Con Rạm: Đặc điểm, Tập Tính Sống Và Kỹ Thuật Nuôi Hiệu Quả

Chuyển đến nội dung Menu Search

Tin mới

22:51 | 06/01

Máy massage cổ vai gáy Đà Nẵng cách chọn phù hợp

22:41 | 06/01

Máy massage lưng tốt nhất là loại nào?

16:20 | 06/01

Dùng Máy Massage Cổ Có Tốt Không? Ưu Nhược Điểm

10:47 | 04/01

Review máy massage cổ vai gáy schlauer của Đức chi tiết nhất

10:25 | 03/01

Cách sử dụng máy mát xa cổ an toàn và hiệu quả nhất

15:27 | 02/01

Máy massage lưng cho bà bầu có nên dùng? Chú ý gì khi sử dụng?

16:07 | 29/12

Máy Massage Cổ Vai Gáy Có Tốt Không? Ai Không Nên Dùng?

15:07 | 29/12

Cách Sử Dụng Máy Massage Cổ Konka Thư Giãn Nhất

16:32 | 27/12

Bí Quyết Cách Sử Dụng Máy Massage Lưng Để Cải Thiện Sức Khỏe

16:57 | 24/11

Cô Hoàng Ngọc Lan Tâm Minh Đường và bài thuốc nám hiệu quả

  1. Trang chủ
  2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
3.9/5 - (15 bình chọn)

Con rạm có danh pháp khoa học là Varunidae – một loài thuộc họ Cua, ngành động vật chân đốt. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác như con đam hay rạm đồng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mô tả đặc điểm, tập tính và kỹ thuật nuôi rạm đem lại hiệu quả kinh tế cao qua bài viết này.

Con rạm: Đặc điểm, tập tính, công dụng và kỹ thuật nuôi hiệu quả
Hình ảnh con rạm

Nội dung chính trong bài

Con rạm là gì? Đặc điểm hình dạng của rạm

Rạm là một loài động vật cùng họ với cua, kích thước của chúng tương đương với cua đồng. Tuy nhiên, con rạm có mình dẹt hơn cua đồng.

Mai của con rạm khá cứng và có màu xanh xám giống như màu của đá. Viền của mai không có gai như cua đồng. Dưới mai có nhiều gạch màu vàng hoặc vàng đậm.

Cũng giống như các loài trong họ cua, rạm cũng có 2 càng lớn và 8 chân. Tuy nhiên, chân của con rạm dài và dẹp hơn cua đồng. Mỗi chân có 3 đốt, ở đốt chân cuối cùng của rạm thường dẹp khá ngắn và không có lông.

Phần bụng của rạm thường có màu trắng hoặc vàng và có bộ phận sinh sản thường được gọi là yếm. Đây là bộ phận dùng để phân biệt rạm cái và rạm đực. Những con rạm cái thường có yếm to, chiếm gần hết phần bụng. Còn rạm đực thì yếm khá nhỏ ở chính giữa bụng.

Rạm trưởng thành thường có mai dài khoảng 3 – 4cm. Cá thể rạm đực thường có kích thước nhỏ hơn cá thể cái.

Tập tính sinh sống của con rạm

Rạm là một loài khá phổ biến ở các vùng sông gần cửa biển ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,…

Chúng là một loài giáp xác sinh sống ở vùng nước lợ, gần các cửa sông, lạch. Con rạm thích sống ở những cánh đồng trũng, có nhiều nước.

Cũng giống như cua đồng, rạm thường đào hang ở ven bờ hoặc đất ruộng mềm. Tuy nhiên, hang của chúng nông hơn, thường chỉ sâu khoảng 3 – 5cm. Khi nước ngập cửa hang thì con rạm sẽ bò ra ngoài và không trú ẩn trong hang. Con rạm có tính cách hiền hơn cua đồng, chúng ít khi dương càng lên để tấn công đối thủ.

Mùa sinh sản là mồng 1 hoặc rằm tháng 4 – 5 âm lịch (tháng 5 – 6 dương lịch), con rạm sẽ di chuyển về phía các cửa sông nước lợ để kết đôi và sinh sản. Các con rạm non sẽ trú ẩn ở trong yếm của con cái cho đến khi chúng có thể bò ra ngoài. Khi rạm con to bằng đầu que diêm (rạm cốm) thì chúng sẽ di chuyển về các cánh đồng để sinh sống và tiếp tục vòng đời.

