Con Người Và Sự Thuần Hóa Muôn Loài - Genk
Có thể bạn quan tâm
Con người là một loại động vật cấp cao, nằm ở vị trí cao nhất trong bậc thang tiến hóa. Chúng ta có khả năng thuần hóa các loài động, thực vật khác phục vụ cho nhu cầu sinh tồn và vô tình thuần hóa chính bản thân mình. Bạn đã bao giờ tự hỏi, làm thế nào các loài động vật khác có thể bị thuần hóa. Và tại sao, một số loài như: chó, mèo, trâu, bò…có thể bị thuần hóa trong khi một số loài khác như: cáo hay ngựa vằn...thì mãi vẫn duy trì đời sống hoang dã? Bài viết xin đưa đến cho bạn một số ý tưởng để trả lời phần nào những câu hỏi trên.
Bản chất của sự thuần hóa
Thuần hóa là quá trình biến những loài động thực vật hoang dã thành loài mới qua quá trình nhân giống và chọn giống. Loài mới này giữ lại những đặc điểm ưu việt có ích cho cuộc sống con người. Trong lịch sử hình thành và tiến hóa của loài người hiện đại, có ba mục đích chính cho sự thuần hóa:
- Thứ nhất là để tạo ra nguồn thức ăn ổn định. Tổ tiên chúng ta, sau một giai đoạn sống bấp bênh bằng cách săn bắn hái lượm, đã dần nghĩ đến việc thuần hóa và lai tạo những loài cây, loài thú để sử dụng làm nguồn thức ăn ổn định hơn.
- Thứ hai là thuần hóa động vật để lấy sức lao động. Con người dùng trâu bò để kéo cày, dùng ngựa để chở hàng hay ưhục vụ cho việc chinh chiến...
- Thứ ba, con người thuần hóa vật nuôi để làm bạn, người đồng hành. Những chú chó đồng hành là ví dụ điển hình.
Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: thuần hóa và thuần dưỡng. Một con vật hoang dã được thuần dưỡng khi nó được con người nuôi nấng từ nhỏ, nhưng nó không tách thành một loài mới, và khi trở lại môi trường hoang dã, nó nhanh chóng thích nghi và tìm lại bản năng sinh tồn.
Con người bắt đầu hoạt động thuần hóa từ khi nào?
Đây là một trong những vấn đề khó, ngay cả với các nhà nghiên cứu lịch sử phát triển loài người. Thật khó để nói chính xác khi nào con người bắt đầu hoạt động thuần hóa. Có bằng chứng cho thấy, những người cổ đại ở khu vực Trung Đông bắt đầu chuyển từ đời sống săn bắt-hái lượm sang nghề nông từ khoảng 11.000 đến 12.000 năm trước. Khi việc săn bắt và hái lượm trở nên khó khăn, để sinh tồn, họ buộc phải học cách trồng trọt, và sau một vài mùa vụ, những giống cây họ trồng đã cho thấy sự ưu việt hơn hẳn so với dạng hoang dại. Cây lúa mạch đen bán thuần chủng đầu tiên có niên đại khoảng 13.000 năm, dù loài thuần chủng hoàn toàn đầu tiên có lẽ là loài bầu hồ lô được trồng vào khoảng 12.000 năm trước, chủ yếu để làm lọ đựng (nước, hạt, thực phẩm…). Các loại ngũ cốc như lúa mì và đậu hà lan xuất hiện vào khoảng 11.000 năm trước, cũng ở vùng trung đông, trong khi các loại vật nuôi đầu tiên là cừu và lợn được thuần hóa vào khoảng 11.000 năm trước trên khắp châu Á.
Một điều rõ ràng rằng, con người biết thuần hóa các loài động vật từ rất lâu trước khi biết tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp. Bằng chứng cho thấy, con người đã mang theo chó như một người bạn đồng hành và để đi săn vài nghìn năm trước khi con người biết trồng trọt.
Điều gì làm một loài động vật có thể bị thuần hóa?
Chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thuần hóa, giáo sư Jared Diamond, nổi tiếng với cuốn sách:" Guns, Germs, and Steel", đã đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá sự thuần hóa ở một con vật. Một cách tóm tắt như sau:
1. Có thể ăn nhiều thứ khác nhau, đặc biệt là những thứ con người không ăn được, thậm chí là chất thải, đồ thừa của con người. Chính vì điều này, các loài động vật ăn thịt phần nào khó thuần hóa hơn các loài động vật ăn cỏ, vì chúng đòi hỏi con người phải cung cấp nguồn thức ăn từ các loài động vật khác.
2. Các loài động vật đó phải lớn nhanh, ít nhất là nhanh hơn con người. Bởi, chỉ có lớn nhanh, chúng mới có thể phục vụ mục đích (thức ăn, sức lao động) của con người, và đồng thời, có thể nhân nhanh giống trong quá trình thuần hóa.
