Cộng đồng Là Gì? Vai Trò Của Cộng đồng Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ. Vậy cộng đồng là gì? Mục lục bài viết
- Cộng đồng là gì?
- Vai trò của cộng đồng thế nào?
- Phát triển cộng đồng là gì?
- Mục tiêu phát triển cộng đồng ở Việt Nam là gì?
- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng là gì?
Cộng đồng là gì?
Cộng đồng bắt nguồn từ chữ Latin đề cập đến một hiệp hội hoặc một nhóm cá nhân có thể con người, động vật… mà các yếu tố phần, tính năng, lợi ích, tài sản hoặc mục tiêu chung.
Cộng đồng là từ Hán Việt hai thành tố.
Cộng: có nghĩa là chung vào, cùng nhau
Đồng: có nghĩa cùng (như một).
Cộng đồng có nghĩa gốc là "cùng chung với nhau". Trong tiếng Việt hiện nay thì cộng đồng là "toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội" (theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020).
Cộng đồng có nhiều sự kết hợp mở rộng như:
- Cộng đồng xã hội chỉ tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, đặc điểm sinh tụ và cư trú.
- Cộng đồng làng xã là tập hợp những người sống theo quan hệ xóm làng ở nông thôn.
- Cộng đồng ngôn ngữ là tập hợp những người cùng nói một ngôn ngữ nào đó.
- Cộng đồng người Chăm là tập hợp tộc người Chăm với sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán...”
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài chỉ “những người gốc Việt hiện không sinh sống ở trong nước mà đang ở các quốc gia khác”;
Như vậy có thể hiểu, cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Cộng đồng có chung các mối quan hệ nhất định, cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Vai trò của cộng đồng thế nào?
Cộng đồng có vai trò chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.
Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:
- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân
- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể
- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội
- Có ý thức đoàn kết tập thể.
Phát triển cộng đồng là gì?
Phát triển cộng đồng trong tiếng Anh là Community development là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm mục đích thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng theo xu hướng ngày càng tốt hơn.
Phát triển cộng đồng còn được hiểu là quá trình người dân và chính quyền cùng nhau nỗ lực để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng hội nhập và góp vào sự phát triển chung của quốc gia
Nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia sự tự quyết của người dân; tin tưởng vào khả năng của nhân dân và phát huy nội lực của chính cộng đồng.
Phát triển cộng đồng đánh giá cao vai trò của người dân, đây chính là nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng.
Việc phát triển cộng đồng bền vững nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của cộng đồng trong tương lai; đặc biệt là khai thác, sử dụng các nguồn lực cho hiện tại như con người, xã hội, tài chính, tài nguyên, môi trường nhưng không làm ảnh hưởng đến tương lai.
Mục tiêu phát triển cộng đồng ở Việt Nam là gì?
Phát triển cộng đồng là quá trình một cộng đồng có nhu cầu phát triển lập kế hoạch, tìm kiếm các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để thực hiện với sự tự tin, tự lực. Qua quá trình này, người dân sẽ phát triển được kỹ năng hợp tác, cùng nhau giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.
Phát triển cộng đồng ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời sống kinh tế của người dân
- Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng
- Nâng cao trình độ dân trí
- Bảo vệ sức khỏe
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.
Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng là gì?
Trước hết phải có lòng thương người, đối xử với con người theo lẽ phải để cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Cần đoàn kết, nhân ái, thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đùm bọc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Tích cực tham gia các hoạt động như uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo…
Công dân cũng cần sống hòa nhập, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Công dân cũng cần biết hợp tác, cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong 1 công việc, một lĩnh vực vì mục đích chung…
Trên đây là giải đáp cho cộng đồng là gì? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.
Từ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Cộng đồng Là Gì
-
Phát Triển Cộng đồng – Phương Pháp Quan Trọng Của Công Tác Xã Hội ...
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - JICA
-
Phát Triển Cộng đồng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - Khám Phá Trường đại Học Đà Lạt
-
Phát Triển Cộng đồng ở Việt Nam: Thực Trạng Và định Hướng Các Tiếp ...
-
[PDF] Phát Triển Cộng đồng - LIN Center For Community Development
-
Phát Triển Cộng đồng (Community Development) Là Gì? Nguyên Tắc
-
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC - ABAVINA
-
Phát Triển Cộng Đồng - .vn
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Phát Triển Cộng đồng
-
[PDF] KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CỘNG ÐỒNG - An Giang University
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - VNUF
-
Thúc đẩy Học Tập Dựa Vào Cộng đồng Vì Sự Phát Triển Bền Vững
-
[PDF] Chuyên đề 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ...