Thúc đẩy Học Tập Dựa Vào Cộng đồng Vì Sự Phát Triển Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói các không gian học tập cộng đồng của các TTHTCĐ không chỉ đóng góp vào việc giáo dục thanh thiếu niên và người cao tuổi mà còn giúp củng cố niềm tin cần thiết để xây dựng một xã hội bền vững. Để biến những cam kết trong Tuyên bố Jakarta thành các chính sách và thực thi chính sách cụ thể, có thể triển khai được trên toàn thế giới, các chuyên gia UNESCO đã khái quát thành sáu nguyên tắc hành động (1-6) và bốn cơ chế hỗ trợ chính sách (a-d) nhằm thúc đẩy học tập dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững.
Thực tiễn GDPTBV dựa trên cộng đồng hiệu quả đã khẳng định: Các nguyên tắc không thể tồn tại độc lập với nhau, mà liên quan, phụ thuộc lẫn nhau và được thống nhất bởi một tầm nhìn chung. Mỗi một nguyên tắc được miêu tả ngắn gọn như sau:
(1) Đáp ứng: GDPTBV không bị giới hạn trong việc giải quyết các dấu hiệu của một vấn đề/sự vụ cụ thể trong tầm tay, mà hơn thế nó giúp phát triển sự hiểu biết về tính chất phức tạp và liên quan của các nguyên nhân và hệ quả tiềm ẩn cũng như ứng phó thích hợp. Giáo dục chỉ ứng phó với các triệu chứng có thể được mô tả là “ đối phó”, trong khi đó, giáo dục nỗ lực để thiết lập các liên kết và xác định các giải pháp mang tính hệ thống và toàn diện hơn có thể được mô tả là (chủ động) “đáp ứng”.
(2) Tham gia: Việc cho phép các thế hệ, lĩnh vực và nền văn hóa khác nhau chủ động đóng góp kiến thức và các cách học tập của chính họ là việc làm cần thiết để tìm ra các giải pháp bền vững. Điều này có thể cũng bao gồm việc công nhận và tổng kết những đóng góp của các hệ thống giáo dục khác nhau (chính quy, không chính quy và phi chính quy) hướng tới đạt được tầm nhìn về một tương lai bền vững.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với các hệ thống kiến thức khác nhau. Bởi vậy, các tổ chức đóng vai trò tạo điều kiện cho việc học tập và hành động dựa vào cộng đồng cần phải huy động sự tham gia của các nhóm thiệt thòi hoặc thiểu số và tạo điều kiện trao quyền cho họ thông qua việc cung cấp các hoạt động giáo dục và không gian học tập với các thành viên của cộng đồng. (3) Cho phép: Để đạt được sự bền vững trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng này, chúng ta cần phải nhìn nhận lại quan điểm về xóa mù chữ cơ bản.Trong khi đọc, viết và tính toán sẽ tiếp tục là các kỹ năng thiết yếu, thì các kiến thức và kỹ năng mới, chẳng hạn như sử dụng công nghệ, sẽ trở nên quan trọng trong hầu hết các bối cảnh. Tuy nhiên, kỹ năng cơ bản quan trọng nhất sẽ vẫn là năng lực tự học tập thường xuyên, liên tục của các các nhân và tổ chức.
(4) Gắn liền: GDPTBV là một cách học tập và sinh sống thừa nhận tính phức tạp và mối quan hệ tương tác giữa các vấn đề và sự cần thiết phải làm việc cùng nhau, không phải chỉ để ứng phó với những vấn đề cụ thể mà góp phần đạt được tầm nhìn về một tương lai công bằng và bền vững.
(5) Duy trì: GDPTBV là một quá trình thay đổi dài hạn cần phải được duy trì nhằm giúp các tổ chức tạo điều kiện cho học tập cộng đồng có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không chỉ cần duy trì các dự án và tổ chức mà cần duy trì cả các cộng đồng là nơi đặt địa điểm và chủ trì các tổ chức này.
(6) Chuyển đổi: Thách thức GDPTBV đối với các tổ chức tiến hành học tập cộng đồng không chỉ bao gồm các thay đổi đối với cách thức chúng ta học tập và sinh sống, mà là một sự chuyển đổi toàn diện của các hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa – những hệ thống góp phần vào các vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết. Một phần của sự chuyển đổi này sẽ buộc chúng ta phải nắm bắt các cách thức dạy và học mới nhờ vào các công nghệ mới. Một phần của sự chuyển đổi này cũng liên quan đến cách thức chúng ta làm việc.
