CÔNG CHỨNG TREO LÀ GÌ VÀ NÓ CÓ THẬT SỰ RỦI RO ? - Chợ Đất

CÔNG CHỨNG TREO LÀ GÌ VÀ NÓ CÓ THẬT SỰ RỦI RO ?

MỤC LỤC

1) Công chứng treo là gì ?

2) Rủi ro của công chứng treo ?

3) Cách giải quyết rủi ro của công chứng treo ?

1) Công chứng treo là gì ?

Là hình thức mà bên văn phòng công chứng sẽ làm hợp đồng mua bán bình thường.

Sau đó bên bán đất/bán nhà (chủ bất động sản) sẽ đến, ký tên, đánh dấu vân tay đầy đủ.

Chỉ có phần của bạn (bên mua) thì chưa ký (để trống).

  • Sau khi chủ đất ký xong, Bạn chuyển tiền cho họ đầy đủ. Coi như họ (Chủ bất động sản) hết nghĩa vụ. Hợp đồng văn phòng công chứng sẽ giữ lại. Và làm 1 biên lai thu tiền hai bên ký xác nhận .

Khi nào bạn sắp xếp được. Bạn sẽ về để ký nốt phần trống đó. Sau đó công chứng viên sẽ đi đóng dấu công chứng. Như vậy là xong quy trình.

Bản chất hình thức này làm là để các ông đầu cơ hay đi mua bán đất nhiều trốn thuế vì nếu sang tên cho bên mua hoặc bán thì sẽ bị mất thuế, các đội mua bán lướt đầu cơ thường bán rất nhanh lên khi có khách họ sẽ ghép vào luôn để né tránh thuế.

Tư vấn lần đầu mua đất thì công chứng phải làm sao ?

2) Rủi ro của công chứng treo ?

Hình thức này nghe qua có vẻ là rất hợp lý, nhưng nó chứa đựng rủi ro.

o Rủi ro LỚN nhất:

Bản chất hành vi này không được pháp luật công nhận. Tức có nghĩa là hành vi sai với pháp luật. Công chứng đúng luật là hoạt động công chứng đảm bảo có sự tham gia của các bên trong giao dịch, hợp đồng và được xác thực bởi công chứng viên, đảm bảo ký tên và có đóng dấu của tổ các tổ chức và hai bên mua bán tham gia .

• Trong thời gian đợi bạn về ký công chứng (từ ngày chủ bất động sản ký, cho đến ngày bạn về ký). Bên bán đất/nhà gặp phải vấn đề dân sự. Không điều khiển được hành vi. Hoặc về tính mạng thì cho dù bạn có về ký thì công chứng viên cũng sẽ không xin được dấu công chứng cho hợp đồng.

Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng là “hợp đồng công chứng chỉ được đóng dấu khi xác nhận được sự có mặt của các bên tham gia. Có đầy đủ sức khỏe và đầy đủ khả năng điều khiển hành vi dân sự.”

Vậy mà chủ bất động sản lúc này thực tế không đáp ứng đủ, thì vô hình chung cái hợp đồng ký treo kia cũng chỉ còn là một tờ giấy nháp. Kể cả bạn có thân quen với công chứng viên, thì bên công chứng chắc chắn cũng không dám đóng dấu, vì sau này chủ đất có thể kiện tụng lại là ngày đóng dấu trên hợp đồng đó thì lúc này bên công chứng và bạn đều gặp rắc rối.

3) Cách giải quyết rủi ro của công chứng treo ?

Cách thức an toàn và hợp pháp luật mà mình muốn nói đến đó là ủy Quyền Bán.

Bạn nhờ một người thân (cực kỳ thân tín) ủy quyền cho họ mua bán cho bạn. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đất. Sau đó khi bạn quay về thì bạn sẽ sang lại hợp đồng từ người đó cho bạn.

Ưu điểm:

• Bạn sẽ chắc chắn không lằng nhằng với chủ đất cũ.

• Có thể xử lý vấn đề thời gian của bạn.

• Hợp pháp luật. Hoàn toàn tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam.

Nhược Điểm

• Người bạn ủy quyền phải thật sự là người tin tưởng. Bố Mẹ Anh Chị em trong nhà. ruột thịt (bạn cần phải tự đưa ra phán đoán về vấn đề này, tránh sau này dẫn đến việc tranh chấp trong gia đình. Như thế thì còn mệt mỏi hơn).

• Bạn sẽ phải chịu hai lần đóng phí thuế cho nhà nước. (Thật ra chi phí này xứng đáng với việc xử lý vấn đề cấp bách của bạn).

(Theo Tạ Duy Cường)

Tham khảo thêm:

Sẽ như thế nào khi bạn giao hết tiền mua nhà đất khi công chứng ?!

