Công Tác Nhận Diện Rủi Ro Tín Dụng ở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Tài chính - Ngân hàng
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.18 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có một hệ thống Ngân hàng yếu kiếm và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong lưu thông tiền tệ. Điều hòa lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua tín dụng, hoạt dộng tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tê. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi cới cơ chế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc dổi mới nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thế tánh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản, do suy thoái kinh tế….điều có thể biến khoản vay thành nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẻ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đây là mối đe dọa nhất mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đương đầu. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Ngân hàng thương mại hiện nay là phải nhận diện được các rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong ngân hàng. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề, sau một thời gian ngắn nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em xin được trình bày một số phương pháp nhận diện rủi ro qua đề tài “ Công tác nhận diện rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG1.1Nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng1.1.1 Khái niệm về rủi ro và nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng- Rủi ro (Risk): là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn mà khi xảy ra dẫn tới tổn thất về tài sản của ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.→ Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro:+Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất đinh.+Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng.+ Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.- Nhận diện rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn sự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp.1.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàngHoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm có liên quan tới nhiểu lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không chỉ huy động vốn và cho vay mà còn kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối…Vì vậy có thể nói rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là đa dạng. Sau đây là một số loại rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:- Rủi ro tín dụng: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.- Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.- Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.- Rủi ro thanh khoản: Là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.1.2 Nhận diện rủi ro tín dụng1.2.1 . Khái niệm về nhận diện rủi ro tín dụngTừ khái niệm về nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM ta đưa ra khái niệm về nhận diện rủi ro tín dụng như sau: “Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, để từ đó có các biện pháp phù hợp giảm thiểu rủi ro tín dụng.”1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụngĐể chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:– Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.– Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.– Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM. Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.1.2.3 Các loại rủi ro tín dụngNHTM gặp phải rủi ro khi không thu hồi được vốn vay, thu hồi không đủ vốn, thu hồi đủ vốn nhưng không đúng kì hạn, thu hồi không đủ vốn và không đúng kì hạn. Tùy vào mức độ rủi ro mà ta có thể chia tín dụng thành 2 loại: rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro đọng vốn:- Rủi ro đọng vốn là khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mà đến kỳ hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ ngay như đã cam kết làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán chi trả của ngân hàng và kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng.- Rủi ro đọng vốn liên quan đến thời gian trả nợ.Khi gặp rủi ro đọng vốn NHTM sẽ bị những ảnh hưởng cơ bản sau đây:+ Về kinh tế: NHTM sẽ gặp vướng mắc về khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng. Để giải quyết cho vấn đề này ngân hàng sẽ phải đi vay và bán những chứng khoán đầu tư dẫn đến việc chi phí duy động vốn của ngân hàng tăng, bên cạnh đó các món vay đọng vốn rất khó có khả năng thu đủ lãi, từ đó vừa làm gia tăng chi phí vừa làm giảm thu nhập của NHTM.+ Về quản lý: Kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, việc tái đầu tư của ngân hàng bị ảnh hưởng làm suy giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng.+ Về khả năng thanh toán: Khi gặp rủi ro đọng vốn nếu ngân hàng không giải quyết kịp thời để có nguồn vốn bù đắp phần vốn đọng để thanh toán và chi trả cho các hợp đồng huy động vốn đáo hạn thì Ngân hàng thương mại sẽ mất uy tín với khách hàng. Rủi ro mất vốn :- Rủi ro mất vốn là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng nhưng đến thời hạn trả nợ khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ cho ngân hàng.- Rủi ro mất vốn liên quan về mặt số lượng tiền vay.Khi gặp rủi ro mất vốn, những thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu là:+ Về kinh tế: Hiệu quả kinh doanh giảm. Ngân hàng bị thất thoát vốn, vốn thất thoát đó sẽ làm suy giảm vốn tự có, đến một mức độ nào đó NHTM có thể phải đứng trước nguy cơ phá sản. Hơn thế nữa việc mất vốn thì những khoản nợ đương nhiên cũng không thu hồi được đủ lãi, việc này làm thu hẹp chênh lệch lãi suất của NHTM.+ Về quản lí: Khi bị mất vốn, nhà quản lý sẽ bị đọng về vốn, không thực hiện được kế hoạch kinh doanh. Mất vốn thường được đánh giá do khả năng quản lý kém.+ Về uy tín: Các NHTM có tỷ lệ vốn thất thoát cao sẽ không những bị mất uy tín với khách hàng mà còn mất uy tín trên thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán vì họ nhìn thấy khả năng quản lý vốn kém của ngân hàng. Như vậy rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn đều làm cho NHTM gặp những tổn thất lớn, nên các ngân hàng cần xây dựng cho mình một kế hoạch quản lý chặt chẽ, một tỷ lệ rủi ro cho phép để giảm bớt thất thoát trong công việc kinh doanh của mình.1.2.4 Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng Phát sinh từ phía khách hàng:Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:- Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm phát luật trong quá trình quan hệ tín dụng.- Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lí do - Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện thời điểm bất thường mà không giải thích được.- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán.- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả vì những lí do: tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm,…- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến.- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi,…- Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ sản xuất kinh doanh của khách hàng.- Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện.Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:- Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý.- Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành - Phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không có hiệu quả.- Khó khăn khi tăng sản phẩm dịch vụ mới.