Cam kết Okayama đã chỉ ra rằng 6 nguyên tắc hành động này liên quan mật thiết đến nhau và cần được hỗ trợ liên tục, thường xuyên để có thể đạt được tầm nhìn dài hạn về GDPTBV. Điều này có thể được đưa ra thông qua cơ chế chính sách. Mỗi một nghiên cứu tình huống về GDPTBV đều nhận được một cơ chế hỗ trợ chính sách đặc thù giúp chúng thành công:
(a) Cung cấp các nguồn lực có vẻ là cơ chế hỗ trợ phổ biến nhất được xác định trong các nghiên cứu tình huống. Có thể dễ dàng nhận thấy các nguồn lực này là các nguồn lực vật chất, con người, cơ sở vật chất cũng như tài chính, chủ yếu là các nguồn lực công. Tuy nhiên, các nguồn lực công dành cho giáo dục, mà cụ thể hơn là dành cho giáo dục cộng đồng không chính quy, đang ngày càng trở nên hạn hẹp. Vì vậy, cơ chế hỗ trợ thứ hai theo đó là cần thiết để mở rộng sự đóng góp của các nguồn lực này.
(b) Cung cấp các cơ hội về hợp tác và thiết lập mạng lưới, tạo điều kiện cho việc chia sẻ các nguồn lực sẵn có và học tập lẫn nhau giữa các tổ chức cũng như những người làm việc cùng hướng tới các nhóm đối tượng người tham gia giống nhau (như các tổ chức dân sự xã hội và các nhóm cộng đồng; các trường đại học và các nhóm cộng đồng; các viện nghiên cứu với các cơ quan phi chính phủ; các chính phủ với khu vực tư nhân,...) Các mối quan hệ hợp tác đó không chỉ là chia sẻ nguồn lực mà cùng dựa trên một tầm nhìn chung về phát triển bền vững.
(c) Không ngừng nâng cao năng lực thông qua các khóa tập huấn và hội thảo là một cơ chế tạo điều kiện cho việc phát triển các kiến thức và kỹ năng mới, không chỉ cần thiết cho các thành viên của cộng đồng mà cho cả những người hoạch định chính sách, các tổ chức cộng đồng và các chuyên gia/người trực tiếp tiến hành giáo dục cộng đồng.
(d) Phát triển nội dung liên quan đến sự hỗ trợ được thực hiện bởi chính sách nhằm giúp các tổ chức cộng đồng xác định các vấn đề liên quan hoặc điểm khởi đầu cho việc tham gia, như: nghèo đói, ô nhiễm, HIV-AIDS hoặc xung đột và mối liên hệ giữa các vấn đề hiển nhiên đó với các vấn đề khác có thể phát sinh trong cộng đồng.
Các nguyên tắc và cơ chế hỗ trợ chính sách này được rút ra từ nhiều thực hành GDPTBV dựa trên cộng đồng được tiến hành trong suốt thập kỷ GDPTBV, được đúc rút thành các cam kết. Chúng tôi hy vọng rằng độc giả, các nhà giáo dục và quản lý giáo dục có thể tìm thấy những hạt mầm ý tưởng mới để xem xét lại các chính sách hiện tại và suy ngẫm một cách phản biện xem những chính sách này hỗ trợ 6 nguyên tắc hành động nhằm hỗ trợ các tổ chức học tập cộng đồng thúc đẩy GDPTBV như thế nào. Hãy gieo trồng những hạt mầm mới mẻ vì mục tiêu của chúng ta là tiếp tục học tập để mang đến những chuyển đổi tích cực cho nền giáo dục và xã hội, nhằm dựng xây một tương lai bền vững.
Ban biên tập Vụ Giáo dục thường xuyên (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)
Từ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Cộng đồng Là Gì
-
Phát Triển Cộng đồng – Phương Pháp Quan Trọng Của Công Tác Xã Hội ...
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - JICA
-
Phát Triển Cộng đồng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - Khám Phá Trường đại Học Đà Lạt
-
Phát Triển Cộng đồng ở Việt Nam: Thực Trạng Và định Hướng Các Tiếp ...
-
[PDF] Phát Triển Cộng đồng - LIN Center For Community Development
-
Phát Triển Cộng đồng (Community Development) Là Gì? Nguyên Tắc
-
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC - ABAVINA
-
Phát Triển Cộng Đồng - .vn
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Phát Triển Cộng đồng
-
[PDF] KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CỘNG ÐỒNG - An Giang University
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - VNUF
-
Cộng đồng Là Gì? Vai Trò Của Cộng đồng Thế Nào?
-
[PDF] Chuyên đề 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ...