Công Dụng, Cách Dùng Gai Tầm Xoọng
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Mô tả cây
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Thành phần hóa học
- Công dụng và liều dùng
- Lưu ý khi sử dụng cây quýt gai
Mô tả cây
Thân và cành: Cây quýt gai cao chừng 1m, thân có nhiều nhánh, phần cành ở dưới thường rũ xuống. Các nhánh non màu xanh lục, trong khi nhánh già có màu nâu xám. Các đốt cành hơi dẹt, có nhiều gai sắc, dài khoảng 2 – 4 cm, đầu gai màu nâu đỏ.
Lá: Lá quýt gai cứng và dày, có mùi thơm giống lá cam quýt. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Hình dạng lá đa dạng: hình trứng, hình bầu dục ngược, hình elip, hoặc gần tròn, dài 2-6 cm (đôi khi dài đến 10 cm), rộng 1-5 cm. Đầu lá tròn hoặc hơi lõm, gân chính nổi nhẹ trên mặt lá, gân bên song song, mép lá có gân vòng cung. Lá có nhiều chấm nhỏ chứa tinh dầu. Cuống lá ngắn, chỉ dài 1-7 mm, khá chắc.
Hoa: Hoa thường mọc thành cụm, hiếm khi mọc đơn lẻ ở nách lá. Hoa quýt gai không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Hoa có 5 cánh màu trắng, dài 3-4 mm, với các chấm nhỏ chứa tinh dầu. Có 10 nhị hoa, cánh hoa màu trắng và rời rạc, đôi khi một số nhị ở gốc dính lại. Nhụy hoa dài bằng bầu nhụy và có màu xanh lục.
Quả: Quả có dạng hình cầu, đường kính 8-12 mm. Vỏ quả quýt gai nhẵn và có các chấm dầu hơi nổi. Khi chín, quả có màu đen. Cuống quả vẫn giữ lại phần đài hoa. Bên trong quả chứa các tế bào nhỏ mọng nước, dẹt, nhiều góc cạnh, hơi trong suốt, chứa chất nhầy dính. Quả có 1-2 hạt, vỏ hạt mỏng như màng, lá mầm dày và có màu xanh lục, với nhiều chấm dầu.
Thời kỳ ra hoa và kết quả: Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 12, quả chín từ tháng 9 đến tháng 12. Trên cùng một cây có thể thấy cả hoa lẫn quả cùng lúc.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây quýt gai mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp ở những bờ rào, lẫn với cây tre hay cây bụi khác.
Ngoài ra, loài cây này còn thấy mọc ở Andaman, Sambava (Ấn Độ và khu vực phía nam Trung Quốc Trung Quốc (Quảng Châu có tên tửu bính lặc – 东风桔), bao gồm các tỉnh và vùng như Hải Nam, Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Đông, và Quảng Tây. Cây thường xuất hiện ở những vùng gần bờ biển, đặc biệt là ở các đồng bằng, sườn đồi thoai thoải, và những khu vực đồi thấp có bụi cây. Môi trường sống đặc trưng này giúp loài cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt, thường gặp tại các khu vực ven biển. Thông tin chi tiết về phân bố của loài cây được ghi nhận trong tài liệu “Trung Quốc Thực Vật Chí” (Flora of China).
Thường người ta dùng cành và lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Toàn cây quýt gai có chứa tinh dầu, quả còn xanh chứa chất nhầy.
Rễ cây chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: 5-hydroxy-N-methyl-severifolin, severifolin, atalaphylin, N-methylseverifolin, N-methylatalaphylin.
Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Cành lá hái tươi sao vàng sắc đặc uống chữa những bệnh về đường hô hấp: Ho, hen, cảm, sốt, thấp khớp, rắn cắn.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quýt gai:
Chữa cảm cúm, nhức đầu:
- Nguyên liệu: Lá quýt gai và các loại lá thơm như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh.
- Cách dùng: Đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.
Chữa ho, nhức đầu cảm cúm:
Nguyên liệu: Lá hoặc rễ quýt gai 9-15g.
Cách dùng: Rửa sạch, cho 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền trong 5 ngày. Ngoài ra, cần ăn nhiều rau quả, trái cây và nghỉ ngơi.
Chữa ho do phong nhiệt:
- Nguyên liệu: Vỏ rễ quýt gai 20g, vỏ rễ dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g).
- Cách dùng: Thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
Chữa ho do phế nhiệt:
- Nguyên liệu: Tầm xoọng 16g, Rau má 24g, Tang diệp 20g, Xa tiền thảo 20g, Lá xương xông 20g, Lá đinh lăng 20g, Mơ muối 12g, Thiên môn 12g, Bạch linh 10g.
- Cách dùng: Đem 1 thang thuốc sắc ngày 3 lần để uống.
Trẻ em ho gà:
- Nguyên liệu: Lá quýt gai 6g, Hoa đu đủ đực 6g, Lá tía tô 6g, Cát cánh 6g, Trần bì 6g, Tang bạch bì 6g.
