Dầu Mỏ Việt Nam Khi Nào Sẽ Cạn
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Văn bản
Trong điều kiện thông thường có bốn alkan nhẹ nhất là CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (prôpan) và C4H10(butan), có nhiệt độ sôi tương ứng -161.6°C,-88.6°C , -42°C, và -0.5°C - ở dạng khí. Tất cả các sản phẩm của các chuổi từ C5 đến C20 ở điều kiện nhiệt độ trong phòng là chất lỏng, gọi là dầu thô. Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu nhẹ, dễ bay hơi. Các chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C10 đến C15, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C10 đến C20) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Các loại dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) nằm trong khoảng từ C16 đến C20. Các chuỗi trên C20 bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum ở trạng thái rắn. Trong điều kiện áp suất khí quyển, các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn bao gồm: xăng ête (40 - 70°C), xăng nhẹ (60 - 100°C), xăng nặng (100 - 150°C), dầu hỏa nhẹ (120 - 150°C), dầu hỏa (150 - 300°C), dầu điêzen (250 - 350°C), dầu bôi trơn (> 300°C) và các thành phần khác như hắc ín, nhựa đường …(ở nhiệt độ cao hơn).
Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Dầu mỏ, khí đốt, kể từ khi mới phát hiện tới nay đã trở thành loại tài nguyên vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Dầu mỏ, khí đốt càng được hiểu biết bao nhiêu thì nhu cầu dầu, khí đối với mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, đời sống dân sinh càng lớn bấy nhiêu. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới. Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Là một nước có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 28 trên thế giới, Việt Nam đã không ngừng nổ lực nghiên cứu các công nghệ mới để khai thác hiệu quả và tìm kiếm nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Việc đánh giá tài nguyên và trữ lượng dầu khí thềm lục địa Việt Nam được các tổ chức Quốc tế và Việt Nam đánh giá vào thời điểm khác nhau và rất khác nhau, đặc biệt là vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trước năm 1975 tiềm năng tài nguyên dầu khí thềm lục địa Nam Việt Nam được dự báo theo chủ quan của người đánh giá với nhiều mục đích khác nhau. Theo số liệu được công bố trong công trình “Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam” thì trữ lượng và tiềm năng dầu khí bể Sông Hồng có thể đạt 1,1 tỷ m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên thu hồi bể Phú Khánh có khoảng 400 triệu m3 quy dầu; trữ lượng tiềm năng có thể thu hồi bể Cửu Long có khoảng 2,6 – 3,0 tỷ m3 quy dầu; tài nguyên có thể thu hồi bể Nam Côn Sơn có khoảng 900 triệu m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên dầu khí bể Mã Lai - Thổ Chu có khoảng 350 triệu tấn quy dầu; tiềm năng tài nguyên bể Tư Chính – Vũng Mây có khoảng 800 – 900 triệu tấn quy dầu. Tuy nhiên, công ty CONOCO năm 2000 đánh giá chỉ 3 cấu tạo triển vọng nhất của các lô 133, 134 thuộc phạm vi bể Tư Chính – Vũng Mây đã cho con số tiềm năng từ 600 đến 1.600 triệu tấn nếu là dầu hoặc từ 10 TCF (286 tỷ m3) đến 30 TCF (857 tỷ m3) nếu là khí. Cho đến nay đã xác định được trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam hiện diện 8 bể trầm tích Đệ tam là bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính- Vũng Mây, Trường Sa và Mã lai -Thổ Chu. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50 - 200m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1000m đến trên 5000m. Tính đến cuối năm 2013, trong nước có 9 lô hợp đồng có hoạt động phát triển mỏ và 13 hợp đồng có hoạt động khai thác dầu khí (từ 14 mỏ/cụm mỏ dầu và 6 mỏ/cụm mỏ khí). Toàn Ngành đã khai thác được 268,31 triệu tấn dầu thô; trong đó, sản lượng khai thác từ Vietsopetro đạt 189,9 triệu tấn, sản lượng khai thác từ PVEP đạt 78,3 triệu tấn. