Công Nghiệp Dầu Khí – Wikipedia Tiếng Việt

Công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng. Dầu mỏ là nguyên liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học như dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp. Ngành công nghiệp này thường được chia thành các phần chính như: thượng nguồn và hạ nguồn. Ngoài ra còn có phần trung nguồn nhưng đôi khi nó được gộp vào phần hạ nguồn.

Dầu mỏ có ý nghĩa quan trong đối với các ngành công nghiệp, và duy trì nền văn minh công nghiệp hóa, và đây cũng là mối quan tâm của một số quốc gia. Dầu chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên đến mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng này còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất. 24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dầu mỏ xuất hiện trong tự nhiên ở dạng lỏng được tìm thấy trong các thành hệ đá. Nó bao gồm hỗn hợp của các hydrocarbon có nhiều khối lượng khác nhau và các hợp chất hữu cơ khác. Người ta chấp nhận một cách tổng quát rằng dầu giống như các nhiên liệu hóa thạch khác được tạo ra từ xác của các động thực vật bị hóa thạch chịu tác động bởi nhiệt độ vá áp suất trong vỏ Trái Đất qua hàng trăm triệu năm. Theo thời gian, các vật chất bị phân hủy bị phủ bởi các lớp bùn và bột, bị nhấn chìm vào trong vỏ Trái Đất và được bảo tồn ở đây giữa các lớp nóng và bị nén dần dần biến đổi thành các vỉa dầu khí.

Dầu mỏ ở dạng tự nhiên đã được con người sử dụng cách đây hơn 5.000 năm. Nhìn chung dầu đã được sử dụng từ rất sớm trong lịch sử loài người để giữ cho ngọn lửa cháy, và cũng dùng trong chiến tranh. Nhữngg tấm gỗ được khắc bằng tiếng Ba Tư cổ đại cho thấy những ứng dụng làm thuốc và thắp sáng bằng dầu mỏ trong cấp thượng lưu trong xã hội. Trung Quốc cổ đại cũng từng đốt dầu váng để thấp sáng.

Ngành công nghiệp dầu khí trước đây được thành lập từ thế kỷ thứ 8, khi các đường phố ở Baghdad được trải bằng hắc ín, một sản phẩm được tách ra từ dầu mỏ bằng chưng cất phá hủy.[2] Trong thế kỷ 9, các mỏ dầu được khai thác ở các khu vực xung quanh Baku, Azerbaijan ngày nay để sản xuất napta. Các mỏ này được al-Masudi miêu tả trong thế kỷ 10 và Marco Polo vào thế kỷ 13, họ đã miêu tả các sản phẩm lấy lên từ các giếng dầu này trên hàng trăm tàu hàng.[2] Dầu mỏ được al-Razi chưng cất vào thế kỷ 9 và tạo ra các sản phẩm như kerosene trong alembic, loại này được ông sử dụng cho phát minh của mình là đèn kerosene trong công nghiệp đèn dầu.[3]

Sự quan trọng của nó trong nền kinh tế thế giới liên quan đến gỗ và than, tất cả dùng để sưởi và nấu ăn, và dầu cá được sử dụng để thắp sáng trong thế kỷ 19. Công nghiệp dầu khí nổi lên ở Canada và Hoa Kỳ cung cấp nhiên liệu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu năng lượng mà chủ yếu đó là than cùng với các nguồn khác như dầu cá. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng kerosene có thể được chiết tách từ dầu thô có thể dùng để thấp sáng và sưởi ấm. Dầu mỏ có nhu cầu rất lớn, vào thế kỷ 20 đã là một mặt hàng có giá trị nhất trên thị trường thế giới.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "International Energy Annual 2004". Energy Information Administration. 14 Jul. 2006. Found at http://www.eia.doe.gov/pub/international/iealf/tablee2.xls
  2. ^ a b K. Ajram (1992), Miracle of Islamic Science, Appendix B, Knowledge House Publishers, ISBN 0-911119-43-4
  3. ^ Zayn Bilkadi (University of California, Berkeley), "The Oil Weapons", Saudi Aramco World, January-tháng 2 năm 1995, tr. 20-27.
  4. ^ Halliday, Fretd. The Middle East in International Relations: Power and Ideology. Nhà in Đại học Cambridge: Hoa Kỳ, 270

