Công Chứng Chờ Là Gì? Rủi Ro Xảy Ra Khi Công Chứng Chờ

Công chứng là việc người đi công chứng đến văn phòng công chứng, uỷ ban nhân dân để công chứng. Hiện nay, theo cơn sốt đất đang đi lên xuất hiện việc công chứng chờ. Việc công chứng chờ người mua tiếp theo để có thể hoàn thành thủ tục tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hãy cùng tìm hiểu công chứng chờ là gì? Những rủi ro gì khi thực hiện công chứng chờ nhé!

1. Công chứng chờ là gì?

Công chứng chờ là việc bên bán đến phòng công chứng, công chứng các loại giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng đất. Tuy nhiên, chưa có thông tin người mua, những thông tin của người mua để trống. Người bán đến ký tên, lăn dấu vân tay. Là chỉ có bên bán và không có bên mua, giấy chưa có giá trị pháp lý. Công chứng không có giá trị pháp lý đối với việc thiếu bên mua, và chưa có thông tin gì về người mua. Trường hợp này này nhân viên pháp lý chưa làm gì hết. Nhân viên chỉ đánh máy theo văn bản, sau đó đưa người bán ký và điểm chỉ.

Nhân viên công chứng sẽ thu khoản tiền giữ hồ sơ. Lúc này người mua đưa tiền cho người bán mà không có bất kỳ pháp lý nào hết. Có thì cũng chỉ viết giấy viết tay. Không có công chứng hay chứng thực gì cả. Hồ sơ không có giá trị pháp lý. Công chứng viên sẽ không ký và đóng dấu khi không có đủ bên mua và bên bán. Việc này sẽ qua tay rất nhiều người, mà người mua cuối cùng không biết ai là người bán đầu tiên. Người mua gần nhất sẽ đưa người mua cuối cùng đi công chứng. Đưa thông tin người mua cuối cùng đánh máy vào đầy đủ bộ hồ sơ công chứng. Lúc này nhân viên công chứng mới đưa cho công chứng viên xác nhận lại và đóng dấu và ký tên.

2. Rủi ro từ việc công chứng chờ

2.1 Tại sao không nên công chứng chờ?

Việc công chứng chờ tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ và rủi ro lớn. Những cơn sốt đất đang lên khiến cho các cò đất tìm mua đất để bán cho những người tiếp theo rất nhiều. Các giao dịch, mua bán xong không hoàn thành thủ tục mua bán, chuyển nhượng. Người mua sẽ ký gửi giấy tờ cho công chứng viên, tiếp tục tìm người tiếp theo để chuyển nhượng. Điều này nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Điều này không chỉ gây thất thu về mặt ngân sách nhà nước mà còn có nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý. Người mua có nguy cơ mất trắng tài sản vì mua bán theo hình thức này.

Việc mua bán, chuyển nhượng này có nguy cơ rất cao. Trong trường hợp bên bán cố tình lừa đảo, có thể mua bán chuyển nhượng hoặc cầm cố nhiều nơi khác nhau có thể làm phát sinh tranh chấp. Vì hành vi mua bán này chỉ có bên bán, không có bên mua. Công chứng viên sẽ không đóng dấu công chứng và ký, không đưa thông tin này lên hệ thống cơ sở dữ liệu nên không có cơ quan nào biết được. Những thông tin này được gửi và không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên bán và mua. Trong trường hợp có rủi ro thì bên mua là người phải gánh chịu hậu quả. Đơn giản vì người bán đã nhận tiền, người mua chỉ chưa ký và đóng dấu công chứng để sang tên trước bạ.

2.2 Rủi ro phát sinh từ việc công chứng chờ

Có một số trường hợp khi người mua chưa công chứng để tìm nơi khác kiếm lời. Đến khi tìm được người mua thì phát hiện nhà đất mình đang bán bị phong tỏa, ngăn chặn không cho giao dịch. Bên bán đang có liên quan tới tòa án nên không thể bán mảnh đất đó đi được. Ngoài ra, còn một số trường hợp như bên bán chết, ly hôn,… cách đây vài tháng. Trên giấy tờ lại điền ngày chuyển nhượng sau thời gian đó vài tháng. Như vậy, giấy tờ công chứng sẽ không được hợp lệ và bạn sẽ mất đi quyền sở hữu đối với mảnh đất đó. Hoặc cũng có một số trường hợp công chứng viên cấu kết với người bán để công chứng; lừa tiền của người mua.

Rất khó để phát hiện việc ký gửi, ký chờ này. Do công chứng viên chưa đóng dấu và điền thông tin hồ sơ. Vì vậy, không thể yêu cầu công chứng viên đưa ra cho sở tư pháp để điều tra. Những vụ việc này xảy ra rất nhiều trên địa bàn cả nước hiện nay. Không chỉ người mua cuối cùng chịu thiệt về điều này mà còn có cả cò, mồi đôi khi cũng chịu thiệt thòi. Do đó nhà nước đã đưa ra các khuyến nghị, khuyến cáo, yêu cầu người dân không nên mua đất từ các cò mồi. Cần nâng cao cảnh giác, tập trung cao độ trước những thông tin, tránh bị lừa đảo.

3. Những lưu ý khi giao dịch bất động sản

  • Khi ra văn phòng công chứng hợp đồng giao dịch bất động sản cần có cả 2 bên giao dịch, cả hai bên cùng ký vào hợp đồng.
  • Nếu người tham gia giao dịch không có mặt thì cần phải ký giấy uỷ quyền.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ ghi tên người bán. Cần nộp đầy đủ các loại thuế mới có thể được công chứng, chứng nhận.
  • Chứng minh được người bán bất động sản là người duy nhất. Để tránh rủi ro, qua tay rất nhiều người thì yêu cầu họ chính là chủ của khu đất đó.
  • Ký kết và đóng dấu xong thì mới ra ngân hàng đóng tiền.

Việc công chứng chờ gây ra tình trạng nhức nhối trong thời gian gần đây. Các cơ quan báo chí đã vào cuộc để tuyên truyền cho người dân về tính trạng này. Bạn hãy cẩn thận để tránh bị lừa và mất trắng tiền.

Bài viết liên quan

  • Ai được cho thuê đất nông nghiệp? Thời hạn cho thuê là bao lâu?
    Ai được cho thuê đất nông nghiệp? Thời hạn cho thuê là bao…
  • Phí công chứng và Thù lao công chứng khác nhau ở chỗ nào?
    Phí công chứng và Thù lao công chứng khác nhau ở chỗ nào?
  • Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mới nhất
    Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mới nhất
  • Thủ tục cho tặng nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
    Thủ tục cho tặng nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
  • Quy định pháp luật về cho thuê đất công ích hiện nay
    Quy định pháp luật về cho thuê đất công ích hiện nay
  • Chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
    Chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
  • Mức quà Tết Nguyên đán 2024 cho người có công
    Mức quà Tết Nguyên đán 2024 cho người có công
  • Những khoản thuế và phí phải trả khi xây dựng nhà ở cho người dân
    Những khoản thuế và phí phải trả khi xây dựng nhà ở cho…
  • Chế độ tiêu chuẩn và xếp lương cho giáo viên mầm non hạng III
    Chế độ tiêu chuẩn và xếp lương cho giáo viên mầm non hạng…
  • Các tùy chọn thay thế cho CMND khi đi máy bay
    Các tùy chọn thay thế cho CMND khi đi máy bay

Từ khóa » Công Chứng Chờ Là Gì