 6 1 150x150

    Gà kỳ lân năm ngón giá chục triệu tại Sài Gòn

    Thẻ:gà kỳ lân

  • Gà nhiều ngón - 1434393148 cjbxga1 tiru 150x150

    Gà nhiều ngón

    Thẻ:Gà nhiều ngón

  • Gà Onagadori - danchoisotvoigacanhngoaiduoidai7methinh2 22949571 150x150

    Gà Onagadori

    Thẻ:Gà Onagadori

  • Kỹ thuật chọn Chim Họa Mi hót hay - chim hoa mi 1 150x150

    Kỹ thuật chọn Chim Họa Mi hót hay

    Thẻ:chim họa mi

Thảo luận cho bài: Con le le – Đặc điểm sinh học và cách chăn nuôi hiệu quả

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Le Le