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Công nghiệp dầu khí.
  • Robert Sobel The Money Manias: The Eras of Great Speculation in America, 1770-1970 (1973) reprinted (2000).
  • Daniel Yergin, The Prize: The Epic Quest for Oil, Money, and Power, (Simon and Schuster 1991; paperback, 1993), ISBN 0-671-79932-0.
  • Matthew R. Simmons, Twilight in the Desert The Coming Saudi Oil Shock and the World Economy, John Wiley & Sons, 2005, ISBN 0-471-73876-X.
  • Matthew Yeomans, Oil: Anatomy of an Industry (New Press, 2004), ISBN 1-56584-885-3.
  • Smith, GO (1920): Where the World Gets Its Oil: National Geographic, tháng 2 năm 1920, pp 181–202
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến công nghiệp này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Công nghiệp dầu khí
Dầu mỏ * Năng lượng sơ cấp
Khai thác
  • Kỹ thuật dầu khí
    • Mô phỏng vỉa
    • Địa vật lý thăm dò
    • Địa chấn mô phỏng
  • Nguồn địa chấn
  • Địa chất dầu khí
  • Địa vật lý
  • Địa chấn
    • Giải ngược
  • Thạch học vật lý
  • Lấy mẫu lõi
Khoan giếng
  • Kỹ thuật khoan
  • Ổn định thành giếng khoan
  • Khoan định hướng
    • Đo đạc trong khi khoan
    • Định vị trong khi khoan
  • Dung dịch khoan
  • Kiểm tra thành hệ?
Phát triển năng lượng
  • Hoàn thiện giếng
    • Squeeze job
  • Đo log giếng
  • Vận chuyển đường ống
  • Tracers
Khai thác dầu khí
  • Nâng nhân tạo
    • Pumpjack
    • ESP
    • Gas lift
  • EOR
    • Bơm hơi nước
    • Bơm khí
  • Bơm nước
  • Can thiệp vào giếng
Yêu cầu kỹ thuật
  • Differential sticking
  • Drilling fluid invasion
  • Blowouts
  • Lost circulation
Thỏa thuận dầu khí
  • Thỏa thuận phân chia sản phẩm
  • Chuyển nhượng
  • Thỏa thuận dịch vụ
  • Thỏa thuận rủi ro
Dữ liệu theo quốc gia
  • Tổng năng lượng
    • Tiêu thụ theo đầu người
    • Mức độ năng lượng
  • Khí thiên nhiên
    • Tiêu thụ
    • Sản xuất
    • dự trữ
    • nhập khẩu
    • xuất khẩu
  • Dầu mỏ
    • tiêu thụ
    • sản xuất
    • dự trữ
    • nhập khẩu
    • xuất khẩu
Siêu công ty
  • BP
  • Chevron
  • ConocoPhillips
  • Eni
  • ExxonMobil
  • Royal Dutch Shell
  • Total S.A
  • Xem thêm: Các công ty dầu khí Quốc gia
Các khu vựcsản xuất dầu
  • Biển Bắc
  • Biển Caspi
  • East Midlands
  • Texas
  • Vịnh Persian
  • Dầu trong cát Athabasca
  • Vịnh México
  • Venezuela
  • Châu thổ Niger
  • Nga
Các chủ đề liên quan
  • Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
  • Đỉnh dầu
  • Giá dầu tăng năm 2003
  • Giá dầu mỏ
  • Hiệp hội Kỹ sư dầu khí (SPE)
  • Đá phiến dầu
  • Cát dầu
  • x
  • t
  • s
Các ngành nghề chính
Ngành nghề bậc một
  • Nông nghiệp
    • Hoa
    • Làm vườn
    • Cà phê
    • Thịt
  • Đánh cá
  • Lâm nghiệp
  • Khai khoáng
  • Dầu khí
    • Đá phiến dầu
Ngành nghề bậc hai
  • Chế tạo
    • Hàng không vũ trụ
    • Đóng tàu
    • Điện tử
    • Ô tô
    • Bán dẫn
    • Vũ khí
  • Công nghiệp
    • Công nghiệp nặng
    • Công nghiệp nhẹ
  • Xây dựng
  • Điện lực
  • Thực phẩm
  • Hoá chất
    • Chất dẻo
  • Lông thú
  • Dệt may
  • Quảng cáo
  • Năng lượng
    • Năng lượng tái tạo
  • Thịt hộp
  • Dược phẩm
Ngành nghề bậc ba
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
  • Chăm sóc sức khoẻ
  • Dịch vụ khách hàng
  • Chuyên môn
  • Thể thao
  • Du lịch
Ngành nghề bậc bốn
  • Sáng tạo
    • Thời trang
    • Điện ảnh
    • Âm nhạc
    • Trò chơi điện tử
  • Giáo dục
  • Hoạt động xã hội
  • Rượu cồn
  • Anime
  • Phần mềm
  • Xe đạp
  • Công nghệ sinh học
  • Máy tính
  • Nội dung
  • Văn hoá
  • Giải trí
  • Dịch vụ lưu trú
  • Thông tin
  • Ngôn ngữ
  • Thư giãn
  • Xe đua
  • Nhựa ghép thuyền
  • Thẻ thanh toán
  • Chăm sóc cá nhân
  • Nghèo
  • Nghe nhìn chuyên nghiệp
  • Giấy và bột giấy
  • Phát thanh
  • Bất động sản
    • Nhà đất
  • Dịch vụ trực tuyến
  • Tình dục
  • Showbiz
  • Nền tảng không gian
  • Bền vững
  • Thuốc lá
  • Nước
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb13162703f (data)
  • GND: 4344626-7
  • LCCN: sh85100430
  • NARA: 10643253
  • NKC: ph526554

Từ khóa » Dầu Khí Có Phải Là Dầu Mỏ Không