Công Tác Quản Lý Lễ Hội Côn Sơn Kiếp Bạc - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Văn Hóa - Nghệ Thuật
  4. >>
  5. Du lịch
Công tác quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 24 trang )

CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI TẠI DI TÍCHCÔN SƠN - KIẾP BẠC TỈNH HẢI DƯƠNG1.Lý do chọn đề tàiHoạt động du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu tất yếu kháchquan của con người. Với sự bùng nổ và hiệu quả kinh doanh của du lịch nênở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là“con gà đẻ trứng vàng”. Ở Việt Nam, điều dễ nhận ra là lễ hội truyền thốngluôn gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tàinguyên của du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ mối quan hệmang tính biện chứng, hữu cơ này thì nguồn "tài nguyên" ấy cũng sẽ đến lúccạn kiệt; Và ngược lại, nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn "tàinguyên" ấy thì nó cũng trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gìvốn có từ giá trị của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóanói chung, lễ hội truyền thống nói riêng phải trở thành bộ phận hợp thànhnên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mangtính bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị của lễ hộitruyền thống mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cáchkhoa học, biện chứng.Hải Dương- quê hương em, được mệnh danh là vùng đất “địa linhnhân kiệt” là một trong cái nôi của nền văn hoá lâu đời của cả nước, là miềnđất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhânvăn hoá thế giới. Lịch sử ngàn năm bồi đắp và hội tụ đã để lại cho vùng đấtnày những tài sản vô cùng quý giá đó là 1098 di tích, trong đó có 143 di tíchđược xếp hạng cấp quốc gia với hàng ngàn lễ hội truyền thống đa dạng vàphong phú. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa và truyền thống, lễ hội ởHải Dương có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế thông qua hoạtđộng du lịch. Trong số các di tích lịch sử tại tỉnh Hải Dương, tiêu biểu nhấtkhông thể không nhắc đến di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt đóchính là Côn Sơn- Kiếp Bạc. Cùng với phong cảnh kỳ thú, với các côngtrình kiến trúc có giá trị lớn, khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc còn lưu giữnhiều di sản văn hóa phi vật thể rất quý, trong số đó trước hết phải kể đếncác lễ hội truyền thống.Do đó, em xin lựa chọn đề tài "Công tác quản lý lễ hội tại Côn SơnKiếp Bạc gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Hải Dương" để thực hiện trongkhuôn khổ bài tiểu luận của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng caochất lượng và hiệu quả công tác quản lý lễ hội tại di tích, danh thắng nhằmbảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên quê hương Hải Dương.2.Mục đích nghiên cứuTìm hiểu công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc để hiểu sâu hơnnhững giá trị văn hóa của lễ hội này trong đời sống hiện đại, đồng thời thấyđược thực trạng của công tác quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay. Từ đótìm ra những điểm mạnh điểm yếu, những tồn tại trong công tác quản lý đểcó biện pháp giải quyết phù hợp hơn. Tác động thúc đẩy sự phát triển mạnhmẽ của đất nước và xã hội.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuNghiên cứu công tác quản lý lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạchuyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.4.Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, thống kê và tổnghợp.- Kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa họcquản lý văn hóa, văn hóa học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học,...NỘI DUNGTrong cuộc sống của nhân loại nói chung cũng như của nhân dân tanói riêng, lễ hội đóng vài trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người.Sau những giờ lao động mệt nhọc, lúc nhàn rỗi, con người có nhu cầu tụ hộiđể nghỉ ngơi, giao tiếp cộng cảm với cộng đồng. Những lễ hội và lễ hộitruyền thống của đân tộc ta chính là nơi phổ cập những giá trị văn hóa, ươmmầm tài năng cho thế hệ trẻ. Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợpcủa con người. Đồng thời lễ hội thể hiện nét đẹp văn hóa của vùng miền, dântộc. Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn và phát triển lễ hội đang ngàycàng trở nên quan trọng. Trên địa bàn cả nước, rất nhiều lễ hội đã được phụcdựng, bảo tồn và phát triển mạnh mẽ gây sự chú ý của toàn dân. Lễ hội làhoạt động văn hóa xã hội tổng hợp mang tính giáo dục cao, có tính nghệthuật. Lễ hội liên kết con người về mặt ý thức, khẳng định thế giới quan, lýtưởng thẩm mỹ, đạo đức, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tâm linh của conngười. Chính vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp quản lý phù hợp đểphát triển lễ hội sao cho phù hợp để phát tiển lễ hội sao cho vừa giữ được nétđẹp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu văn hóa chính đángcủa nhân dân, phát triển đất nước.Trước khi bước vào nghiên cứu sâu về công tác quản lý lễ hội mùaxuân tại Côn Sơn- Kiếp Bạc, em xin được đưa ra một số khái niệm để trả lờicho các câu hỏi: Thế nào là quản lý? Lễ hội là gì? Khái niệm du lịch? Thếnào quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch? Vai trò của lễ hội đối với pháttriển du lịch?Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lênđối tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luậtpháp và các quy định có tính pháp lý. Nội dung cơ bản của quản lý hiện naycũng có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra nhiều nội dung, song tập trungnhất vẫn là bốn nội dung cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo (điềukhiển), kiểm tra.Lễ hội là gì? Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tínhcộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tônkính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng củacon người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện."Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từnhu cầu cuộc sống.Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợpquan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng vàxã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí,nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dântrí, tạo việc làm và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động du lịchchủ yếu thông qua tài nguyên du lịch, tài nguyên ấy chính là di sản văn hóatrong đó lễ hội là nhân tố cơ bản.Với những quan niệm trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý lễ hộigắn với phát triển du lịch như sau: Là quá trình tác động liên tục của chủ thể(Nhà nước: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch; các ngành hữu quan, chính quyền các cấp) lên đốitượng quản lý (lễ hội; các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, tổ chức lễhội) bằng hoạch định cơ chế, chính sách, bằng pháp luật, bằng tổ chức, lãnhđạo, kiểm tra để nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của lễhội (cả giá trị tinh thần và giá trị kinh tế) thông qua hoạt động du lịch.Không tự lễ hội đó làm nên thay đổi sự tăng trưởng mà phải thông qua yếutố du lịch; thông qua hoạt động du lịch trên cơ sở những giá trị của lễ hội đểtăng nguồn thu, phát triển kinh tế. Sự phát triển và tăng trưởng ấy muốn bềnvững phải thông qua hoạt động quản lý.Ngày nay, lễ hội đang nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối vớiphát triển du lịch. Lễ hội với các giá trị văn hoá Việt Nam tiêubiểu là nguồn tài nguyên đặc biệt cho phát triển du lịch,đồng thời lễ hội cũng chính là sản phẩm độc đáo của hoạtđộng du lịch. Các lễ hội lớn như lễ hội Đền Hùng, lễ hội ChùaHương, lễ hội Đền Trần, lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc… là nguồntài nguyên vô tận cho ngành du lịch khai thác để phát triểnmột cách bền vững. Khác với các loại hình du lịch khác, dulịch lễ hội với ý nghĩa tâm linh, các giá trị văn hoá cội nguồnđộc đáo đã trở thành lời mời gọi mãnh liệt, là sức mạnh thuhút khách du lịch mà các loại hình du lịch khác không thể cóđược. Lễ hội trong xã hội phát triển là một trong những nhântố kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương manglại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước từ hoạt động dulịch, mang lại nguồn thu cho các hoạt động dịch vụ kèm theocác hoạt động du lịch như dịch vụ ăn uống, dịch vụ kháchsạn, vận tải hành khách, dịch vụ hàng lưu niệm… Đây là mộtnguồn thu rất lớn cho địa phương và các thành phần kinh tếtham gia kinh doanh dịch vụ và hoạt động dịch vụ. Đồng thờilễ hội cũng tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phươngthông qua các các dịch vụ phục vụ lễ hội. Lễ hội góp phầnlàm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chương trình du lịch,các tour du lịch góp phần thu hút đông đảo du khách thamgia ở các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch thểthao, du lịch nghỉ dưỡng… Nếu kết hợp các tour du lịch, vừadu lịch văn hoá kết hợp với sinh thái, nghỉ dưỡng sẽ gópphần tăng tính hấp dẫn của chương trình du lịch đáp ứng nhucầu du khách tạo nên sự phát triển đồng bộ các hoạt độngdịch vụ mang tính liên hoàn, dịch vụ này thúc đẩy dịch vụkia phát triển, thậm chí kích thích cả sản xuất như sản xuấthàng tiêu dùng, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, kíchthích làng nghề truyền thống…Chí Linh là một thị xã của tỉnh Hải Dương. Thị xã có vị trí địa lý đặcbiệt, nằm trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội.Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như TrầnHưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn TháiHọc ...Thị xã Chí Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phốHải Dương gần 40km, phía đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh,huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương; phía tây giáp huyện Yên Dũng tỉnh BắcGiang, các huyện Quế Võ, Gia Bình tỉnh Bắc Ninh; phía nam giáp huyệnNam Sách tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.Diện tích tự nhiên của huyện là 281.898 km2. Dân số năm 2016 là 220.349người. Phía bắc và đông bắc của thị xã là vùng đồi núi thuộc cánh cungĐông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông TháiBình và sông Đông Mai. Thị xã được chia thành 8 phường (Bến Tắm, PhảLại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã(An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến,Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức), trong đó có13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thịxã. Ngoài ra còn có Trường ĐH Sao Đỏ, trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy,xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Nơi có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - QuảngNinh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đườngvành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Đườngthủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xãthông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phươngđến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến: Chùa Côn Sơn có phong cảnhtuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trongthơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ TrầnNguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi; Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn; Đền Cao thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúpvua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống; Đền thờ Chu Văn An;...Qua đó có rấtnhiều các lễ hội truyền thống tiêu biểu. Hàng năm có hàng triệu du kháchtrong nước và quốc tế đến tham quan du lịch Chí Linh đặc biệt là khu di tíchCôn Sơn- Kiếp BạcCùng với phong cảnh kỳ thú, với các công trình kiến trúc cổ có giá trịlớn, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cồn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phivật thể rất quý; trong số đó, trước hết phải kể đến các lễ hội truyền thống.Hàng năm, theo lệ cổ vào ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo ĐạiVương (20-8 âm lịch) và ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (23tháng giêng âm lịch), triều đình đều cử các quan đại thần, các quan phủ, trấnvùng lân cận về dự tế, lễ cầu đảo, cầu quốc thái dân an; nhân dân và phật tửxa gần nô nức hành hương về trảy hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, tưởng niệm cácbậc vĩ nhân. Trải qua trên 700 năm tồn tại và phát triển, lễ hội Côn Sơn –Kiếp Bạc trở thành là nơi “quốc lễ” của đất nước, là lễ hội truyền thốngkhông thể thiếu trong đời sống tâm linh của dân tộc.Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc từ nhiều thế kỷtrước đã trở thành tập quán đẹp.Vũ Phương Đề trong sách “Công Dư TiệpKý” thế kỷ XVII chép: “Tục cũ cứ đến đầu năm mới, trai thanh gái lịch kéonhau về đây vãn cảnh, đường sá đi lại đông như mắc cửi, thực là một nơi đạithắng tích”.Mở đầu các nghi lễ diễn ra trong lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạclà lễ khai hội, tổ chức vào sáng ngày 16 tháng giêng hằng năm. Trong khôngkhí linh thiêng của ngày hội, chiếc lư hương lớn của chùa Côn Sơn toảnhương trầm thơm ngát làm không khí thêm trang trọng, hồi trống khai hộirộn rã vang lên hòa vào đất trời. Không gian thiêng kết hợp với không khíhội tưng bừng, trong tiếng trống chiêng, tiếng nhạc lưu thủy hành vân mọingười cùng thành kính dâng nén tâm hương trước trời, Phật, các bậc tiềnnhân cùng niềm tin ước nguyện được linh ứng.Sau lễ dâng hương khai hội, các đại biểu và nhân dân tham gia nghi lễrước nước. Đây là nghi lễ truyền thống thu hút đông đảo nhân dân, phật tửtham gia. Đoàn rước ra đến hồ Côn Sơn làm lễ xin nước với đầy đủ các nghithức như: dâng hương, trì chú, đăng đàn cầu nước, an vị thủy bình. Sau mộtnăm làm ăn thuận lợi, bước sang năm mới cả cộng đồng dân cư lại làm lễrước tam vị Thánh tổ thiền phái Trúc Lâm đi cầu nước cho sản xuất, và đờisống dân sinh được đẩy đủ thuận hòa. Sau đó bình nước được rước về Tổđường chùa Côn sơn làm lễ mộc dục Trúc Lâm tam tổ theo nghi thức truyềnthống của Phật giáo.Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc diễn ra vào sang ngày 17 tháng giêngtại Trung Nhạc miếu. Đây là nghi lễ cổ truyền của chùa Côn Sơn. Tham giathực hiện nghi lễ các pháp sư và nhân dân xã Lê Lợi. Sau khi tế lễ xong, đạidiện lãnh đạo Đảng, Nhà nước ban ngũ cốc cho nhân dân về làm giống gieotrồng mùa vụ mới cho các địa phương và những người dự lễ với mong muốnmột năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh.Một nghi lễ quan trọng của lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc là lễcúng đàn Mông Sơn thí thực. Theo quan niệm Phật giáo, thế giới cõi âm cóvô vàn cô hồn không nơi nương tựa. Bởi vậy, tổ chức lễ đàn Mông Sơn thíthực tại chùa Côn Sơn vào ngày mất của Tổ Huyền Quang 23 tháng giêngâm lịch, là nét đẹp văn hóa Phật giáo để cứu độ chúng sinh, cầu cho quốcthái dân an, thiên hạ thái bình…Năm 2012, lễ hội chùa Côn Sơn được vinh danh là Di sản văn hóa phivật thể quốc gia. Để nội dung lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc thêm phong phú,đa dạng, UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định đưa một số hoạt động dângian vào nội dung lễ hội như Hội thi bánh chưng, bánh giày (tổ chức vàongày 14 và 15 tháng giêng) và Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương (tổ chứcvào ngày 16 tháng giêng). Tuy là hoạt động mới trong lễ hội mùa xuân CônSơn – Kiếp Bạc nhưng những nội dung này đã mang lại không khí vô cùngsôi nổi, hâp dẫn thu hút khách thập phương.Trẩy hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, bên cạnh phần lễ là phận hội rất náonhiệt, tưng bừng được tổ chức với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thểthao như các đoàn nghệ thuật, múa rối nước, hát chèo, kịch nói, ca nhạc nhẹvà các gánh hát dân gian biểu diễn phục vụ nhân dân ngay từ ngày mở hội;thi đấu vật, cờ tướng thu hút đông đảo du khác thập phương tới xem và cổvũ. Trong tiếng trống hội thôi thúc, tiếng hò reo không ngớt cổ vũ các đôvật, nam nữ từ khắp mọi miền về so tài cao thấp với hàng trăm keo vật, tạonên một không khí sôi nổi của ngày hội. Trái với không khí tại sới vật, là cácmàn đấu trí của các kỳ thủ môn cờ tướng. Những điệu dân ca cùng tiếng hátmượt mà, đằm thắm của các liền anh, liền chị góp phần làm cho không khícủa những ngày hội càng thêm sôi động.Ngày nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác tổ chức lễhội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc. Hằng năm, trước khi mở hội, Tỉnh ủy– HĐND – UBND tỉnh Hải Dương đều có ý kiến chỉ đạo, chỉ thị hướng dẫncông tác tổ chức lễ hội và ra quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội. Cáccấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến huyện, tỉnh có liên quanđều phối hợp cùng Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt công táctổ chức lễ hội. Ban tổ chức lễ hội thành lập các tiểu ban chuyên trách (tiểuban an ninh trật tự, tiểu ban nội dung tuyên truyền, tiểu ban hậu cần và Đoànkiểm tra liên ngành). Các tiểu ban vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình vừa phối hơp cùng nhau tổ chức lễ hội đảm bảo đúng quy chế lễ hội vàpháp luật Nhà nước đã ban hành. Công tác tổ chức lê hội Côn Sơn – KiếpBạc không ngừng tiến bộ. Vì vậy, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đều diễn rathành công tốt đẹp, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá cao vềcông tác tổ chức, quản lý.