Công Nghệ Bluetooth Là Gì ? Các Chuẩn Bluetooth Phổ Biến
Có thể bạn quan tâm
Khi nói về công nghệ Bluetooth thì hẳn mọi khách hàng đều đã từng nghe qua khi tìm mua các thiết bị di động đang phổ biến laptop, smartphone... như một tính năng mặc định cần có trên sản phẩm. Vậy công nghệ Bluetooth là gì? Các tiêu chuẩn của Bluetooth hiện nay? Tất cả sẽ được Phúc Anh giải đáp trong bài viết sau đây.
Công nghệ Bluetooth là gì?
Về mặt kỹ thuật thì đây là công nghệ nhận biết, truyển tải dữ liệu qua lại giữa những thiết bị điện tử với nhau thông qua dạng sóng trên băng tần 2,4Ghz giúp loại bỏ được phải sử dụng dây cáp tín hiệu vướng víu cũng như sự tiện dụng cần có cho thiết bị di động.
Nếu bạn nào thấy có sự tương đồng về băng tần 2,4GHz hiện hữu cả trên chuẩn kết nối Bluetooth và WiFi thì hãy yên tâm vì hai dòng này sẽ có sự khác biệt rõ rệt (chi tiết thì Bluetooth hoạt động trên tần số có bước sóng ngắn hơn so với Wifi) nên sẽ không xảy ra hiện tượng trùng lặp hay nhiễu tín hiệu.
Về tên gọi "Bluetooth" thì được Jim Kardach (thời điểm đó đang công tác ở Intel) đề xuất vào năm 1997 được gợi ý từ cuốn tiểu thuyết lịch sử của về người Viking và vua Đan Mạch thế kỷ 10 Harald Bluetooth. Đây cũng là vị vua có công thống nhất các bộ lạc Đan Mạch bất hòa thành một vương quốc duy nhất. Nên việc chọn tên này cũng có ý hợp nhất các giao thức truyền thông lại để sử dụng dễ hơn.
Chi tiết về thông số kỹ thuật của Bluetooth được đánh mã IEEE 802.15.1 sau khi được chuẩn hóa bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG - bao gồm Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, sau đó thêm nhiều công ty khác với tư cách cộng tác hay hỗ trợ) đã được công bố vào ngày 20 tháng 5 năm 1999.
Các chuẩn Bluetooth phổ biến hiện nay trên thị trường
Thời điểm hiện tại thì chuẩn Bluetooth 5.1 đang là phiên bản mới nhất của công nghệ Bluetooth được SIG (Bluetooth Special Interest Group) giới thiệu đến người tiêu dùng tập trung chính vào mở rộng hơn cùng phủ sóng, gia tăng độ ổn định khi kết nối.
Đặc biệt nhất phải kể tới ở đây là tính năng Direction Finding được nâng cao lên rất nhiều giúp phát hiện được tín hiệu đã truyền đi từ hướng nào, đồng thời nó cũng sẽ giúp xác định vị trí với độ chính đến từng centimet, thay vì từ 1-10m
Bên cạnh đó là công nghệ giúp các thiết bị có dung lượng pin không có quá nhiều (smartwatch hoặc vòng đeo tay thông minh) có thể san sẻ hoặc chuyểntác vụ nặng nề nặng hơn cho các thiết bị mà nó kết nối ví dụ như smartphone xử lý.
Tiếp đến là phiên bản Bluetooth 5.0 cũng đang rất hiện hành với những ưu điểm nối bật (tất nhiên phiên bản đều kế thừa và cải tiến hơn nữa:
- Phạm vi truyền rộng hơn lên tới 240m giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ,
- Tốc độ truyền nhanh chóng lên tới 2MB/s
- Khả năng ghép nối 2 thiết bị âm thanh cùng một lúc
Ngoài ra trong quá khứ cũng có rất nhiều phiên bản đã ra đời với vô số các bước cải tiến mạnh mẽ cả về công nghệ và quy trình sản xuất song hành với những thiết bị di động đương thời
- Bluetooth 1.0 và 1.0B: đạt tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng độ tương thích ban đầu chưa cao
- Bluetooth 1.2: Chuẩn này hoạt động dựa trên nền băng tần 2.4 Ghz và tăng cường kết nối thoại
- Bluetooth 1.2 + ERD: Tốc độ của chuẩn Bluetooth lên đến 2.1 Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải – ERD (enhanced data rate).
