Công Dụng Của Sữa đậu Nành & Cách Uống Tốt Cho Sức Khỏe - VinID

Sữa đậu nành là loại thức uống vô cùng thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng VinID tìm hiểu công dụng và cách uống sữa đậu nành hợp lý, phát huy hết tác dụng của sữa qua bài viết sau nhé!

Nội dung chính

  • 1. Công dụng của sữa đậu nành
    • 1.1. Lợi ích cho sức khỏe
    • 1.2. Tác dụng làm đẹp
    • 1.3. Tác dụng phụ của sữa đậu nành
  • 2. Cách uống sữa đậu nành tốt cho sức khỏe
    • 2.1. Liều lượng và thời gian
    • 2.2. Cách uống hợp lý
    • 2.3. Không uống kèm các thực phẩm kỵ sữa đậu nành
    • 2.4. Những người nên & không nên uống sữa đậu nành
    • 2.5. Lưu ý khi bảo quản sữa đậu nành
  • 3. Giải đáp các thắc mắc khi uống sữa đậu nành

1. Công dụng của sữa đậu nành

1.1. Lợi ích cho sức khỏe

Cung cấp nhiều dinh dưỡng

Đậu nành là loại hạt nhiều dinh dưỡng, cung cấp năng lượng và các loại vitamin K, A, D, B1, B2, PP, F cho cơ thể hoạt động. Lượng dưỡng chất này không hề thua kém sữa bò. 

Mặt khác, những người dị ứng với đạm sữa bò hoặc bị chứng không dung nạp đường lactose có thể dùng sữa đậu nành để thay thế, do đậu nành chứa protein thực vật không gây dị ứng và không chứa lactose.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Hormone nam testosterone tồn tại trong cơ thể ở mức độ cao có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Sữa đậu nành có khả năng phòng ngừa căn bệnh này do chất phytoestrogen trong sữa ức chế việc tiết quá nhiều hormone nam.

Giúp mạch máu chắc khỏe

Hàm lượng dồi dào chất chống oxy hóa, Omega-3, Omega-6 trong sữa đậu nành giúp củng cố lớp lót thành mạch máu, ngăn sự tấn công của mảng bám cholesterol, các gốc tự do vào mạch máu. 

Do đó, sữa đậu nành có khả năng ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.Ngoài ra, sữa đậu nành cũng giảm lượng cholesterol xấu gây hại cho cơ thể.

Phòng và điều trị bệnh tiểu đường

Chất xơ trong sữa đậu nành giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Do đó, sữa đậu nành là thức uống thường thấy trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Kiểm tra đường huyết
Sữa đậu nành giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Ngăn ngừa loãng xương

Sữa đậu nành chứa phytoestrogen – chất giúp tăng cường hiệu quả hấp thu canxi của cơ thể. Từ đó, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ loãng xương.

Giúp ổn định sức khỏe và tâm trạng thời kỳ mãn kinh

Khi vào thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố nữ sụt giảm gây nên các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, bứt rứt trong người, trầm cảm, mất ngủ… Kéo theo đó là nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, béo phì, tim mạch…

Khi uống sữa đậu nành, phytoestrogen trong sữa có khả năng điều hòa nội tiết tố nữ estrogen, giúp ổn định sức khỏe và tâm trạng. Nhờ đó, phụ nữ mãn kinh sẽ có đời sống thoải mái và khỏe khoắn hơn.

Phòng ngừa rối loạn tâm lý

Các vi chất như magie, vitamin B, vitamin D sẽ giúp ổn định tâm trạng, phòng ngừa các rối loạn về mặt tâm thần như chứng trầm cảm.

Cải thiện khả năng miễn dịch

Các protein thực vật trong sữa đậu nành sẽ được cơ thể chuyển hóa thành kháng thể giúp tăng cường lá chắn miễn dịch, ngừa và chống lại bệnh tật.

Phục hồi năng lượng

Sau khi bạn hoạt động thể chất, hiệu suất tế bào sẽ được tăng cường nhờ vào các enzyme trong sữa đậu nành. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng sau khi tập thể dục hay vận động mạnh, lao động nặng.

Năng lượng dồi dào
Sữa đậu nành giúp bạn mau chóng phục hồi năng lượng.

