Công Nghệ 12 Bài 8: Mạch Khuếch đại - Mạch Tạo Xung

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 12
Công nghệ 12 Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung (10) 652 lượt xem Share

Qua nội dung Bài Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung gồm các kiến thức về chức năng và sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động, nhằm giúp các em hiếu các thuật ngữ của bài học, sử dụng thành thạo các công thức tính hệ số khuếch đại, độ rộng xung và tần số xung. Từ đó có thể vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế, đọc được các số liệu kĩ thuật, các thuật ngữ kĩ thuật

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mạch khuếch đại

1.2. Mạch tạo xung

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Công nghệ 12 Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mạch khuếch đại

- Chức năng của mạch khuếch đại: Mạch khuếch đại mắc phối hợp các linh liện để khuếch đại tín hiệu về điện áp, dòng điện, công suất.

a. Sơ đồ và nguyên lý làm việc

- Mạch khuếch đại có thể dùng Tranzito rời rạc hoặc dùng IC. Ở đây chỉ giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC

- Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC

+ IC khuếch đại thuật toán viết tắt là OA thực chất là bộ khuếch đại dòng điện một chiều có hệ số khuếch đại lớn có hai đầu vào và một đầu ra.

+ Đầu vào UVK gọi là đầu vào không đảo, đánh dấu (+). Đầu vào UVĐ là đầu vào đảo, đánh dấu (-). Đầu ra Ura

- Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA

+ Mạch điện có hồi tiếp âm thông qua Rht. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của mạch điện (Nối đất). Tín hiệu vào qua R1 đưa vào đầu vào không đảo của OA. Kết quả điện áp ở đầu ra ngược dấu với điện áp ở đầu vào và đã được khuếch đại.

1.2. Mạch tạo xung

a. Chức năng của mạch tạo xung

- Mạch tạo xung là mạch điện tử nhằm phối hợp các linh kiện điện tử để biến đổi dòng điện thành năng lượng xoay chiều có hình dạng và tần số theo yêu cầu.

b. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động

- Mạch tạo xung đa hài tự dao động là mạch điện tạo ra các xung có dạng hình chữ nhật lặp lại theo chu kì và có hai trạng thái cân bằng không ổn định.

- Sơ đồ mạch điện: hình 8 – 3 là mạch tạo xung đa hài tự kích dùng Tranzito ghép Colecto-bazo

- Nguyên lý làm việc: Mạch điện bao gồm hai tầng khuếch đại có ghép từ colecto tầng này sang bazo tầng kia thông qua các tụ điện C1 và C2. Điện trở R1, R2 là các điện trở tải mắc ở colecto. Điện trở R3, R4 là các điện trở định thiên tạo dòng Ib mở cửa để tranzito làm việc.

+ Chính quá rình phóng nạp của hai tụ điện đã làm thay đổi điện áp mở tắt của hai Tranzito.

+ Quá trình cứ như vậy theo chu kì để tạo xung.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Mạch khuếch đại dùng OA mắc kiểu khuếch đại đảo có những đặc điểm gì? Nếu muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì làm thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Mạch khuếch đại dùng OA mắc kiểu khuếch đại đảo có những đặc điểm:

  • Tín hiệu vào qua R1 đưa đến đầu vào đảo của OA.
  • Kết quả điện áp ở đầu ra ngược dấu với điện áp ở đầu vào và đã được khuếch đại.

- Hệ số khuếch đại điện áp:

→ Nếu muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì ta có thể điều chỉnh Rht hoặc R1.

Bài 2: Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).

B. Thay đổi tần số của điện áp vào.

C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.

D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án A
  • Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: rong mạch tạo xung đa hài tự dao động, nếu nguồn cấp là 4,5V thì thay các điện trở tải R1, R2 bằng các điôt quang (LED) thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Câu 2: Làm thế nào để đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng?

Câu 3: Khi cần thay đổi chu kì của xung đa hài thì làm thế nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chức năng của mạch khuếch đại là:

A. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp

B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt dòng điện

C. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt công suất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng

A. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito

B. Mạch khuếch đại có thể dùng IC

C. Mạch khuếch đại dùng cả tranzito và IC

D. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito hoặc IC

Câu 3: Tìm phát biểu đúng: Trên kí hiệu của IC khuếch đại thuật toán

A. Ở đầu vào đảo kí hiệu dấu “-”

B. Ở đầu vào không đảo kí hiệu dấu “-”

C. Ở đầu vào không đảo kí hiệu “+”

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đầu vào không đảo kí hiệu dấu “+” nghĩa là:

A. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra ngược dấu với tín hiệu vào.

B. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu với tín hiệu vào.

C. Không có ý nghĩa gì, chỉ là kí hiệu ngẫu nhiên

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 5: Tìm phát biểu đúng:

A. Tín hiệu ra sẽ cùng dấu hay ngược dấu tín hiệu vào tùy thuộc tín hiệu đưa vào đầu vào đảo hay không đảo

B. Tín hiệu vào là tín hiệu một chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều

C. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu một chiều

D. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung Công nghệ 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Như tên tiêu đề của bài Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.
  • Thành thạo cách vẽ sơ đồ mạch khuếch đại đơn giản, mạch tạo xung đơn giản.
  • Tham khảo thêm

  • doc Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều
  • doc Công nghệ 12 Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản
  • doc Công nghệ 12 Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều
  • doc Công nghệ 12 Bài 11: Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
  • doc Công nghệ 12 Bài 12: Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito
(10) 652 lượt xem Share Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Công Nghệ 12 Chương 2 Công Nghệ 12 Công Nghệ 12 Mạch điện tử cơ bản

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Công nghệ 12

Phần một: Kĩ thuật điện tử

  • 1 Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong SX&ĐS

Chương 1: Linh kiện điện tử

  • 1 Bài 2: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm
  • 2 Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm
  • 3 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC
  • 4 Bài 5: Thực hành: Điốt - Tirixto - Triac
  • 5 Bài 6: Thực hành: Tranzito

Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản

  • 1 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều
  • 2 Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung
  • 3 Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản
  • 4 Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều
  • 5 Bài 11: Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
  • 6 Bài 12: Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito

Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển

  • 1 Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
  • 2 Bài 14: Mạch điều khiển tí hiệu
  • 3 Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha
  • 4 Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha

Chương 4: Một số thiết bị điện tử dân dụng

  • 1 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
  • 2 Bài 18: Máy tăng âm
  • 3 Bài 19: Máy thu thanh
  • 4 Bài 20: Máy thu hình
  • 5 Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần

Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha

  • 1 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia
  • 2 Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
  • 3 Bài 24: Thực hành: Nối tải ba pha hình sao và hình tam giác

Chương 6: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ

  • 1 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha
  • 2 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
  • 3 Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
  • 4 Bài 28: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
  • 5 Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
  • 6 Bài 30: Ôn tập
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Hình 8.3 Công Nghệ 12