Thức ăn của con rạm là các loài động vật giáp xác, ốc, cá nhỏ và thực vật phù du như tảo, rong rêu. Rạm sẽ sử dụng hai càng để bắt và đưa thức ăn vào miệng.

Con rạm: Đặc điểm, tập tính, công dụng và kỹ thuật nuôi hiệu quả
Rạm sống ở vùng nước lợ, cửa sông

Tác dụng của con rạm trong đời sống

Trong rạm có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người như vitamin B1, B2,… các khoáng chất như Photpho, Lipid, Canxi, sắt (Fe) và chứa rất nhiều đạm. Chính vì vậy, rạm được coi là món ăn bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Sử dụng rạm để chữa bệnh

Theo Đông y, con rạm có mùi tanh, thịt mặn giúp bồi bổ khí huyết, lưu thông kinh mạch và cung cấp nhiều dưỡng chất. Vì thế, rạm được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Cung cấp canxi để thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp, điều trị bệnh còi xương ở trẻ em và chứng loãng xương ở người lớn.
  • Thịt của con rạm cũng giúp cải thiện chứng thận yếu và yếu sinh lý.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh huyết ứ, đau tức ngực và sườn.
  • Cải thiện giấc ngủ, giảm chứng đau đầu ở người lớn tuổi.

Dùng con rạm để chế biến món ăn

Món ăn từ rạm không phải là đặc sản vùng miền tuy nhiên luôn có sức cuốn hút đối với mọi người. Thịt của rạm béo ngậy, ngọt, mai mềm, ăn giòn và có nhiều gạch hơn cua đồng khiến cho các món ăn từ rạm được rất nhiều người yêu thích.

Để chế biến các món ăn từ con rạm, bạn cần chọn những con to, khỏe mạnh, mai bóng và có màu tươi sáng. Phần bụng đầy đặn, khi nắn vào mai và yếm thì phải cứng cáp, không bị mềm. Các bà nội trợ nên mua rạm vào ngày mồng 1 hoặc rằm vì đó là thời điểm rạm ngon nhất. Dưới đây là một số món ăn thơm ngon và bổ dưỡng từ con rạm

Món canh rạm

Cũng như canh cua, canh rạm là một món ăn ưa thích của rất nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 bó rau đay hoặc rau mồng tơi.
  • 1 trái mướp
  • Khoảng 200g con rạm.
  • Các gia vị muối, hạt nêm,…

Cách làm:

  • Rửa sạch rạm, lột phần mai và yếm dưới bụng. Dùng tăm để lấy phần gạch để vào bát. Cho phần thịt của con rạm vào giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
  • Rau rửa sạch thái nhỏ, mướp bỏ vỏ thái mỏng.
  • Cho phần nước và gạch của con rạm vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi rồi cho rau và mướp vào nấu đến khi chín. Lưu ý, trong quá trình nấu canh thì khuấy nhẹ để không làm vỡ riêu.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Rạm rang muối

Con rạm rang muối là món ăn không còn xa lạ với nhiều người và thực hiện rất đơn giản.

Chuẩn bị:

  • 500g rạm ngon
  • Muối và các gia vị

Thực hiện:

  • Rạm rửa sạch, có thể vặn bỏ phần chân và bỏ yếm
  • Cho các gia vị muối, hạt nêm vào ướp khoảng 10 phút.
  • Đem đun đến khi gần hết nước thì đảo liên tục cho đến khi con rạm khô hoàn toàn.

Với món ăn này, bạn có thể ăn cả con rạm, phần gạch có thể lấy ra trộn với cơm cũng đem lại hương vị tuyệt vời.

Con rạm: Đặc điểm, tập tính, công dụng và kỹ thuật nuôi hiệu quả
Con rạm có nhiều lợi ích trong cuộc sống

Kỹ thuật nuôi rạm đem lại hiệu quả kinh tế cao

Ở các vùng nước lợ, con rạm trong tự nhiên thường được khai thác vào mùa hè. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cao và môi trường sống ngày càng bị thu hẹp dẫn đến giảm số lượng loài, nhiều nơi đã áp dụng kỹ thuật nuôi rạm để cung cấp quanh năm.