3. Con vật có khả năng sinh sản trong một không gian hạn hẹp. Những loài động vật yêu cầu một không gian rộng lớn để sinh sản như gấu trúc và linh dương…thật sự khó để thuần chủng.
4. Các loài vật phải thân thiện với môi trường xung quanh. Tất nhiên, điều này mang tính tương đối. Chúng ta có thể nhốt một con bò rừng hung hãn, nhưng rõ ràng là không thể thuần chủng chúng.
5. Không chỉ là thân thiện, con vật phải hiền lành. Bởi ngay cả khi bị bắt, chúng sẽ không ngừng thoát ra. Và cho dù không thể trốn thoát, thì bản tính “không hiền lành” của chúng cũng rất khó cho con người thuần hóa. Chó sói là một ví dụ của điều này.
6. Con vật phải dễ dàng chấp nhận con người là chủ nhân của nó, nghĩa là phải có hệ thống phân cấp xã hội linh hoạt.
Điều đáng chú ý là sau khi được thuần hóa, vẻ bề ngoài của con vật có thay đổi nhưng không quá nhiều, thậm chí là rất khó phân biệt loài hoang dã và loài thuần chủng. Chó nhà và chó hoang, ngựa thường và ngựa vằn…không có nhiều điểm khác biệt về hình dáng. Thậm chí, ngựa vằn có thể lai với ngựa nhà tạo ra con lai mới. Tuy nhiên, về mặt khoa học, chúng được chứng minh là không thể thuần hóa.
Những thay đổi ở một loài thuần hóa
Như một quy luật chung, các loài thuần chủng có kích thước nhỏ hơn và ít tinh ranh hơn giống hoang dã. Điều này cũng dễ hiểu. Các loài vật nuôi luôn có thức ăn sẵn, và không phải vận động để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn trong tự nhiên luôn là thứ tốt và phù hợp nhất với khẩu vị cũng như sự phát triển của chúng, chính vì thế kích thước giảm dần. Qua nhiều thế hệ, chúng đạt được kích thước ổn định của giống thuần chủng, và thường nhỏ hơn loài hoang dã về bộ khung, còn phần lớn, chúng thường béo hơn những cá thể hoang dã. Chúng cũng không phải vật lộn với các thách thức của môi trường cũng như sự cạnh tranh của các cá thể khác như môi trường hoang dã nên cũng ít tinh ranh hơn.
Kích thước bộ não giảm đi. Có nhiều lý do giải thích điều này. Trong đó, lý do quan trọng nhất là chúng không phải chịu áp lực sinh tồn, không sử dụng hết các kĩ năng vốn có, và dần dần, bộ não không được sử dụng linh hoạt. giảm dần kích thước qua các thế hệ.
Về mặt tiến hóa mà nói, sự nhân giống tạo dòng thuần chủng con người đã ảnh hưởng đến quá trình tiền hóa của các loài trong tự nhiên do việc giao phối cận huyết, làm thay đổi tần số kiểu gen và các alen trong quần thể vốn có.
Có phải tất cả các loài thuần hóa đều là thể đột biến?
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, quá trình tiền hóa từ loài này thành loài khác diễn ra trên cơ sở những đột biến nhỏ, là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. Còn chọn lọc tự nhiên là động lực của quá trình tiến hóa. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các loài thuần hóa có phải là thể đột biến của các giống hoang dã ở một mức độ nào đó?
Hãy thử phân tích trường hợp của lúa mì hoang dại và lúa mì đã được thuần hóa. Giữa lúa mì hoang dại và lúa mì thuần hóa có khá nhiều điểm khác. Điểm khác biệt cơ bản là lúa mì hoang dại phát tán hạt giống theo gió đi khắp nơi. Còn lúa mì thuần hóa giữa hạt giống của chúng trên bông, làm cho việc thu hoạch và gieo trồng dễ dàng hơn. Vậy, sự thay đổi này có nguồn gốc từ đâu?
Điều này chỉ có thể giải thích là, trong rất nhiều cá thể lúa mì hoang dại lúc đầu, luôn có một tỉ lệ đột biến tự nhiên nhất định. Và người nông dân, khi gieo trồng, vụ này qua vụ khác đã chọn đúng hạt giống đột biến. Những đột biến nhỏ được tích lũy dần qua từng mùa vụ và hình thành một đột biến lớn, dẫn tới sự thay đổi về loài, tạo ra giống lúa mì thuần chủng.
Từ ví dụ này khiến các nhà khoa học tự hỏi, liệu tất cả các giống thuần hóa đều là thể đột biến của giống hoang dại theo cơ chế tương tự? Chẳng hạn, chó nhà có thể là hậu duệ của chó sói, đã biến đổi những đặc điểm về hình thái để phù hợp hơn với môi trường. Điều này rõ ràng phù hợp với thuyết tiến hóa của Darwin.
