Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Vông Trong Y Học Cổ Truyền

1. Tổng quan về cây vông Cây vông (hay cây vông nem) trong Y học cổ truyền được gọi là Thích đồng bì, Hải đồng bì, tên khoa học là Erythrina variegata L. Loại cây này cao khoảng 10-20m, dễ trồng, dễ sinh trưởng, thân có gai ngắn, lá dài 20-30cm, gồm 3 chét; hoa vông màu đỏ tươi, thường mọc thành chùm. Các bộ phận của cây vông đều được dùng để làm thuốc.

Lá vông thường được thu vào mùa xuân, còn vỏ cây thì có thể thu hoạch quanh năm. Lá vông có thể dùng ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi, thường chọn lá bánh tẻ. Theo Y học cổ truyền, lá vông có vị đắng, hơi chát, tính bình, có công dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ nhiệt, an thần, thường dùng làm bài thuốc trị mất ngủ, huyết áp cao, dùng để sát trùng, tiêu ích, kích thích co bóp các cơ, trừ phong thấp.

2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây vông - Chữa rối loạn kinh nguyệt: Lấy 15g hoa vông, sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày, mỗi liệu trình điều trị kéo dài 7 -10 ngày, các triệu chứng kinh nguyệt không đều, dong kinh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

- Chữa mất ngủ: Rửa sách 20g lá vông tươi, vò qua, vẩy khô rồi cho vào nồi cơm hấp chín hoặc đun lấy nước uống. Mỗi ngày ăn vài lá vông hấp trước khi đi ngủ sẽ giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

- Chữa đau nhức xương khớp (do phong thấp): Để chữa đau nhức xương khớp do phong thấp, các bạn lấy vỏ cây vông, kê huyết đằng, cỏ xước, phòng kỷ, ý dĩ nhân, ngũ gia bì, mỗi vị 15g, sắc uống ngày một thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Chữa lòi dom: Giá nát lá vông và lá sen, chắt lấy nước uống; phần bã chưng nóng rồi đắp vào hậu môn.

- Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Giã nát 20g lá vông, hòa với chút nước nóng rồi cho trẻ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho lá vông vào nồi, đun sôi với nước sạch rồi cho bé uống nước đó, các triệu chứng đổ moof hôi trộm sẽ thuyên giảm rõ rệt sau mỗi lần sử dụng.

- Chữa sau đẻ máu sẫm, mờ mắt, choáng đầu: Lấy vỏ cây vông già, cỏ mần trầu, lá mần tưới, ngưu tất, mỗi vị 10g, sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày.

- Chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu: Để trị chứng đại tiện ra máu, chảy máu cam (thường do nhiệt gây nên), các bạn lấy 30g lá vông sắc lấy nước thuốc cùng với 10g lá sen, uống mỗi ngày một thang.

- Chữa phong thấp, chân tê phù: Vỏ cây vông, vỏ chân chim, ý dĩ sao, phong kỷ, kê huyết đắng, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc lấy nước thuốc, ngày dùng một thang, chia làm 3 lần uống. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 10 ngày

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vông đỏ