Hieu Phung Van

Sao "ủy quyền bán" mà k phải "ủy quyền mua", ký thay vẫn ra tên bên mua mà (???)

Tạ Duy Cường

Hieu Phung Van Chuẩn r a ạ ký thay vẫn ra tên dc người mua ạ

Hoàng Hải

Thông tin bổ ích. Cảm ơn ad. Cho mình hỏi thêm chút. Vấn đề về dân sự của chủ đất là phạm tội hay tranh chấp quyền sử dụng đất ạ.

Nguyen Binh

Hoàng Hải nếu tranh chấp thì phải có QĐ của tòa án ngày gần nhất

Hang Ha

Bạn ủy quyền mua nhờ họ thay mình kí hộ hợp đồng mua bán thôi. Còn trên hợp đồng mua bán vẫn đứng tên mình. Như thế chỉ đóng 1 lần thuế và thủ tục đỡ phức tạp

quy trình công chứng mua bán nhà đất qua ngân hàng

Chuong Le

Cho mình hỏi sao đầu cơ ghép khách khác vào đc vậy bạn?ko lẻ hđ mua bán tại pcc để trống bên mua đc hay sao??

Tạ Duy Cường

Chương Lê họ mua bán nhiều ,có thể cọc xong có kh ghép vào luôn ,nếu k có khách thì phải vào đủ tiền nhưng ký k sang tên đỡ mất 1 lần thuế !

Chuong Le

Tạ Duy Cường ý mình hỏi lại ngay tại pcc,bên chủ có thể kí 1 bên rồi về mà ko cần bên mua đúng ngừoi luôn hay sao mà ghép vào cái hđ đó đc đấy?

Hang Ha

Tạ Duy Cường Sao họ cho được bạn. Vì khi kí hợp đồng mua bán có ngày tháng rồi. Trước khi kí họ có số hiệu quyết định. Để sang ngày khác kí họ không cho

Chuong Le

Tạ Duy Cường tks,nay mới biết.tưởng kí treo thì đủ tt 2 bên,pcc mới cho kí trc 1 bên còn lại để bên kia rảnh xuống kí????

Tạ Duy Cường treo thì mình thấy suốt,mà treo bít thông tin bên mua để ghép ng khác thì lần đầu thấy nên hỏi kĩ đc ko sau này còn xin mấy pcc quen làm

Toan Nguyen

Là 1 người đang hành nghề công chứng, mình ko khuyến khích dùng cả 2 cách trên. Cả 2 cách đều chứa đựng nhiều rủi ro. Hđuq thì về bản chất chỉ là thay mặt thực hiện công việc, ko có việc chuyển quyền sở hữu tài sản. Nguy cơ dẫn đến hđuq chấm dứt hiệu lực lúc nào cũng hiển hiện. Còn công chứng treo thì mình nói thật là đa số các vpcc đều từ chối, nếu mình là công chứng viên mình cũng từ chối vì bao nhiêu rủi ro đẩy hết về phía công chứng viên, thu đc của khách vài triệu xong ko may phải đáo tụng đình cũng mệt.

Chuong Le

Toan Nguyen cho chương hỏi là cc treo thì bên mua có đc để trống để kiếm khách ghép vào ko ạ??hay buộc phải đủ tt 2 bên mới cho kí 1 ngừoi trc??

Toan Nguyen

Cái đó tùy nghiệp vụ của bên công chứng bạn ạ. Đã là treo thì sao đủ thông tin 2 bên đc bạn.

Chuong Le

Toan Nguyen cảm ơn bạn nha.giờ mới thông,cứ nghĩ đủ tt 2 bên mới cho 1 bên kí,bên kia ra kí sau????

Tuan Tong

Toan Nguyen mình tưởng ủy quyền định đoạt thì hoàn toàn được phép tự bán không cần chủ mà bạn

Toan Nguyen

Tuấn Tổng LK RO vd bên ủy quyền chết - hết hiệu lực; bên ủy quyền đơn phương chấm dứt - hết hiệu lực ... bạn có thể tham khảo blds 2015 nhé. Thường thì nếu khách yêu cầu làm hđuq định đoạt thì mình sẽ giải thích luôn rủi ro của hđuq, còn quyết định là ở khách. Nếu xác định mua lướt sóng vài tháng rồi bán thì làm hđuq cũng đc, còn nếu xác định giữ lâu thì làm hđcn rồi sang tên cho yên tâm bạn ạ

Tuan Tong

à mình có case này, mua đất đấu giá nhưng chưa được cấp sổ, giờ làm ủy quyền cho mình đi đóng tiền đợi cấp sổ rồi mình bán thì pháp lý như vậy có ổn không bạn.