Một câu hỏi khác là liệu có phải ở các loài hoang dã đã có sẵn những gen quy định những đặc điểm của loài thuần hóa, để khi môi trường thay đổi, chúng biểu hiện ra ngoài, hoặc bình thường chúng không được biểu hiện, nhưng khi có một đột biến gen nhỏ, làm những đặc điểm này được biểu hiện. Tuy nhiên, giải thiết này đã được bác bỏ, và giả thuyết trên dường như được các nhà khoa học chấp nhận hơn. Bằng chứng là năm 1950, nhà khoa học Dmitri K. Belyaev đã tiến hành thuần hóa cáo. Sau 2 thập kỉ, ông đã có một quần thể cáo không sợ người, và tồi tệ hơn, vẻ bề ngoài và hoạt động của chúng không khác là mấy so với một con chó bình thường.
Con người hiện đại có phải là loài thuần hóa?
Đây thực sự là một câu hỏi thú vị. Liệu con người chúng ta hiện nay có phải là một chủng thuần hóa của tổ tiên chúng ta? Liệu chúng ta có đang tự thuần hóa chính mình? Hãy quay lại với 6 tiêu chuẩn của Jared Diamond để kiểm tra:
1. Con người là động vật ăn tạp. Con người có thể ăn bất cứ thứ gì, từ sơn hào hải vị đến những món độc nhất vô nhị, thậm chó là khó đỡ như: kiến, gián, sâu, bọ…Vì vậy chắc chắn con người có một chế độ ăn uống linh hoạt.
2. Tốc độ tăng trưởng là yếu tố thực sự khó đánh giá. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy tốc độ tăng trưởng của chúng ta đã tăng tốc so với giai đoạn tiền sử. Những cả thể ở giai đoạn nông nghiệp bắt đầu tuổi dậy thì sớm hơn nhiều so với các cá thể ở thời kì săn bắt, hái lượm. Người phụ nữa ở thời kì săn bắt, hái lượm cũng chỉ trải qua khoảng ¼ số chu kì kinh nguyệt so với phụ nữ ở giai đoạn nông nghiệp. Đó là những thay đổi thực sự tinh tế. Và chắc chắn rằng, còn nhiều bằng chứng khác cho thấy chúng ta lớn lên nhanh hơn so với giai đoạn trước.
3. Con người chúng ta có thể sinh sản trong một không gian khá nhỏ -chỉ cần hỏi một sinh viên năm nhất đại học- nhưng không có bằng chứng thực sự rằng: con người đã từng chiếm lĩnh lãnh thổ trong qúa trình sinh sản từ trước đến nay. Cho nên, cúng ta hãy bỏ qua, không áp dụng tiêu chuẩn này.
4 và 5. Có người trở nên dễ chịu hơn hoặc bình tĩnh theo thời gian? Khi đi từ giai săn bắt hái lượm, sang giai đoạn xã hội nông nghiệp, con người đã dần tự hình thành cho những khuôn mẫu và chuẩn mực xã hội, dần gò bó mình vào lễ nghi, tôn giáo, đạo đức và pháp luật, và sự “ thoáng đãng” do đó cũng hạn chế hơn nhiều.
6. Hệ thống phân cấp xã hội của chúng ta khá linh hoạt. Đi từ xã hội nguyên thủy, chúng ta sống với nguyên tắc xã hội bình đẳng, và không trú trọng quá nhiều đến vai trò lãnh đạo, cũng như sự phân chia giai cấp. Đến giai đoạn xã hội phong kiến hay xã hội chiếm hữu nô lệ, sự phân cấp thể hiện một cách rõ rệt, và cho đến ngày nay, sự phân cấp đó luôn tồn tại.
Không chỉ là 6 tiêu chuẩn trên, về mặt cấu trúc, người hiện đại chúng ta có vóc dáng nhỏ hơn tổ tiên, bộ não của chúng ta cũng nhỏ hơn thời kì săn bắn, hái lượm. Và có một giả thuyết cho rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới mà chúng ta càng ngày càng …ngu đi.
Từ khóa » Thuần Hóa Là Con Gì
-
Thuần Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tại Sao Không Thể Thuần Hóa Mọi động Vật? - Vietnamnet
-
Động Vật đã được Thuần Hóa: Gia Cầm, Gia Súc, Ngựa, Mèo, Chó ...
-
Chó Là động Vật đầu Tiên Mà Loài Người Thuần Hoá Thành Công
-
Tại Sao Chó Là động Vật đầu Tiên Mà Loài Người Thuần Hoá Thành ...
-
Lịch Sử Loài Chó: Chó được Thuần Hóa Như Thế Nào Và Tại Sao
-
Thuần Hóa Thú Hoang - Báo Người Lao động
-
Thuần Hóa – Wikipedia Tiếng Việt - LIVESHAREWIKI
-
Những điểm Mới Của Luật Chăn Nuôi
-
Bí Mật Thuần Hóa động Vật Hoang Dã - VnExpress
-
ĐịNh Nghĩa Thuần Hóa TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...
-
Từ điển Tiếng Việt "thuần Hóa" - Là Gì?