Côn Trùng Trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hội thảo là bước phát triển khởi đầu cho sự liên kết và hợp tác nghiên cứu giữa các chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ, các lương y nghiên cứu về côn trùng và y học cổ truyền đến từ các viện, bệnh viện, trường đại học trong cả nước.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Giám đốc Viện y học cổ truyền quân đội cho rằng, trong hệ thống đông nam dược, những vị thuốc có nguồn gốc là côn trùng rất đa dạng, tác dụng chữa bệnh rất phong phú và chúng xuất hiện trong nhiều bài thuốc khác nhau từ chữa bệnh ngoài da, vết thương nhiễm khuẩn đến các bệnh nội, ngoại khoa, các chuyên khoa.
Côn trùng và các sản phẩm của chúng không những được sử dụng trong các đơn thuốc y học cổ truyền mà chính côn trùng sống còn được sử dụng như một công cụ để châm cứu, để hút máu độc…
Ở Việt Nam, các nhà côn trùng học ghi nhận được khoảng 50 loài côn trùng có thể sử dụng trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng trong y học cổ truyền phần lớn dựa vào kinh nghiệm.
Các loài côn trùng được sử dùng làm dược liệu trong các tài liệu kinh điển là bọ hung, bọ ngựa, sâu dâu, sâu đá, tằm, tò vò, ve sầu, rệp, ong mật… Trong bảng xếp hạng thuốc làm từ côn trùng còn có mặt của các loài động vật khác như cóc, giun đất, bọ cạp, rết, nhện…
Hiện nay những vị thuốc là côn trùng có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc y học cổ truyền cũng như trong danh mục dược liệu thường dùng ở các khoa, bệnh viện y học cổ truyền trong toàn quốc.
Gần đây có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, độc tính, hoạt tính sinh học và tác dụng điều trị của một số loài côn trùng hoặc sản phẩm của chúng như các sản phẩm của ong mật, mối, kiến gai đen, sâu chít… Một số sản phẩm là dược phẩm hay thực phẩm chức năng từ côn trùng đã được đưa vào phục vụ cuộc sống.
Tuỳ theo kinh nghiệm của từng vùng, từng dân tộc khác nhau, mọi người sử dụng côn trùng để chữa bệnh hiệu quả. Dế mèn, niềng niễng chữa trẻ em đái dầm; tổ kiến, hoàng cung mối chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen phế quản. Gần đây, nhiều người sử dụng nhiều loài côn trùng để ngâm rượu uống, làm thức ăn như ong đất, sâu tre, sâu chít, mối, kiến, châu chấu, bọ xít… Côn trùng và các sản phẩm của chúng còn là thức ăn cho nhiều loài động vật có giá trị trong y học cổ truyền như mật ong, kiến, mối, tằm…
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Niệm, Công ty ong Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân thường ngâm các con ong trưởng thành hoặc ngâm cùng với ấu trùng và nhộng của chúng (ong mật, ong bò vẽ, ong đất) trong rượu trắng để làm rượu thuốc có tác dụng bồi bổ sức khoẻ. Ngoài ra, việc cho ong đốt trực tiếp vào các huyệt vị để phòng, trị các bệnh thấp khớp, tê thấp, đau lưng mỏi gối hoặc châm cứu bằng nọc ong để chữa bệnh. Các bác sĩ ở Viện y học cổ truyền quân đội vừa thành công khi sử dụng ong châm điều trị liệt do di chứng đột quỵ não.
Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm để xây dựng Bảo tàng văn minh sông Hồng, các nhà khoa học của Trung tâm hợp tác khoa học công nghệ và truyền thông môi trường đã thu thập được một số bài thuốc chữa bệnh, thuốc bổ dưỡng có sử dụng côn trùng ở vùng Bãi Già Cổ thuộc huyện ba Vì, Hà Tây.
Kiến đen được bào chế làm thuốc.
Đó là rượu nếp sâu ong có công hiệu đối với người bị các bệnh khô da, nấm da và có vết thương hở, người già yếu, sau đẻ, sau mổ; bài thuốc làm tiêu mụn nhọt từ kiến lửa và bọ xít cây nhãn; bài thuốc dịt mau lành vết thương từ hỗn hợp trộn mối cánh non, mối cánh già, lá trầu và mật ong. Theo nghiên cứu, những bài thuốc này có giá trị cao vì không gây dị ứng hay các phản ứng phụ, không gây ung thư và các tai biến khác cho người bệnh.
Ngoài ra, địa long tức giun đất không phải là côn trùng nhưng cũng được các nhà khoa học nghiên cứu, bào chế thành thuốc. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thúy, Viện y học cổ truyền quân đội cho biết, 97 bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và vừa đã an toàn khi sử dụng 2,5 gam thuốc mỗi ngày, giúp bệnh nhân hạ huyết áp. Liều thuốc này dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí điều trị.
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Công Hiển, giám đốc Trung tâm ứng dụng côn trùng học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phê duyệt chương trình nghiên cứu khoa học “Bảo tồn, khai thác và phát triển côn trùng phục vụ cho y học cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013”.
Theo đó, một khu vực bảo tồn côn trùng trên diện tích hơn 20 ha sẽ được xây dựng. Đồng thời, tại đây sẽ nhân nuôi các loài được nghiên cứu, tuyển chọn theo từng loài cụ thể để khai thác dần chuẩn hóa chủng loại, chất lượng cũng như phương pháp bào chế các côn trùng làm dược liệu.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà côn trùng học, y học cổ truyền và các ngành khoa học khác được chia thành các nhóm cụ thể như nhóm ong nuôi và ong tự nhiên, kiến, mối, các loài cánh vẩy và các loài cánh cứng. Sự giúp đỡ đầu tư của nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ côn trùng trong y học cổ truyền Việt Nam sẽ giúp người dân hạn chế khai thác tuỳ tiện, huỷ diệt tài nguyên côn trùng như hiện nay.
Từ khóa » Các Loài Sâu Bọ Làm Thuốc Chữa Bệnh
-
Côn Trùng Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Côn Trùng Làm Thuốc
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Hoặc Hỗ Trợ Chữa Bệnh Từ Côn Trùng
-
Côn Trùng Làm Thuốc - VnExpress Sức Khỏe
-
Sâu Bọ Làm Thuốc Chữa Bệnh? Giúp Mk Với Mọi Người - Hoc24
-
Em Hãy Nêu Tên Các Loại Sâu Bọ Có Vai Trò Sau đây Làm Thực Phẩm ...
-
Sâu Bọ Có Làm Thuốc Chữa Bệnh được Không? - Sinh Học Lớp 7 - Bài ...
-
Loài Sâu Bọ Nào Dưới đây Có Vai Trò Làm Thuốc Chữa Bệnh
-
Lớp Sâu Bọ Có Những Lợi ích Gì đối Với Tự Nhiên Và Con Người - Hoc247
-
Kể Tên Và Nêu Vai Trò Của Các Loại Sâu Bọ Có Lợi - Nguyễn Ngọc Sơn
-
[DOC] CHỦ ĐỀ: LỚP SÂU BỌ
-
Lưu ý : Chỉ Kể Những Lớp Sâu Bọ Và Ko Kể Ngoài Nha . Có Thể đúng ...
-
*Lợi ích Lớp Sâu Bọ: -Làm Thuốc Chữa Bệnh. VD? -Làm ... - MTrend
-
Cây Sầu đâu Có Công Dụng Gì? | Vinmec