Đặc biệt là công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự đã lập lại được trậttự, kỷ cương trong lễ hội. Công tác bảo vệ, gữu gìn an ninh trật tự có vai tròquan trọng góp phần vào sự thành công của một kỳ lễ hội. Từ năm 1994 vềtrước, ở các kỳ lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc diễn ra trong tình trạng lập Ba –ri – e chặn xe qua lại thu tiền. Hàng quán bày bán lộn xộn. Người bán hàngbâu bám, tranh giành, lôi kéo mời chào, ép giá bắt chẹt của khách. Tìnhtrạng này gây ra hậu quả: An ninh lễ hội bất ổn định. Lòng dân bất an. Hiểuquả phát huy tác dụng của lễ hội đối với yêu cầu đặt ra không cao. Nguyễnnhân nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trên, một là do tác động từ lợi nhuậndịch vụ lễ hội rất lớn. Một đồng vốn vàng mã, hương hoa có thẻ thu lãi hàngchục, hàng trăm ngàn đồng. Một chút công sức bỏ ra phục vụ du khác có thểđược trả công cao gấp trăm lần giá trị lao động. Họ bất chấp cả tâm linh, lợidụng tín ngưỡng, lợi dụng không gian thiêng của lễ hội để kinh doanh kiếmtiền. Hai là do có sự trông chờ ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm giữa các lực lượngtham gia tổ chức lễ hội.Ngăn chặn, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực, đưa tình hình an ninh trậttự và hoạt động dịch vụ hàng quán đi vào nề nếp là cả một quá trình đấutranh kiên trì, phức tạp. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc với tráchnhiệm là cơ quan chủ quản khu di tích, hằng năm đều tham mưu với UBNDtỉnh và Ban tổ chức lễ hội về tình hình và nội dung kế hoạch tổ chức lễ hội.Đồng thời còn chủ động bàn bạc, phối hợp chạt chẽ với chính quyền các xãCộng Hòa, Hưng Đạo và Lê Lợi về công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tựtrước và sau lễ hội. Tổ chức sắp xếp lại dịch vụ hàng quán xong trước ngàytổ chức lễ hội. Từ năm 2004 đến nay, thực hiện kế hoạch thiết lập trật tự, kỷcương tại khu di tích Kiếp Bạc của Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, lựclượng giữ gìn an ninh trật tự bao gồm Công an huyện Chí Linh, Công an xãHưng Đạo, và đội bảo vệ của Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc hợpthành một tổ gọi là tổ công tác. Tổ công tác hoạt động dưới sự điều hành củaBan chỉ đạo và Trưởng Công an huyện Chí Linh.Kết quả công tác bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự và dịch vụ lễ hội hàngnăm đều có sự đổi mới tiến bộ hơn. Tình trạng trộm cắp tư trang, tài sản củadu khách trong khu vực lễ hội được hạn chế mức tối đa. Dịch vụ hàng quánhoạt động có nề nếp, không còn tình trạng bâu bám, lôi kéo, chào mời, épgiá bán hàng như những năm trước. Hiện nay lễ hội truyền thống Côn Sơn –Kiếp Bạc thực sự trở thành ngày hội quảng đại nhân dân, đảm bảo yêu cầu“An toàn, vui tươi, xanh, sạch, đẹp”. Các đoàn khác của tỉnh, trung ương vànhân dân thập phương về dự hội đều khen ngợi.Trong công tác tổ chức lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh tại lễhội luôn được Ban tổ chức lễ hội quan tâm, nhằm chấn chỉnh và đưa cáchoạt động lễ hội đi vào nề nếp, tránh những tiêu cực xảy ra. Những năm qua,nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm tập trung chỉ đạo giải quyếtnhững vấn đề yếu kém, tiêu cực trong hoạt động lễ hội như: Chỉ thị số 27CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về thực hiện nếpsống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Công điện số 162/CĐ-TTgngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức và quản lý lễhội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Dulịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tangvà lễ hội; Chỉ thị số 265/CT-BVHTTDL ngày 18/12/2012 của Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức thực hiệnnếp sống văn minh trong lễ hội; Công văn số 395/BVHTTDL-VHCS ngày07/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quản lý, sử dụnghợp lý tiền có mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng.Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ban quản lý ditích đã soạn thảo nội quy thực hiện nếp sống văn minh tại nơi thờ tự và lễhội cho du khách. Tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:Các hiện tượng ăn mặc váy ngắn, quần, áo cộc, hút thuốc khi bướcvào di tích... đều được nhân viên thường trực đề nghị ở ngoài không đượcvào lễ trong di tích. Hành vi ứng xử thiếu văn minh, lịch sự đều bị nhắc nhở.Hiện tượng thắp hương, đốt nến trong đền đã được thực hiện triệt để ởcả ba khu di tích đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi. Các dukhách chỉ thắp hương tại Ban lễ trình, trong đền không được thắp hương,nến. Việc này đã hạn chế nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến đồ thờ, tránhđược hiện tượng ngột ngạt, chen lấn.Việc đốt vàng mã đã được hạn chế rất nhiều. Ban quản lý di tích đã cóhướng dẫn nơi tập kết, hóa vàng theo quy định.Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc là lễ hội tín ngưỡng dân gian nên mọingười đến hội đều lấy việc lễ bái làm trọng. Trong các kỳ lễ hội xưa, cáchoạt động văn hóa tâm linh như tế lễ, hầu bóng, lên đồng v.v…(Hội đềnKiếp Bạc), lập đàn giải oan (Hội chùa Côn Sơn) đều được tổ chức linh đìnhvà trọng thể. Các hoạt dộng lên đồng, nhập bóng, xin thẻ, phủ chú bắt tà, trừma chữa bệnh ở hội đền Kiếp Bạc trước đây đều là những hoạt động mê tíndị đoan phi tín ngưỡng, lợi dụng tín ngướng Đức Thánh Trần để tồn tại, sốngký sinh vào lễ hội, ngày nay đã được loại bỏ khỏi lễ hội.Các hiện tượng mời chào, xem bói bàn tay, tướng số, rút thẻ tán thẻ,đổi tiền lẻ tại di tích đã được ngăn chặn. Ban quản lý di tích phối hợp vớichính quyền địa phương đã ra những quy chế phối hợp trong việc tổ chứchoạt động dịch vụ. Cụ thể tại Kiếp Bạc, các thầy viết sớ đã được chuyển vịtrí ra ngoài khuôn viên trước nghi môn, theo vị trí quy định của Ban tổ chức.Trước đây, các thầy sớ do được xắp sếp ngồi tại sân đền làm kéo theo nhữngdịch vụ mời chào, lôi kéo khách dẫn đến mất trật tự tại sân đền.Thêm nữa, ban tổ chức lễ hội luôn chú trọng công tác tuyên truyền vềlễ hội thông qua các băng rôn, phướn quảng cáo được treo trên khắp cácđường phố lớn cửa tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó còn đăng tải quảng cáotrên kênh phát sóng của Đài truyền hình Hải Dương về Lễ hội Côn SơnKiếp Bạc để thu hút du khách thập phương về dự lễ. Ban tổ chức lễ hội cònthường xuyên phát thanh tuyên truyền về nội quy lễ hội, vận động nhân dântự giác tham gia bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự và phòng chống tệ nạn tronglễ hội.Bên cạnh những mặt tích cực mà ban tổ chức tổ chức lễ hội Côn SơnKiếp Bạc đã làm được thì bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cầnkhắc phục triệt để.Hiện tượng người dự hội còn thuê khấn vái, xem bói, rút thẻ, trừ tà...ít nhiều vẫn tồn tại ở cả hai khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.Hệ thống dịch vụ hàng quán chưa được quy hoạch một cách khoa học,ảnh hưởng đến cảnh quan di tích và chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội.Nhiều hoạt động buôn bán, kinh doanh, chợ hội còn lấn chiếm không gian lễhội. Đã có không ít âm thanh, uế tạp... từ các dịch vụ này phát ra làm ồn ào,mất đi ý nghĩa thiêng của lễ hội.Là một lễ hội lớn, du khách về dự hội rất đông, có lúc cao điểm lên tớihàng chục vạn người tham gia thì vấn đề vệ sinh môi trường không phải lúcnào cũng được đảm bảo. Hơn nữa ý thức của một bộ phận du khách, ngườihành hương còn hạn chế, không chấp hành các quy định của ban tổ chức lễhội, ứng xử thiếu văn hóa. Khi lượng khách trẩy hội quá đông, do lực lượngmỏng, ban tổ chức và các cơ quan chức năng tại chỗ khó lòng kiểm soát mộtcách toàn diện, chặt chẽ, cho nên nhiều nơi, nhiều lúc để xảy ra tình trạngtiêu cực, vi phạm các quy định, tạo ra những hình ảnh không đẹp mắt, phảnvăn hóa mà phần lớn do chính những người dự hội thiếu ý thức gây nên.Tình trạng mọi người chen lấn, xô đẩy nhau gây mất trật tự vẫn xảy ra như ởlễ ban ấn, lễ cầu an tại Kiếp Bạc, lễ Mông sơn thí thực tại Côn Sơn. Hiệntượng rải tiền lẻ không đúng chỗ như tại giếng Mắt Rồng ở Kiếp Bạc, hệtượng A La Hán và hệ thống tượng phật điện chùa Côn Sơn thi thoảng vẫnxuất hiện.Do lượng khách khá đông và chủ yếu di chuyển bằng ô tô do đó bantổ chức lễ hội cũng gặp rất nhiều bất cập trong việc phân luồng, sắp xếp chỗđể xe sao cho hợp lý, gọn gàng, tránh gây ùn tắc giao thông. Hơn nữa tìnhtrạng du khách mất vé xe diễn ra rất là nhiều gây cho