Sau đây là kinh nghiệm nuôi con rạm đem lại hiệu quả cao:

  • Sau mùa gặt lúa kết thúc, người nuôi phải hút cạn phần nước trong ruộng rồi rắc vôi bột lên bề mặt đất với tỷ lệ là 10kg/100 mét vuông. Phơi đất ruộng trong khoảng 3 – 4 ngày.
  • Ruộng nuôi con rạm nên đắp các mô đất cao để chúng có thể tạo hang ẩn nấp và khi lột xác thì chúng lại di chuyển đến chỗ thấp nhiều nước.
  • Bơm nước vào ruộng đến khi ngập khoảng 0.3 – 0.6m.
  • Dùng phân bón gây màu nước với tỷ lệ 25kg/100 mét vuông.
  • Khi đủ điều kiện về mặt ruộng và nước thì có thể thả con rạm giống với tỷ lệ 20con/m2.
  • Thức ăn cung cấp cho rạm hàng ngày là các loại cá, ốc xay nhỏ trộn với men vi sinh rồi ủ trong khoảng 3 ngày. Thời gian cho con rạm ăn là sáng sớm và chiều muộn khi thời tiết mát mẻ.
  • Trong quá trình nuôi thì cần chú ý đến độ pH trong nước để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho con rạm phát triển.
  • Thời điểm thu hoạch rạm tốt nhất là sau khoảng 4 – 5 tháng nuôi, trọng lượng của chúng đạt khoảng 40 – 50 con/kg. Nên thu hoạch vào ngày mồng 1 hoặc ngày rằm vì thời gian này rạm có thịt chắc và nhiều gạch.

Hiện nay, giá bán con rạm giao động từ 100.000 – 150.000VNĐ mỗi kg. Nuôi rạm hứa hẹn sẽ giúp cải thiện kinh tế của nhiều hộ gia đình làm nông ở vùng nước lợ, gần cửa sông lạch.

Trên đây là những thông tin chi tiết đặc điểm, tập tính và kỹ thuật nuôi con rạm. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về loài động vật giáp xác nhỏ bé nhưng rất quen thuộc này.

>> Xem thêm: Hà mã ăn gì

Những hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên luôn được xã hội quan tâm. Trong bài viết https://www.tralac.org/news/article/10848-new-analysis-shows-scale-of-international-commitment-to-tackle-illegal-wildlife-trade-over-1-3-billion-since-2010.html đã nêu ra số tiền được các nhà tài trợ cho các dự án chống buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp từ năm 2010 đến 2016 là 1.3 tỷ USD. Ngoài tài trợ của các tổ chức, chúng ta vẫn cần phải chung tay để chấm dứt tình trạng này.

Bác sĩ Trần Hùng 29/10/2019 Nguồn tham khảo: Đang cập nhật!

Đánh giá bài viết

3.9/5 - (15 bình chọn) Chia sẻ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Cùng chuyên mục
  • Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam: Loài nào nguy hiểm nhất?

    Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam: Loài nào nguy hiểm nhất?

  • Gấu trúc ăn gì? Những thông tin thú vị về loài gấu trúc

    Gấu trúc ăn gì? Những thông tin thú vị về loài gấu trúc

  • Cạp nia nam - Loài rắn có nọc cực độc

    Cạp nia nam – Loài rắn có nọc cực độc

  • Ếch giun: Loài động vật hoang dã có thân hình “kỳ quái”

    Ếch giun: Loài động vật hoang dã có thân hình “kỳ quái”

  • Rùa Sa Nhân - Loài rùa quý hiếm đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng

    Rùa Sa Nhân – Loài rùa quý hiếm đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng

  • Họ cá mập hổ cát – Những loài săn mồi đáng sợ dưới đại dương

  • Con dế ăn gì? Cách cho ăn và mô hình nuôi dế hiệu quả

    Con dế ăn gì? Cách cho ăn và mô hình nuôi dế hiệu quả

  • Kỳ đà vân: Đặc điểm, tập tính, thực trạng và cách nuôi hiệu quả nhất

    Kỳ đà vân: Đặc điểm, tập tính, thực trạng và cách nuôi hiệu quả nhất

  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Bình luận 0
  • Top
  • Chia sẻ
  • Bình luận 0
  • Danh mục
  • Top
Liên hệ

Từ khóa » Hình ảnh Con Rạm