Toan Nguyen

Tuấn Tổng LK RO như vậy cũng tạm ổn bạn ạ. Đất đấu giá cũng nhanh đc cấp sổ nên cũng ko rủi ro lắm

Giao Phan

Toan Nguyen cho em hỏi nếu hđuq kèm di chúc thừa kế thì thế nào? Ngoài ra, có phương án nào hạn chế rủi ro do bên uq đơn phương chấm dứt Hợp đồng uỷ quyền ?!

Lê Chí Hùng

Giáo Phan trước đây mình mua đất tái định cư chỉ có tờ quyết định cấp số nền nên người mua cũng làm HDUQ + Di chúc

Koba Mi

Toan Nguyen mình đã từng mua nền đất Long An ( qua môi giới ) mà lúc xuống cc kg hề gặp người bán, hợp đồng cc người bán đã ký lăn tay sẵn. Lần đầu tiên gặp cảnh ngộ đó luôn

Lê Pháp Lý

Thông tin của bạn hoàn toàn chính xác, mọi người kinh doanh BĐS mà làm hình thức công chứng treo thì đều hiểu rõ vấn đề này. Nhưng làm thế này đỡ được rất nhiều công sức và tiền bạc lại tiện lợi nên vẫn làm thôi - Nếu bạn giao dịch 1,2 lô thì không quá quan tâm đến tiền. Nhưng hàng chục vài chục thì lại hoàn toàn khác. - Không khuyến khích mọi người làm nha

Nguyen Cuong

ủy quyền, trong trường hợp thời gian bạn chưa ký hợp đồng mua bán, mà bên ủy quyền bị rủi ro là chết thì hợp đồng ủy quyền vô hiệu nhe bạn

Gintonic

Thay vì uỷ quyền toàn phần phải chịu thuế x2 thì chỉ cần làm uỷ quyền đứng ra kí giấy tờ thôi là được rồi ạ

Cang Ho

Nói sai rồi, bài viết có vẻ thiếu hiểu biết. Người mua họ sợ rủi ro đã ko chọn PA công chứng treo. Đa số hđ chỉ treo 1-2 ngày khi bận việc, còn cc treo lâu thì toàn đội lái buôn chuyên nghiệp, đội buôn thì rủi ro họ tính dc hết rồi

Man Hoang

1. Có hình thức công chứng vắng mặt, được pháp luật công nhận

2. Đã ko có mặt thì uỷ quyền cho người thân kiểu gì được ạ, vẫn phải uỷ quyền công chứng thì người thân mới mua bán được. Khi đó lại quay lại số 1 ????

Dao Quoc Viet

ủa. Vậy bên mua làm sao sang tên người khác khi trong hợp đồng chuyển nhượng đã thể hiện tên người đó????

Tu Huynh

Dao Quoc Viet

Thông tin người mua người bán sẽ viết bằng tay ( vì pháp luật kg cấm) thằng bán viết xong và ký lăn tay hết, xong thằng mua để trống, công chứng viên là người quen họ cập nhật vào sổ công chứng đến khi thằng mua tìm đc kèo mua mới thì họ điền tên thằng mua mới vào ( được chủ bao sổ) thế là thằng mới ký và giao tiền chừa lại phần trăm nào đó chờ ngày nhận sổ đỏ giao nốt là xong.

QUY TRÌNH NÓ NHƯ VẬY ĐÚNG KHÔNG MẤY ANH EM

Xin lỗi vì mình là nhà đầu tư F0 nên kg rỏ có phải chiến lược thực thi nó đang như vậy có đúng kg? Hay là có qui trình nào chuẩn chỉnh hơn xin các sư phụ chỉ giáo dùm.

Trần Hiếu

Tu Huynh Theo em là đúng nha.

Nói thêm chút là ở Vấn đề 1, Ông bán đã kí ta xong giấy tờ + lăn tay rồi. Và ông mua đã chuyển tiền rồi ( có lưu lại bằng chứng Thanh toán)

Thì trường hợp 2, ông mua ở t/h1 thành ông bán và bán cho ông thứ 3, ông 3 lên kí vào phần còn trống bán đầu hoàn tất hồ sơ.

ĐÓ LÀ LÝ THUYẾT.

Còn thực tế sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác như ; Quen biết Phòng CC, mua bán qua người quen, liều ăn nhiều , ABC

PL trong Bđs thì nó như Các môn võ công trong phim kiếm hiệp Kim Dung vậy đó. Rất đa dạng, rất sâu rộng. ????????????

Anh Chị có đam mê thì nên học 1 khoá về PL bđs.

Còn nếu như ko thì nhờ dịch vụ ng ta làm cho nhanh gọn lẹ.

Đừng ôm cả vào người chi cho mệt, để tgian kiếm kèo khác.

CẢNH BÁO:

MUA NHÀ ĐẤT Ở VN ĐÃ CÔNG CHỨNG SANG TÊN VẪN BỊ LỪA MẤT TIỀN

Từ khóa » Công Chứng Chờ Là Gì