Công Dụng Thần Kì Của Loài Cỏ Sữa - Báo Lao Động Thủ đô

cong dung than ki cua loai co sua Khám phá công dụng tuyệt vời của thực phẩm có vị đắng
cong dung than ki cua loai co sua Lợi ích không thể bỏ qua của khoai lang tím

Ở Việt Nam có 2 loại cỏ sữa: cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ. Về mặt thực vật, hai cây này đều thuộc họ Thầu dầu và đều là những vị thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm.

Cỏ sữa lá nhỏ có màu tím đỏ, lá nhỏ, mọc đối, hình bầu dục, nếu dài nhất khoảng 7mm. Khi ra hoa mọc ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nhỏ có đường kính 1,5 mm, nhẵn, dài 0,7 mm, có 4 góc. Khi bấm cây có nhựa mủ trắng chảy ra. Theo Đông y, cỏ sữa lá nhỏ có tính mát, khi sử dụng không tạo nên sự thiên lệch lớn về âm dương bên trong cơ thể.

cong dung than ki cua loai co sua
Cây cỏ sữa được thu hái quanh năm mang lại rất nhiều công dụng

Trong khi đó, cỏ sữa lá lớn có hoa nhỏ, màu trắng, quả màu nâu nhạt, cũng được mọc hoang ở nhiều nơi. Thân cây cao hơn lá nhỏ, chùng 30 – 40 cm, màu đỏ nhạt, có lông thân màu vàng, lá cũng màu xanh, có vùng thì màu đỏ, hình dẹp (2-3cm), rộng (5-15cm), hình răng cưa. Cỏ sữa lá lớn có tính lạnh, dễ gây mất cân bằng về mặt âm dương nhưng nếu được sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều lượng sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

Về tính năng và công dụng, hai loại cỏ này đều có những điểm giống và khác nhau thông qua các bài thuốc thông dụng dưới đây.

1. Trị mụn, làm đẹp da

Không phải là cứ dùng mỹ phẩm đắt tiền mới làm đẹp da, mới điều trị được mụn trứng cá. Cỏ sữa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho da nên có tác dụng rất lớn giúp cho da trở nên mịn màng, trắng sáng và ngăn chặn sự phát triển của mụn. Bạn hãy áp dụng một trong hai cách sau để loại bỏ những nốt mụn “đáng ghét”:

Cách 1: Lấy một nắm lá cỏ sữa tươi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn.

Cách 2: Cỏ sữa rửa sạch, phơi khô sau đó nghiền thành bột và bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần bạn chỉ lấy ra 2 thìa bột cỏ sữa hoà cùng một chút nước tạo thành hỗn hợp nhão sau đó thoa lên vùng da bị mụn trong vòng 20 phút rồi rửa sạch với nước.

Bên cạnh đó, cỏ sữa có tác dụng bổ sung dưỡng chất, làm trắng da toàn thân. Bạn hãy lấy một nắm cỏ sữa tươi cho vào nồi để đun nước tắm. Thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ đem lại cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng.

2. Chữa lỵ

cong dung than ki cua loai co sua
Cỏ sữa lá nhỏ

Ở Ấn Ðộ, cỏ sữa thường được dùng trị bệnh giun ở trẻ em, bệnh đường ruột và ho; dịch lá dùng trị lỵ và giảm các cơn đau bụng. Trường hợp kiết lỵ cấp tính, bạn hãy dùng 50g cỏ sữa lá nhỏ, rau sam 50g, cỏ nhọ nồi 50g cho tất cả vào ấm sắc với 500ml nước, sắc cạn còn 200ml.

Người lớn chia thành 2 lần uống trong ngày, trẻ nhỏ tùy tuổi chia thành 3-4 lần, uống lúc đói bụng. Trường hợp kiết lỵ mãn tính, bạn hãy lấy 30g lá cỏ sữa nhỏ, 15g lá chè già; sắc lấy nước, pha thêm đường hoặc mật ong vào chia 2-3 lần uống trong ngày.

3. Chữa ho hen

cong dung than ki cua loai co sua
Cỏ sữa lá lớn

Ở phương Tây, cỏ sữa được dùng trị bệnh đường hô hấp (hen, sổ mũi, khí thũng, ho mạn tính). Chuẩn bị cỏ sữa lá lớn 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g; mỗi ngày hãy sắc một thang, chia 2-3 lần uống.

4. Lợi sữa

Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất. Bởi vậy, tác dụng của nó cũng gắn với việc giúp gia tăng lượng sữa cho những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Các trường hợp ít sữa hoặc tắc tia sữa, hãy dùng cỏ sữa lá nhỏ 40 g, hạt cây bông gạo 40 g. Sắc kỹ lấy nước, nấu với gạo thành cháo để ăn.

5. Chữa đại tiện ra máu

Cỏ sữa còn có tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn, rất tốt cho các bệnh nhân bị lòi dom, đại tiện ra máu. Cần có cỏ sữa lá nhỏ 100 g, cỏ nhọ nồi 60 g, sắc uống trong ngày. Dùng 2-3 lần/ngày.

6. Điều trị các bệnh lý tình dục

Cỏ sữa là một phương thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh lậu, hoa liễu. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để chữa liệt dương, xuất tinh sớm hoặc những trường hợp sinh lý yếu, xuất tinh ngoài ý muốn.

7. Công dụng khác

Khi bị rối loạn đường tiêu hóa: Chảy máu thì cần tìm đến cây cỏ sữa như là một “thần dược” cầm máu, hạ sốt, làm mát cơ thể.

Chữa giun sán: lá cỏ sữa được dùng để trị bệnh giun sán đặc biệt là nhóm giun đũa giun kim ở trẻ nhỏ.

Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: lấy dịch mủ của cây cỏ sữa bôi lên môi mau lành các vết nứt nẻ môi.

Dưỡng tóc: lấy dịch mủ của cây cỏ sữa chà xát lên da đầu sẽ giúp cho tóc mọc mau và tăng trưởng tốt.

Hồng Duyên (tổng hợp)

Từ khóa » Cay Co Sua Chua Benh Gi