Công Chứng Là Gì Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
Có thể bạn quan tâm
Công chứng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động công chứng? Những nội dung cần lưu ý về công chứng theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Đặc điểm của công chứng
– Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.
– Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
– Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.
– Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
– Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
3. Địa điểm công chứng
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định hiện nay, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng
4. Ý nghĩa của việc công chứng
Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Trên đây là nội dung Công chứng là gì theo quy định của pháp luật?, LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Xem thêm: Phân biệt giữa công chứng và chứng thực theo quy định pháp luật
Từ khóa » Bản Công Chứng Là Gì
-
Công Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Chứng Là Gì ? Khái Niệm Công Chứng được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Của Công Chứng? Thủ Tục Công Chứng
-
Công Chứng Giấy Tờ ở đâu? Bản Sao Công Chứng Có Giá Trị Thế Nào?
-
Khái Niệm Công Chứng Là Gì? Các Trường Hợp Cần Công Chứng
-
Văn Bản Công Chứng, Chứng Thực Là Gì? Phân Biệt Thế Nào?
-
Bản Sao Là Gì? Bản Sao Khác Gì Bản Photo Công Chứng?
-
Bản Sao Công Chứng Là Gì? Bản Sao Khác Gì Bản Photo? - Luật Sư X
-
Các Loại Hợp đồng Bắt Buộc Phải Công Chứng Chứng Thực
-
Bản Sao Giấy Tờ Chứng Thực Có Giá Trị Sử Dụng Trong Thời Gian Bao ...
-
Phân Biệt Công Chứng, Chứng Thực - Thư Viện Pháp Luật
-
BẢN SAO Y LÀ GÌ? GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CÓ NHƯ BẢN GỐC? - PHAVILA
-
Công Chứng Là Gì? Vì Sao Cần Phải Công Chứng
-
VĂN BẢN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC CÓ GIÁ TRỊ THỜI HẠN ...