công tác quản lý bãi đỗxe mất rất nhiều thời gian để xử lý và chưa có biện pháp nào để có thể giảiquyết vấn đề đó một cách nhanh chóng, thuận tiện.Từ tình hình thực tế trên đây, để đưa hoạt động lễ hội vào nền nếp bảođảm việc tham gia lễ hội thật sự là nhu cầu cần thiết của người dân, giữ đượcbản sắc văn hoá của dân tộc, lễ hội thực sự văn minh, an toàn, tiết kiệm, hiệuquả và thiết thực em xin được để xuất một số biện pháp sau đây:Về mặt quản lý lễ hội phải có sự thống nhất, đồng thuận của các cấp,các ngành, địa phương. Tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền,các sở, ngành chuyên môn trong công tác quản lý lễ hội. Ban quản lý và cáccấp chính quyền phải có sự chỉ đạo sát sao, hướng dẫn nhân dân thực hiệnđúng nội dung, ý nghĩa của lễ hội.Tăng cường vai trò quản lý, hiệu lực của các văn bản pháp lý. Với quymô, tầm cỡ và phạm vi ảnh hưởng của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, đặc biệttrong giai đoạn hiện nay khi cả chủ thể, khách thể lễ hội đều đứng trước xuthế toàn cầu hóa, quan niệm về tín ngưỡng có phần rất cởi mở nên ngoàiviệc bám sát, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về côngtác bảo tồn, phát huy tác dụng lễ hội chung, chúng ta cần thiết lập hệ thốngvăn bản mang tính pháp lý như: Nội quy, quy định, quy chế cụ thể cho từnghoạt động lễ hội như quy chế liên hoan diễn xướng hầu Thánh; quy chế hoạtđộng kinh doanh, dịch vụ; quy chế viết sắc sớ tại lễ hội Kiếp Bạc ...Chú trọng công tác quảng bá, thuyết minh tuyên truyền với nhiều hìnhthức về giá trị văn hoá của di tích, quảng bá về nội dung lễ hội để thông báo,thu hút nhân dân và du khách thập phương trên các phương tiện thông tin đạichúng. Đặc biệt chú trọng công tác trang trí, tuyên truyền trong khu vực ditích. Xây dựng website tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong, ngoài nước.Tăng cường thông báo, phát thanh trên hệ thống loa tuyên truyền về các nghịđịnh, công điện mới nhất của Chính phủ; nội quy lễ hội... Ngoài ra còn thựchiện các hình thức hướng dẫn nhân dân tham gia các hoạt động lễ hội theotinh thần thực hiện nếp sống văn minh lễ hội như: Làm biển về nội quy thựchiện nếp sống văn minh lễ hội. Bố trí, sắp xếp hợp lý hòm công đức, nơi đặttiền giọt dầu, lư hương, hạn chế đốt vàng mã. Cử người trực tiếp hướng dẫnkhách tham quan và người hành lễ không ném tiền bừa bãi, gài tiền vàotượng cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của ditích… Việc làm này đã giúp cho nhận thức của nhân dân địa phương và dukhách thập phương về giá trị cũng như ý thức, trách nhiệm đối với lễ hộingày càng được nâng cao.Ban tổ chức lễ hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại tổ chức,quy hoạch tốt dịch vụ hàng quán. Ra những quy chế ràng buộc đối với cácchủ hộ kinh doanh khi để xảy ra các hiện tượng tiêu cực như: lôi kéo, mờichào, ép giá khách. Mặt khác, Ban quản lý đã phát tờ rơi giao kèm theo khigiao vé tham quan cho du khách. Đồng thời lập chốt bảo vệ trước nghi mônKiếp Bạc để nhắc nhở, xử lý các hiện tượng mời chào, ép giá...Tăng cường thanh tra, giám sát tại lễ hội. Rà soát và giám sát chặt chẽđối với các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng, nhu cầu thực hành tín ngưỡngtại di tích, để ngăn chặn kịp thời hiện tượng mê tín di đoan, buôn thần, bánthánh.Với các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện canh đàn, khóa lễ lớn tại ditích phải được sự đồng ý của Ban quản lý di tích cũng như có những quyđịnh rõ ràng về thời gian, phạm vi, trách nhiệm, cam kết của du khách đốivới hoạt động của mình.Tính toán và phân luồng số lượng khách du lịch cho vừa đủ sức chứanhằm tránh tình trạng quá tải. Cần có các phương án phân luồng từ xa,hướng du khách đến các điểm di tích khác ở Chí Linh, giảm tải cao điểm,điều tiết lượng người đổ về Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc vào thời điểmcao điểm.Xây dựng các khu vực phân hủy rác nhằm tránh tình trạng lượng rácthải ngày càng lớn. Do đặc điểm địa hình tại đây không thuận lợi cho quátrình thu gom và vận chuyển các chất thải, vì vậy cần xây dựng nhiều địađiểm vứt và thu gom rác tại nhiều nơi khác nhau nhưng phải đảm bảo khônglàm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan nơi đây. Phải bố trí nhà vệsinh đảm bảo tiện lợi cho du khách về dự lễ hội.Mở rộng kết hợp với các công ty du lịch tổ chức các tour du lịch nhânvăn tham gia lễ hội.Năm 2012, lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc được ghi danh là Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia. Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc là lễ hội truyền thống tốt đẹp,giàu tính nhân văn, có giá trị to lớn đối với việc phát triển du lịch, đóng gópquan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Cần phảinỗ lực tăng cường công tác quản lý lễ hội để bảo tồn và phát huy các giá trịtruyền thống của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc không bị mai một theo thời gian.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Địa chí Hải Dương tập III (2008), NXB Chính trị quốc gia.2. TS. Cao Đức Hải (2010), Giáo trình tổ chức và quản lý lễ hội, NXB Đạihọc quốc gia Hà Nội.3. Quyết định số 920/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệtquy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn Kiếp Bạcgắnvới phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày 18 tháng 6 năm20104. Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành Quy chế tổchức lễ hội ( ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT ngày23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ VHTT ).5. Quyết định số 1706/2001/QĐ_BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001của Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huygiá trị di tích lịch sử _ văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020.6. Nguyễn Khắc Minh (2009), Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Những kết quảsau 4 năm thực hiện đề án, tạp chí Thế giới di sản.7. />8. />9. />PHỤ LỤCChương trình Lễ hội mùa xuân Côn Sơn- Kiếp Bạc 2017Chương trình văn nghệ khai hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2017Các đại biểu TW, địa phương, tăng ni phật tử và du khách thập phương dânghương tưởng niệm 680 năm (1334-2014) ngày mất của Đệ tam Tổ dòng thiềnTrúc Lâm.Lễ tế khai hội mùa xuân theo nghi thức truyền thốngHội thi bánh chưng, bánh giầyLễ rước nướcLiên hoan pháo đấtThi đấu giải vật dân tộcLễ cúng đàn Mông sơn thí thựcĐông đảo nhân dân và du khách dâng hương tại lễ hội mùa Xuân Côn SơnLễ giỗ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn GiảMột số mẫu biển về nội quy thực hiện nếp sống văn minh lễ hội có thểdùngđể trang trí, tuyên truyền trong khu vực di tích nhằm nâng cao ý thứccủa du khách.

Tài liệu liên quan

  • Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội
    • 97
    • 468
    • 2
  • Giải pháp tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn Giải pháp tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn
    • 82
    • 371
    • 0
  • Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn
    • 12
    • 277
    • 0
  • Công tác quản lý lễ hội tịch điền xã đọi sơn huyện duy tiên tỉnh hà nam (tt) Công tác quản lý lễ hội tịch điền xã đọi sơn huyện duy tiên tỉnh hà nam (tt)
    • 11
    • 411
    • 3
  • TIỂU LUẬN tâm lý học   NHỮNG vấn đề NHÓM lớn và ý NGHĨA đối với CÔNG tác QUẢN lý xã hội TIỂU LUẬN tâm lý học NHỮNG vấn đề NHÓM lớn và ý NGHĨA đối với CÔNG tác QUẢN lý xã hội
    • 21
    • 759
    • 2
  • Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt khô và công tác quản lý tại thành phố sơn la năm 2014 Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt khô và công tác quản lý tại thành phố sơn la năm 2014
    • 8
    • 315
    • 2
  • Giải pháp quản lý dự án tại ban quản lý di tích côn sơn   kiếp bạc (tt) Giải pháp quản lý dự án tại ban quản lý di tích côn sơn kiếp bạc (tt)
    • 22
    • 271
    • 1
  • TÌM HIỂU LỄ HỘI CÔN SƠN - KIẾP BẠC - THỊ XÃ CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG TÌM HIỂU LỄ HỘI CÔN SƠN - KIẾP BẠC - THỊ XÃ CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG
    • 47
    • 435
    • 2
  • Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn  Kiếp Bạc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
    • 75
    • 746
    • 8
  • Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn  Kiếp Bạc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
    • 75
    • 493
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.83 MB - 24 trang) - Công tác quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh Lễ Hội Côn Sơn Kiếp Bạc