- Bluetooth 2.0 + ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 với nhiều cải tiến như: tốc độ ổn định và truyền tải dữ liệu nhanh hơn.
- Bluetooth 2.1 + ERD: là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0. có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
- Bluetooth 3.0 + HS: có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng BT – High Speed, tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m
- Bluetooth 4.0: được giới thiệu ngày 30/6/2010 kết hợp của Bluetooth 2.1 và 3.0 với ưu điểm là truyền tải dữ liệu nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn.
- Bluetooth 4.1: công bố ngày 4/12/2013 khắc phục hiện tượngchống chéo tín hiệu của Bluetooth 4.0 và mạng 4G, đồng thời cải thiện khả năng hoạt động: hỗ trợ cho kết nối LTE, tăng cường khả năng trao đổi dữ liệu tốc độ cao, dung lượng lớn và cho phép hỗ trợ cùng lúc nhiều vai trò của thiết bị
- Bluetooth 4.2: ra mắt ngày 2/12/2014 có cái tiến mạnh: tăng tốc độ lên 2.5 lần; tăng mức độ bảo mật và tiết kiệm năng lượng hơn với gói dữ liệu mở rộng thông qua giao thức IPv6 (Internet Protocol version 6)
Công nghệ Bluetooth được ứng dụng vào những công việc nào?
- Truyền tải dữ liệu không dây giữa thiết bị di động và máy tính.
- Truyền tải tập tin giữa các máy tính.
- Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth
- Kết nối các thiết bị ngoại vi như: tai nghe, smartwatch, chuột, Gamepad, máy in.
- Trang bị kết nối Bluetooth cho máy tính để bàn.
- Ứng dụng trong các doanh nghiệp như: định vị, thiết bị y tế, vét mã vạch, thiết bị điều khiển giao thông.
Trên đây là các thông tin chi tiết về công nghệ Bluetooth và các chuẩn hiện hành, qua bài viết sẽ giúp các quý khách hàng phần nào tìm được đúng thiết bị mình đang cần và chuẩn kết nối mới nhất để khai thác được đúng tốc độ mình cần. Hãy tiếp tục theo dõi các tin tức công nghệ được cập nhật liên tục từ Phúc Anh
Từ khóa » Hàng Bluetooth Là Gì
-
Kết Nối Bluetooth Là Gì? Và Những Công Dụng Thiết Thực Của ...
-
Kết Nối Bluetooth Là Gì?
-
Tìm Hiểu Bluetooth Là Gì? So Sánh Các Chuẩn Bluetooth Phổ Biến 2021
-
Bluetooth Là Gì? Các Chuẩn Kết Nối Bluetooth Mới Nhất Hiện Nay
-
Bluetooth Là Gì? Tổng Quan Về Bluetooth - HDRADIO
-
Bluetooth Là Gì? Những Thông Tin Hữu ích Về Công Nghệ Bluetooth
-
Kết Nối Bluetooth: Khái Niệm Và Những Công Dụng Cơ Bản
-
Bluetooth Là Gì? Công Nghệ Bluetooth Dùng để Làm Gì?
-
Bluetooth Là Gì? Có Những Chuẩn Kết Nối Bluetooth Nào Hiện Nay?
-
Tìm Hiểu Công Nghệ Bluetooth Là Gì Và Dùng để Làm Gì? - Fado
-
Bluetooth Là Gì? Bản Chất Và Tầm Quan Trọng Của Bluetooth?
-
Bluetooth Là Gì? Các Chuẩn Kết Nối Bluetooth Phổ Biến Hiện Nay?
-
Như Thế Nào Là Kết Nối Chuẩn Bluetooth?
-
Sóng Bluetooth Có Hại Không? - Vua2hand