Công Tắc Tơ Là Gì? Cách Kiểm Tra Contactor Bằng đồng Hồ ... - Kyoritsu

Công tắc tơ là gì? Cấu tạo và công dụng của công tắc tơ như thế nào? Cách kiểm tra contactor sống hay chết như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được lý giải chi tiết trong bài viết dưới đây của Kyoritsuvietnam.net.

Tìm hiểu về công tắc tơ

Contactor là gì?

Contactor được phiên âm sang tiếng Việt là công tắc tơ, là một thuật ngữ chỉ thiết bị trung gian đấu nối tiếp qua động cơ dùng để đóng - ngắt mạch điện. Contactor có vai trò như một công tắc điện thông thường nhưng được kích hoạt bằng điện.

Contactor thiết bị dùng để đóng - ngắt mạch điện
Contactor thiết bị dùng để đóng - ngắt mạch điện

Nhiều người thường nhầm lẫn công tắc tơ với khởi động từ. Tuy nhiên, thực chất chúng lại khác nhau do khởi động từ là công tắc tơ có gắn thêm relay nhiệt để bảo vệ quá tải. Trong khi đó công tắc tơ lại chính là một loại relay đặc biệt có thể mang dòng điện cao hơn relay.

Công tắc tơ thường được sử dụng cho dòng điện nhỏ để điều khiển một dòng điện có công suất lớn thông qua cảm biến đóng ngắt tự động kích hoạt hoặc nút nhấn (bằng tay).

Cấu tạo của contactor

Cấu tạo công tắc tơ khá đơn giản, bao gồm các chi tiết sau:

Sơ đồ cấu tạo của contactor
Sơ đồ cấu tạo của contactor
  • Nam châm điện (Electrical): tạo thành từ các lá thép mỏng được ghép lại với nhau

  • Cuộn dây (Inductor): được quấn trên phần lõi thép cố định để tăng lực hút, có tác dụng tạo ra từ trường xung quanh nam châm.

  • Lõi thép hay còn gọi là mạch từ (Steel core): có cấu tạo tương tự nam châm điện, gồm 2 phần chính là phần cố định và phần nắp di động

  • Lò xo phản lực (Springs): có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi ngưng cấp điện vào cuộn dây của công tắc tơ

  • Tiếp điểm di động (Dynamic Contact): tạo thành từ các vật liệu dẫn điện tốt như đồng

  • Tiếp điểm tĩnh (Stactic contact): tiếp điểm này có khả năng cho dòng điện đi qua

  • Tiếp điểm động lực (Motivation circuit): là mạch động lực tiếp nhận nguồn điện cấp vào, nó được đấu với tải như : motor, hệ thống chiếu sáng,…

  • Nguồn điều khiển (Control source): Nguồn cấp vào cuộn dây (nguồn điều khiển)

Ký hiệu công tắc tơ

Do trên thị trường có rất nhiều loại công tắc tơ đến từ các hãng khác nhau nên ký hiệu của công tắc tơ trên mỗi loại có thể khác nhau. Do đó, ở phần này, chúng tôi sẽ chỉ điểm qua những ký hiệu điển hình thường xuất hiện ở công tắc tơ.

  • R/S/T là ký hiệu dòng điện đầu vào của công tắc tơ

  • L1/L2/L3 là ký hiệu của 3 pha nóng

  • 1/3/5 là ký hiệu lần lượt của 3 cặp tiếp điểm

  • U/V/W là ký hiệu đầu ra của động cơ ( Dòng điện đầu ra)

  • 2/4/6 là ký hiệu 3 cặp tiếp điểm > kết hợp 1-2 là một cặp tiếp điểm, 3-4 là một cặp tiếp điểm và tương tự cho 5-6

  • T1/T2/T3 là ký hiệu lần lượt của mạch động lực 3 pha lửa

  • 43 NO / 31 NC; 32 NC / 44 NO là ký hiệu chỉ các tiếp điểm phụ của con công tắc tơ. Trong đó; các cặp tiếp điểm 31 và 32 là các cặp tiếp điểm thường đóng; còn tiếp điểm 43 và 44 là cặp tiếp điểm thường mở

Ứng dụng của contractor

Công tắc tơ là thiết bị điều khiển đóng ngắt nguồn cấp được sử dụng nhiều trong cả công nghiệp và dân dụng. Sau đây là chi tiết về ứng dụng của contactor:

Ứng dụng của contractor
Ứng dụng của contractor
  • Ứng dụng của contactor trong điều khiển động cơ: trong công nghiệp, contractor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện. Nó cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp và được dùng kết hợp với rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ, đảm bảo an toàn khi vận hành.

  • Ứng dụng trong điều khiển tụ bù: công tắc tơ có thể đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Do vậy, nó thường được sử dụng trong các hệ thống bù tự động, được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù, đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.