1.2. Tác dụng làm đẹp

Chống lão hóa

Sữa đậu nành có lượng chất chống oxy hóa dồi dào và các acid béo tốt cho cơ thể như Omega-3, Omega-6, giúp làm chậm quá trình lão hóa da.

Giúp giảm cân

Lượng đường trong sữa đậu nành chỉ khoảng 6g, ít hơn so với sữa bò (11g). Lượng đạm thực vật dồi dào trong sữa cũng giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế việc thèm ăn dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, các acid béo không bão hòa đơn trong sữa còn ức chế đường ruột hấp thu chất béo.

Dưỡng trắng da

Ngoài uống sữa, bạn cũng có thể dùng sữa đậu nành rửa mặt để dưỡng trắng da. Có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

  • Mỗi tối rửa mặt với nước ấm, thoa sữa lên, massage nhẹ trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • 3 ngày/lần rửa mặt với nước ấm, thấm sữa vào khăn bông, đắp lên mặt trong 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Da trắng sáng
Sữa đậu nành có tác dụng dưỡng trắng da.

1.3. Tác dụng phụ của sữa đậu nành

Ngăn cơ thể hấp thu dưỡng chất

Sữa đậu nành không lên men có một lượng acid phytic rất lớn. Chất này ngăn cản một số khoáng chất và vitamin được hấp thu qua ruột.

Mặt khác, trong đậu nành còn có enzyme inhibitors, ngăn trở hoạt động của một số enzyme và trypsin – những chất thiết yếu cho việc hấp thu protein. Vì vậy dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt chất đạm.

Hormone tuyến giáp giảm sút

Isoflavone trong đậu nành ức chế hoạt động của enzyme peroxidase – nguyên liệu cần thiết trong quá trình tự tổng hợp hormone tuyến giáp. Do đó, những người uống sữa đậu nành quá thường xuyên có nguy cơ mắc phải những hệ lụy do thiếu hụt hormone tuyến giáp như bướu cổ, trí nhớ kém, rụng tóc, mệt mỏi…

Dị ứng ở trẻ em

Khoảng 30 – 50% trẻ dị ứng sữa bò cũng dị ứng sữa đậu nành nên các bà mẹ cần chú ý khi cho trẻ sử dụng. Dị ứng đậu nành có thể khiến trẻ bị đau bụng, ói, tiêu chảy…

Ngoài ra, lượng mangan trong đậu nành nhiều gấp 200 lần so với hàm lượng trong sữa mẹ. Do đó, nếu dùng quá nhiều có thể khiến trẻ bị tổn thương hệ thần kinh do dư thừa mangan.

Trẻ em
Sữa đậu nành có thể gây dị ứng ở trẻ em.

Không tốt cho trẻ em

Nếu phytoestrogen tốt cho phụ nữ mãn kinh thì nó lại không hề có lợi cho trẻ em. 

Bởi lẽ, loại hormone thực vật này có khả năng mô phỏng estrogen (nội tiết tố nữ), gây dậy thì sớm ở trẻ gái và “nữ tính hóa” ở trẻ trai. Các bé trai dùng sữa đậu nành thường xuyên sẽ có lượng estrogen cao gấp 22.000 lần so với trẻ bú sữa mẹ, còn các bé gái sẽ phát triển vòng 1 sớm.

Giảm số lượng tinh trùng

Một số nghiên cứu cho rằng, estrogen có trong sữa đậu nành gây giảm lượng tinh trùng ở nam giới, đặc biệt là sữa chế biến công nghiệp theo phương pháp không lên men. Các nghiên cứu này khuyến cáo đấng mày râu nên ngưng dùng sữa đậu nành trước 3 tháng khi muốn có con.

Tuy nhiên kết luận này vẫn đang dấy lên nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ trong giới khoa học.

2. Cách uống sữa đậu nành tốt cho sức khỏe

2.1. Liều lượng và thời gian

Lượng sữa uống mỗi ngày còn tùy vào độ đậm đặc của sữa, nhu cầu và thể trạng của người uống. Tuy nhiên, lượng sữa khuyến cáo chung là 250ml/lần, 2 lần/ngày.

Người lớn không nên uống nhiều hơn 500ml sữa/ngày. Bởi lẽ khi uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng, gây ra tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.

Về thời gian, bạn có thể uống sữa đậu nành bất cứ khi nào trong ngày, tuy nhiên, uống vào 2 thời điểm sau là tốt nhất:

  • Uống lúc sáng sớm, trong bữa ăn sáng, vì lúc này cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
  • Uống trước khi ngủ 1 – 2 tiếng, vì lúc này cơ thể hấp thu isoflavones tốt hơn.
Sữa đậu nành
Người lớn không nên uống nhiều hơn 500ml sữa đậu nành/ngày.

2.2. Cách uống hợp lý

Chỉ uống sữa đậu nành được đun sôi kỹ

Đậu nành sống chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe như saponin hay trypsin. Do đó, nếu dùng sữa đậu nành chưa chín kỹ sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn… thậm chí dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Dạ dày trống lúc đói sẽ không chuyển hóa được protein trong sữa thành nhiệt lượng để hấp thu vào cơ thể. Nhất là trẻ em càng không nên uống lúc đói.

Nên ăn kèm tinh bột khi uống sữa đậu nành

Khi uống sữa đậu nành nên dùng kèm một món điểm tâm có chứa tinh bột như bánh bao, bánh mì, bánh ngọt… để các chất dinh dưỡng trong đậu nành được hấp thu tốt hơn.

Sữa đậu nành và bánh mỳ
Khi uống sữa đậu nành nên dùng kèm một món điểm tâm có chứa tinh bột.

2.3. Không uống kèm các thực phẩm kỵ sữa đậu nành

Đường đỏ

Không nên dùng đường đỏ pha sữa đậu nành vì trong loại đường này có nhiều acid hữu cơ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của đậu nành và gây khó tiêu.

Trứng

Bữa sáng với một quả trứng ốp la kèm ly sữa đậu nành là hình ảnh thường thấy của các gia đình Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại không hề tốt. 

Bản thân sữa đậu nành và trứng đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng khi kết hợp lại, trypsin trong sữa phản ứng với protein trong trứng sẽ làm món ăn giảm đi đáng kể giá trị dinh dưỡng.

Cam, quýt

Vitamin và acid trong cam, quýt kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo thành khối ở ruột, gây đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chỉ nên dùng cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa hơn 1 tiếng.

Cam
Chỉ nên dùng cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành hơn 1 tiếng.

2.4. Những người nên & không nên uống sữa đậu nành

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, nên uống sữa đậu nành. 

Tuy nhiên trẻ em không nên uống nhiều loại sữa này, nhất là không dùng để thay thế sữa mẹ. Đàn ông cũng không nên dùng nhiều với mức độ đậm đặc cao.

Những đối tượng sau cũng không nên dùng sữa đậu nành:

Người có thể chất hư hàn

Đậu nành có tính hàn, cho nên những người có thể chất hư hàn không nên dùng để tránh bệnh nặng thêm. Những người này có các triệu chứng: hay tiêu chảy, tiểu đêm nhiều, ợ chua, ợ hơi, chướng hơi, đầy bụng, di tinh…

Người có đường ruột không tốt

Sữa đậu nành có thể gây đầy hơi, chướng bụng nên người có đường ruột kém không nên uống. Những người bị viêm dạ dày cũng không nên dùng vì sữa có thành phần kích thích dạ dày tiết acid, sẽ làm bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh gout

Purine trong đậu nành nếu không được chuyển hóa hoàn toàn mà tích tụ lại sẽ làm các triệu chứng gout nặng hơn.

Đau đầu gối
Người bị bệnh gout không nên uống sữa đậu nành.

Người đang sử dụng thuốc kháng sinh

Sau khi uống thuốc kháng sinh 1 tiếng, bạn hãy uống sữa đậu nành. Nếu thời gian uống quá gần nhau, sữa có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Người bị ung thư vú

Trong đậu nành có chứa phytoestrogen hoạt động như nội tiết tố nữ estrogen có thể làm các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng diễn tiến nhanh hơn.

Người bị sỏi thận

Canxi trong máu có thể kết hợp với oxalat trong sữa đậu nành kết thành sỏi. Do đó, bệnh nhân sỏi thận không nên uống loại sữa này.

Người thiếu kẽm

Việc hấp thu kẽm của cơ thể có thể bị chất lectin và saponin hormone trong sữa đậu nành cản trở. Do đó, người thiếu kẽm không nên uống loại sữa này. Còn nếu bạn thường xuyên uống thì cần chú ý bổ sung kẽm.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật

Sữa đậu nành dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu. Do đó những người có sức khỏe yếu hay mới phẫu thuật thì không nên dùng vì lúc này các cơ quan như dạ dày, gan, thận… còn yếu.

Bác sĩ và bệnh nhân
Những người có sức khỏe yếu hay mới phẫu thuật không nên dùng sữa đậu nành.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên đặc biệt cẩn trọng khi uống sữa đậu nành vì dễ ảnh hưởng sự phát triển của bào thai. Chỉ nên dùng số lượng rất ít và khi thật cần thiết.

Nếu sau khi uống sữa đậu nành, bạn gặp triệu chứng nghẽn đường hô hấp, đau nhức đầu hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác thì nên đến bác sĩ thăm khám ngay.

2.5. Lưu ý khi bảo quản sữa đậu nành

Không bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì ở nhiệt độ ấm, vi khuẩn trong sữa dễ sinh sôi. Mặt khác, sữa sau khi nấu được 3 – 4 tiếng sẽ biến chất, không dùng được nữa. Nếu vẫn sử dụng sẽ có tác hại cho hệ tiêu hóa.

Bình giữ nhiệt
Không bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.

3. Giải đáp các thắc mắc khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?

Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không vẫn là vấn đề chưa ngã ngũ, gây nên nhiều tranh cãi trong giới y học. Tuy nhiên, các tổ chức y tế uy tín trên thế giới như WHO và FDA vẫn chưa đưa ra khuyến cáo nào cho nam giới khi dùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Một số nghiên cứu cho rằng, sữa đậu nành chỉ có tác động đến số lượng và chất lượng tinh trùng khi dùng liều lượng đậm đặc hoặc quá 3 – 4 ly/ngày. Cho nên các quý ông không cần quá lo lắng khi dùng sữa đậu nành. Chỉ cần tiết chế lượng dùng ở mức độ từ ít đến vừa để đảm bảo sức khỏe.

Đàn ông uống sữa đậu nành
Các quý ông cần tiết chế lượng dùng ở mức độ từ ít đến vừa để đảm bảo sức khỏe.

Muốn tăng kích thước vòng một thì cần uống sữa đậu nành trong bao lâu?

Trong sữa đậu nành có chứa estrogen – nội tiết tố nữ giúp tăng kích cỡ vòng 1 và cung cấp protein giúp phát triển mô ngực. Do đó, để vòng 1 trở nên quyến rũ, đầy đặn hơn, chị em nên dùng mỗi ngày 2 lần, không quá 500ml/ngày. Sau 1 – 2 tháng, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả. 

Tuy nhiên không phải lúc nào núi đôi cũng được đầy đặn như mong muốn sau khi uống sữa. Hiệu quả thế nào còn phụ thuộc vào thể trạng từng người, đặc biệt là yếu tố di truyền.

Sữa đậu nành có lợi sữa cho phụ nữ sau sinh không?

Trong các loại thực phẩm có tác dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, sữa đậu nành không hề góp mặt. Ngược lại, phụ nữ đang cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng sữa đậu nành.

Sữa đậu nành có bổ sung canxi cho cơ thể không?

Sữa đậu nành có lượng canxi dồi dào và dễ hấp thu hơn sữa bò. Trong 110g sữa đậu nành có đến 165mg canxi, trong khi ở lượng sữa bò tương đương chỉ có 120mg canxi.

Con gái uống sữa đậu nành có tốt không?

Con gái uống sữa đậu nành rất tốt vì không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp giảm cân, nở nang vòng 1, đẹp da… Phụ nữ mãn kinh cũng nên uống để bù đắp lượng nội tiết tố thiếu hụt. Tuy nhiên các bé gái và phụ nữ mang thai, cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.

Con gái uống sữa đậu nành
Con gái uống sữa đậu nành rất tốt.

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã nắm được các công dụng và cách uống sữa đậu nành tốt cho sức khỏe. Đừng quên tải ngay app VinID để đặt mua sữa đậu nành thơm ngon, chất lượng từ các nhãn hiệu lớn tại hệ thống siêu thị VinMart nhé!

Banner CTA Bơ trứng sữa 750

>>> Uống sữa bí đỏ có tốt không? <<<

Từ khóa » đậu Nành Có Tác Dụng Gì