- Do áp lực nội bộ tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt các hạn mức về thời gian sinh lời.- Đối với khách hàng là tư nhân cá thể, có dấu hiệu của bệnh kéo dài hoặc chết. Phát sinh từ phía Ngân hàng Chính sách tín dụng không hợp lý:- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so thực tế, đánh giá khách hàng thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không điều tra xem xét thông tin từ các nguồn khác,…- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng.- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.- Soạn thảo các điều kiện tín dụng ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng.- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh,…- Khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng1. Nguyên nhânKinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại. Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây: Nguyên nhân khách quan:– Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…– Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.– Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.– Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. Nguyên nhân chủ quan: Về phía khách hàng (KH):–Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.–Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.–Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.–Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.–Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.–Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành. Về phía ngân hàng (NH):–Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.–Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.–Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác.–Cán bộ tín dụng (CBTD) không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh.–Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, và dễ tiêu thụ.Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Những nguyên nhân chủ quan, do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát được nếu có những biện pháp thích hợp1.3 Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng Sử dụng bảng liệt kê (check-list) và biến thể. Phân tích báo cáo tài chính. Giao tiếp trong nội bộ tổ chức. Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ. Phân tích hiểm họa (Hazard Analysis)CHƯƠNG 2CÔNG TÁC NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB2.1.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACBTên gọi : Ngân hàng cổ phần thương mại Á ChâuTên giao dịch quốc tế : Asia Commercial BankTên viết tắt : ACBTrụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3,Tp Hồ Chí MinhĐiện thoại : (848) 3929 0999Fax : (848) 3839 9885Địa chỉ trên MaroStores: Website : www.acb.com.vnEmail : Telex : 813158 ACB VT - SWIFT Code : ASCBVNVXLogo : Slogan : Ngân hàng của mọi nhà. Vốn điều lệ : Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng).Giấy phép thành lập : Số 533/GP- UB co Ủy ban Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.Giấy phép hoạt động : Số 0032/NH- GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/04/1993.Giấy CNĐKKD : Số 059067 do Sở Kề hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chi Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/05/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11/05/2007.Mã số thuế : 0301452948Ngành nghề kinh doanh chính: - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.Mạng lưới kênh phân phốiGồm 237 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: - Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 86 phòng giao dịch - Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch - Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế): 9 chi nhánh và 14 phòng giao dịch Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới) - Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch. Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Công ty trực thuộc - Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): thành lập ngày 29/06/2000. - Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA): thành lập ngày 11/10/2004.- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL): thành lập ngày 29/10/2007.- Công ty Quản lý quỹ ACB( ACBC): chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008.Công ty liên kết - Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). - Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). Công ty liên doanh - Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động - Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin; - Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. - Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trịTổng Giám đốcKhối Phát triển kinh doanhKhối Giám sát Điều hànhKhối Quản trị Nguồn lựcKhối CNTT Khối Ngân quỹKhối Khách hàng Doanh nghiệpKhối Khách hàng Cá nhânBan định giá tài sảnBan kiểm tra kiểm soátBan đảm bảo chất lượngBan chiến lượcPhòng Quan hệ Quốc tếBan chính sách và quản lý rủi ro tín dụngSở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch;Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA)Ban kiểm soátCác Hội đồngVăn phòng HĐQTSơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ACBHệ thống tổ chức của ACB được thiết lập theo mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.Qua đó cũng cho thấy được sự phối hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng, thể hiện ở việc ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution)…. Cơ cấu bộ máy quản lý của ACBACB đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước).Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị (HĐQT) của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v.Ban điều hành Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và bảy Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ Ban Kiểm soát Nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có. Hội đồng Tín dụng Hội đồng Tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT, ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hội đồng Đầu tư Hội đồng Đầu tư được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, Hội đồng có mười người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, trưởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.2.2 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB2.2.1 Các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng ở ngân hàng ACBTrong các phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tư, hoặc người cho vay có thể tiếp cận để ra quyết định đầu tư/cho vay của mình. Phương pháp này áp dụng cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư ( ở đây là ngân hàng ) vào các doanh nghiệp với bất kì hình thức nào, mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, góp vốn, v.v…trước khi ra những quyết định đầu tư đều cần xem xét đến.Một báo cáo tài chính doanh nghiệp cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chức đó. Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tư. Các công cụ phân tích báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu chính cần quan tâm trong một báo cáo tài chính):♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất). Thông qua các chỉ số:  Hệ số khả năng thanh toán chung.Hệ số khả năng thanh toán chung = Hệ số này cho biết tổng tài sản gấp bao nhiêu lần nợ phải trả, là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng cao. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán chung" của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán chung” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi hệ số thanh toán chung bằng 1 => Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời).Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanhHệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, hệ số cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp có khả năng không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Hệ số thanh toán nhanh.Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi xác định chỉ tiêu này hàng tồn kho bị lại trừ ra bởi lẽ trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp.Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hệ số thanh toán bằng tiền.Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán lãi vay.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn.Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. ♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động:  Hệ số quay vòng hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.Vòng quay các khoản phải trả=doanh số mua hàng thường niên /phải trả bình quânTrong đó:Doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳPhải trả bình quân= (phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ vòng quay các khoản phải trả Tương tự, chỉ số này cho biết số ngày trung bình doanh nghiệp có thể trả nợ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu = doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bìnhĐây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Chu kỳ quay vòng các khỏan phải thu = 365/ vòng quay các khoản phải thuCũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng♦ Chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn:  Tổng nợ / Tổng tài sản :Hệ số này cho ta thấy kết cấu vay nợ của doanh nghiệp. Nếu hệ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp là thấp, dễ dẫn đến rủi ro cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngòai. Thông thường hệ số nợ khỏang 20 – 50% là có thể chấp nhận được.♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:  Tỷ suất doanh lợi doanh thu (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu): ROSTỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) = Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp, nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty làm ăn có lãi, còn nếu tỷ suất này mang giá trị âm thì nghĩa là công ty đã làm ăn thua lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản): ROAEROAE = Đây là chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROAE sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Tỷ suất lợi nhuận – vốn kinh doanh (Doanh lợi tổng tài sản): ROA.Doanh lợi tổng tài sản (ROA) = ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu) : ROEDoanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của tài sản, nếu ROE lớn thì thị giá cổ phiếu thường lớn. Ví dụ về phân tích tài chính của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình trường phát khi mà công ty này muốn vay vốn cho hoạt động tại ngân hàng ACB (năm 2013)BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)Niên độ tài chính năm 2013 Mã số thuế: 0101834114 Người nộp thuế: C.ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng công trình trường phát. STTCHỈ TIÊUMãThuyết minhSố năm naySố năm trước(1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN AA - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+120+130+140+150)100 344,044,154 213,446,213 II. Tiền và các khoản tương đương tiền110 262,731,792 120,389,812 IIII. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129)120 0 1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn121 0 2 2. Dự phòng giảm giá 129 0 đầu tư tài chính ngắn hạn (*)IIIIII. Các khoản phải thu ngắn hạn130 0 1 1. Phải thu của khách hàng 131 0 2 2. Trả trước cho người bán132 0 3 3. Các khoản phải thu khác 138 0 4 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)139 0 IVIV. Hàng tồn kho140 0 8,998,789 1 1. Hàng tồn kho 141 0 8,998,789 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)149 0 VV. Tài sản ngắn hạn khác150 81,312,362 84,057,612 1 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ151 0 2 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước152 23,580,000 45,100,010 3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 57,732,362 38,957,602 BB - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240)200 431,536,542 454,404,543 II. Tài sản cố định210 354,204,781 352,883,327 1 1. Nguyên giá 211 417,250,000 379,100,000 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (63,045,219)(26,216,673)3 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 0 IIII. Bất động sản đầu tư220 0 1 1. Nguyên giá221 0 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)222 0 IIIIII. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn230 0 1 1. Đầu tư 231 0 tài chính dài hạn2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)239 0 IVIV. Tài sản dài hạn khác240 77,331,761 101,521,216 1 1. Phải thu dài hạn 241 0 2 2. Tài sản dài hạn khác248 77,331,761 101,521,216 3 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)249 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200)250 775,580,696 667,850,756 NGUỒN VỐN AA - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320)300 23,514,961 II. Nợ ngắn hạn310 23,514,961 1 1. Vay ngắn hạn 311 0 2 2. Phải trả cho người bán 312 0 3 3. Người mua trả tiền trước313 0 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 23,514,961 5 5. Phải trả người lao động315 0 6 6. Chi phí phải trả316 0 7 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác318 0 8 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 0 IIII. Nợ dài hạn 320 0 1 1. Vay và nợ dài hạn 321 0 2 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm322 0 3 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác328 0 4 4. Dự phòng phải trả dài hạn329 0 B B - VỐN 400 752,065,73667,850,756

Tài liệu liên quan

  • HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý rủi RO tín  DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG  VIỆT NAM   CHI NHÁNH NHA TRANG HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG
    • 143
    • 961
    • 0
  • nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế
    • 88
    • 357
    • 0
  • Công tác nhận diện rủi ro tín dụng  ở  ngân hàng thương mại cổ phần  á châu Công tác nhận diện rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần á châu
    • 44
    • 1
    • 2
  • hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
    • 120
    • 448
    • 0
  • công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long
    • 95
    • 341
    • 1
  • nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội
    • 144
    • 454
    • 0
  • Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần– chi nhánh goại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần– chi nhánh goại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long
    • 57
    • 364
    • 0
  • Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương tỉnh Hà Nam Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương tỉnh Hà Nam
    • 84
    • 402
    • 1
  • Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
    • 136
    • 386
    • 2
  • GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
    • 196
    • 662
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(703.42 KB - 44 trang) - Công tác nhận diện rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần á châu Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhận Diện Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng