Vông đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vông đỏ

Vông đỏ

Tên khác

Tên thường gọi: Vông đỏ, Long đồng nhỏ.

Tên khoa học: Alchornea trewioides (Benth.) Muell. - Arg. (Stipellaria trewioides Benth.).

Họ khoa học: thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Cây Vông đỏ

(Mô tả, hình ảnh cây Vông đỏ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây Vông đỏ

Cây nhỏ cao 3m; nhánh gần như không lông, lúc non có màu nâu đỏ. Lá có phiến xoan tim, dài 6-15cm, rộng 4-12cm, đầu tù, có mũi cao, gốc cắt ngang có 2 lá kèm phụ, và ở gốc lá chỗ gần đỉnh cuống có hai tuyến tròn màu nâu; gân từ gốc 3-5, gân phụ 4 cặp, mép có răng thưa; cuống dài 10cm, lúc già có màu đỏ tía. Cụm hoa bông dài hơn 10cm; lá bắc có rìa lông trắng, hoa đực có lá đài hẹp nhọn, có mép lông; hoa cái có 3 vòi nhuỵ to, dài hơn 1cm. Quả nang xoan, cao 1cm, có lông tơ xám trắng mang vòi nhụy tồn tại, chứa 3 hạt màu vàng nâu.

Ra hoa tháng 3-6.

Bộ phận dùng:

Rễ và lá - Radix et Folium Alchorneae Trewioidis.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rất phổ biến ở rìa rừng, ở các rừng còi cao độ thấp; cây ưa sáng mọc nhanh. Có thể thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Vị thuốc Vông đỏ

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng giải độc, trừ thấp, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ðược dùng trị: 1. Lỵ, viêm phế quản mạn tính; 2. Bệnh đường tiết niệu, sỏi niệu, đái ra máu; 3. Xuất huyết tử cung, bạch đới; 4. Ðau lưng đùi, đòn ngã tổn thương. Dùng rễ 15-30g, lá 10-15g dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, mày đay, eczema, bệnh nấm ở chân, lấy lá tươi giã nát đắp hoặc nấu nước để rửa.

Dân gian vẫn dùng làm thuốc cầm máu và trị mụn nhọt rất chóng khỏi.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vông đỏ