- Cách dùng: Cho dược liệu vào ấm đun, thêm 300ml nước. Đun đến khi nước cạn còn ⅓. Lấy nước thuốc chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Ho hen, đau họng có đờm, khó thở:
- Nguyên liệu: Quýt gai (sao vàng hạ thổ) 16g, Tang bạch bì 16g, Cát cánh 12g, Mạch môn 12g, Trần bì 12g, Hoàng kỳ 12g, Mơ muối 12g, Cam thảo 12g, Đại táo 6g.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho nhiều đờm do lạnh:
Nguyên liệu: Quýt gai còn xanh 8-16 quả, mật ong 1 thìa cà phê, ít muối ăn.
Cách dùng: Rửa sạch quýt gai, bổ làm 4, bỏ hạt, cho vào bát nhỏ trộn với mật ong và muối, hấp cơm trong 15-20 phút, nghiền nát, trộn đều, chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
Chữa kiết lỵ:
- Nguyên liệu: Vỏ thân quýt gai 20g, vỏ quả lựu 20g, vỏ quả chuối hột 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g.
- Cách dùng: Thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
Chữa đau bụng, lưng, gối đau nhức:
- Nguyên liệu: Rễ quýt gai 15-30g.
- Cách dùng: Sắc nước uống.
Người đau nhức khớp gối, có tình trạng xơ cứng, khó vận động
- Nguyên liệu: Quýt gai (sao vàng hạ thổ) 20g, Cát căn 16g, Huyết đằng 12g, Tục đoạn 12g, Đương quy 12g, Phòng phong 12g, Đơn hoa 12g, Chích thảo 12g, Tế tân 10g, Quế 10g.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, sắc 3 lần/ngày.
Hỗ trợ điều trị phong thấp:
- Nguyên liệu: Rễ quýt gai 10-15g.
- Cách dùng: Đổ 350ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng lúc còn nóng. Có thể phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện (mỗi thứ 50g), ngâm với 1 lít rượu, sau một tuần có thể uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 chén con.
Chữa rắn cắn:
- Nguyên liệu: Lá quýt gai một nắm, ít muối, một bát nước đun sôi để nguội.
- Cách dùng: Giã nhỏ lá quýt gai, thêm muối và nước, chắt lấy nước uống và dùng bã đắp vào vết thương.
Chữa đau do sâu răng:
- Nguyên liệu: Đào rễ quýt gai, thêm chút muối.
- Cách dùng: Rửa sạch rễ quýt gai, nhai và ngậm.
Chữa mụn rò có mủ lâu ngày:
- Nguyên liệu: Lá quýt gai 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g.
- Cách dùng: Phơi khô, tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương.
Chữa đinh râu:
- Nguyên liệu: Rễ quýt gai và bã rượu, mỗi thứ bằng nhau.
- Cách dùng: Giã nhỏ, hơ nóng, đắp lên chỗ đinh râu.
Chữa suy thận, trị bệnh thận hư:
Nguyên liệu: Gai tầm xoọng 20g, cây mực 20g, cây nổ 20g, cây muối 20g.
Cách dùng: Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi đất, sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày. Sử dụng khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa va đập bầm tím sưng đau:
- Nguyên liệu: Lá quýt gai 20g.
- Cách dùng: Rửa sạch, phơi khô, sao vàng, đổ 400ml nước, sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Ngoài ra, rửa sạch lá quýt gai, giã nát đắp lên chỗ bị thương, sau 3 giờ thay băng và đắp liên tục trong 3-5 ngày.
Đau dạ dày:
- Nguyên liệu: Rễ quýt gai 30g, Quýt 6g, Củ ấu 10g, Màng tang 10g.
- Cách dùng: Đem dược liệu sắc lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây quýt gai
Để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, khi sử dụng cây quýt gai, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Cần sử dụng cây quýt gai đúng liều lượng theo chỉ dẫn, tránh lạm dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi sử dụng cây quýt gai, nên hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm như: cua đồng, cá mè, quả sung, thịt chó, rượu bia và ăn ít muối.
Từ khóa » Cây Gai Tầm Xoong
-
Tác Dụng Của Cây Gai Tầm Xoọng Đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Gai Tầm Xoọng: Vị Thuốc Chữa Phong Thấp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tầm Xoong, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tầm Xoong
-
Chữa Bệnh Dạ Dày, Viêm Phế Quản Bằng Cây Tầm Xoọng - VnExpress
-
Cây Quýt Gai Hay Gai Tầm Xoọng Và Bài Thuốc Nam Trị Suy Thận, Thận Hư
-
Cây Gai Tầm Xọong – Chữa Bệnh Thận Hư, Thận ứ Nước
-
Tầm Xoọng - Quýt Gai | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Gai Tầm Xoọng - NTO
-
Gai Tầm Xoong Với Tác Dụng Của Cây Quýt Gai Cùng Cách Dùng Chữa ...
-
BÀI 518 - GAI TẦM XOỌNG: Vị Thuốc Chữa Phong Thấp
-
BÀI 519 - Công Dụng, Cách Dùng Gai Tầm Xoọng
-
Cây Gai Tầm Xoọng
-
Cây Gai Tầm Xoọng