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác dầu thô là 15,25 triệu tấn, khí là 9,75 tỷ m3; năm 2014 sản lượng khai thác dầu thô đạt 17,39 triệu tấn, khí đạt 10,21 tỷ m3. Đặc biệt trong năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3 đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ. Quá trình tìm kiếm thăm dò trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đưa được 36 mỏ và công trình dầu khí mới vào khai thác. Trong đó, năm 2011 có 3 mỏ trong nước: Đại Hùng pha 2, Tê Giác Trắng, Chim Sáo và 2 mỏ nước ngoài: Visovoi, Dana. Năm 2012 có 7 mỏ/công trình được đưa vào khai thác bao gồm 4 mỏ/công trình trong nước: giàn H4 mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Gấu Trắng, Sư Tử Trắng, Lan Đỏ và 3 mỏ ở nước ngoài: mỏ Tây Khosedayu, mỏ Junin 2, mỏ Nagumanov. Năm 2013 và 2014 số lượng mỏ đưa vào khai thác tăng mạnh và đạt 9 mỏ mỗi năm. Năm 2015 chỉ có 4 mỏ mới được đưa vào khai thác, đó là mỏ khí Thái Bình, mỏ Bir Seba Lô 433a-416b, giàn H5 Tê Giác Trắng và giàn Thỏ Trắng 2. Bên cạnh quá trình tìm kiếm thăm dò này còn triển khai công tác phát triển mỏ đối với các mỏ Sư Tử Trắng, giai đoạn 2 phát triển mỏ Đại Hùng, mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh - Lô 05-2 và 05-3, mỏ Tê Giác Trắng - Lô 16-1, mỏ Hải Sư Trắng và Hải Sư Đen - Lô 15-2/01, mỏ Chim Sáo, Dừa - Lô 12W. Tuy nhiên các mỏ dầu này đều có trữ lượng nhỏ (mỏ dầu lớn nhất trong số các mỏ mới phát hiện là mỏ Sư Tử Đen với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, chỉ bằng 1/3 mỏ Bạch Hổ). Theo kết quả đánh giả trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam thì tổng trữ lượng dầu tiềm năng của nước ta khoảng 7,5 tỉ m3 quy dầu. Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình) và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa phía Nam). Từ đó, Việt Nam bắt đầu có tên trong danh sách các nước khai thác, xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2015 toàn Ngành Dầu khí đã khai thác được 352,68 triệu tấn dầu và 114,03 tỷ m3 khí cộng dồn. Năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3 . Với năng suất khai thác dầu khí như hiện nay thì dự đoán sau thời gian 380 năm nữa dầu sẽ hết. Và để có dầu khí khai thác phát triển kinh tế chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm các mỏ dầu khác hoặc phải mua dầu của thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số dự báo, và mức dự báo có thể thấp hơn thực tế nhưng cũng thấp hơn thực tế. Hiện nay các ông chủ dầu lớn của thế giới đã được cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. Theo báo Rossiyskaya Gazeta dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Nga Sergei Donskoi cảnh báo nước này sẽ cạn kiệt dầu mỏ sau 28 năm nữa và sự suy giảm sản lượng khai thác tại các mỏ dầu truyền thống sẽ bắt đầu vào năm 2020. Ông Donskoi tính rằng trữ lượng dầu có thể khai thác của Nga vào khoảng 29 tỷ tấn. Sản lượng khai thác dầu thô không có khí ngưng tụ năm 2015 là gần 505 triệu tấn. Nếu tính “kịch trần” theo các số liệu này, trữ lượng dầu của Nga sẽ đủ để khai thác trong 57 năm. Theo Hãng nghiên cứu Rystad Energy, có trụ sở ở Oslo, Na Uy, với mức sản xuất hiện nay trên thế giới nói chung, khoảng 30 tỉ thùng dầu thô mỗi năm, thế giới sẽ hết dầu trong 27 năm nữa. Do đó để đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên mang tên “vàng đen” này chúng ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác và không ngừng tìm kiếm, phát hiện mới các mỏ dầu. Đồng thời trong việc tiêu thụ cần có sự hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Tag: TweetTin tức liên quan
- Quan trắc khí thải công nghiệp
- Nhiễm kim loại nặng
- Văn bản pháp lý có hiệu lực từ tháng 01/2022
- Giấy phép môi trường (GPMT)
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Danh mục
Bài viết mới nhất
Lò đốt rác thải sinh hoạt ENDECO TL-S
05/06/2023Đối tượng nào cần phải có giấy phép môi trường từ ngày 01/01/2022?
22/02/2022Quan trắc môi trường lao động
16/02/2022Quan trắc khí thải công nghiệp
16/02/2022Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường
16/02/2022Văn bản pháp lý có hiệu lực từ tháng 01/2022
16/02/2022Đối tác
Từ khóa » Dầu Khí Có Phải Là Dầu Mỏ Không
-
Dầu Mỏ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Nghiệp Dầu Khí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Cơ Bản Về Tài Nguyên Dầu Khí - Petrovietnam
-
DẦU KHÍ LÀ GÌ, Ở ĐÂU VÀ CÓ TỰ BAO GIỜ?
-
Dầu Mỏ Là Gì? Thành Phần Và Những ứng Dụng Nổi Bật - Monkey
-
Top 15 Dầu Khí Có Phải Là Dầu Mỏ Không
-
Dầu Khí Có Phải Là Dầu Mỏ Không
-
Dầu Thô - Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam
-
Sự Hình Thành Dầu Mỏ - Báo Quảng Ngãi điện Tử
-
Nghề Dầu Khí - UEF
-
Dầu Khí Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Luật 18-L/CTN Dầu Khí - Trung ương
-
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGUỒN GỐC KHAI THÁC DẦU MỎ
-
Lý Thuyết Dầu Mỏ Và Khí Thiên Nhiên | SGK Hóa Lớp 9
-
Nghịch Lý Vừa Khai Thác Xuất Khẩu Dầu Thô, Vừa Phải Nhập để Chế Biến
-
Dầu Mỏ
-
Khái Niệm Trung Nguồn Trong Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Là Gì ...