  • Ứng dụng trong điều khiển đèn chiếu sáng: contactor thường được ứng dụng trong việc điều khiển trung tâm các hệ thống chiếu sáng lớn (như tòa nhà, văn phòng, chung cư,...). Bạn có thể điều khiển công tắc tơ bằng PLC hoặc rơ le thời gian để đóng cắt điện cho đèn chiếu sáng theo thời gian đã được lập trình sẵn.

  • Công dụng công tắc tơ trong bảo vệ pha: khi cuộn hút của công tắc tơ được kết hợp với tiếp điểm cảnh báo của rơ le bảo vệ pha (quá áp, thấp áp, lệch pha, mất pha, mất trung tính,...) thì contactor có thể tự ngắt khi gặp các sự cố về pha. Lúc này, thiết bị sẽ mất nguồn điện và phải dừng hoạt động, nhờ đó bảo vệ an toàn cho thiết bị điện.

  • Contactor khởi động sao - tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định để giảm dòng khởi động.

Cách kiểm tra contactor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày cách kiểm tra contactor đơn giản và đúng kỹ thuật nhất để các bạn có thể tham khảo và thực hiện dễ dàng. Cách kiểm tra công tắc tơ sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng bao gồm các bước:

Cách kiểm tra contactor sống hay chết
Cách kiểm tra contactor sống hay chết

Bước 1: Ngắt thiết bị điện và tháo công tắc tơ

Ngắt nguồn điện của hệ thống/thiết bị đấu nối với công tắc tơ và lấy công tắc tơ ra

Bước 2: Kết nối với các dây dẫn

Kết nối dây dẫn màu đen của với chân COM trên đồng hồ vạn năng và kết nối dây dẫn màu đỏ với ổ cắm Ohms.

Bước 3: Điều chỉnh thang đo

Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x10

Bước 4: Kiểm tra cuộn hút

Trên cuộn hút thường ghi chỉ số 220V- 50Hz là điện áp của cuộn hút và tần số của lưới điện. Để kiểm tra cuộn hút, ta đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu của cuộn hút. Tiếp đó, bạn quan sát kết quả trên màn hình hiển thị. Giá trị hiển thị trên đồng hồ chính là điện trở của cuộn dây.

Bước 5: Kiểm tra 3 cặp tiếp điểm chính

Sau khi kiểm tra cuộn hút, bạn tiếp tục tiến hành kiểm tra 3 cặp tiếp điểm thường mở ở mạch động lực. Ba cặp tiếp điểm này thường có 2 trạng thái:

  • Trạng thái 1: Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm này, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms.

  • Trạng thái 2: Khi nhấn vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm sẽ thấy đồng hồ chỉ 0 Ohms

Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng công tắc tơ còn hoạt động tốt.

Bước 6: Kiểm tra cặp tiếp điểm thường đóng của mạch điều khiển

Cặp thường đóng trên công tắc tơ được ký hiệu là NC. Khi kiểm tra 2 đầu của cặp thường đóng của công tắc tơ sẽ có 2 trạng thái:

  • Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms.

  • Khi tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng

Lúc này, ta có thể kết luận rằng cặp thường đóng của công tắc tơ vẫn còn hoạt động tốt.

Bước 7: Kiểm tra cặp tiếp điểm thường mở ở mạch điều khiển

Cặp thường mở ở contactor được ký hiệu là NO. Ở trạng thái bình thường khi chưa ấn công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms. Và khi nhấn nút trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms. Như vậy, mạch thường đóng và thường mở vẫn còn hoạt động tốt.

Xem thêm:

  • Cách đo và kiểm tra Thyristor SCR công suất bằng đồng hồ vạn năng
  • Hướng dẫn kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng

3 đồng hồ vạn năng kiểm tra kiểm tra contactor tốt nhất

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Giá tham khảo: 922.000đ

Kyoritsu 1109S là đồng hồ vạn năng kim được sử dụng phổ biến trong công tác đo và kiểm tra hệ thống, thiết bị điện.

Đồng hồ vạn năng kim Kyoritsu được hỗ trợ dải đo điện trở 2/20kΩ/2/20MΩ giúp người dùng có thể sử dụng để kiểm tra contactor dễ dàng. Ngoài ra, thiết bị này còn hỗ trợ thêm nhiều chức năng đo điện khác như: đo điện áp một chiều, đo điện áp xoay chiều, đo dòng điện,... với độ chính xác cao.

Với thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng cùng khả năng chống sock và độ bền cao, nên Kyoritsu 1109S rất được dân thợ điện, thợ bảo trì hệ thống, kỹ sư điện ưa chuộng.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V

  • AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)

  • DC A: 50µA/2.5/25/250mA

  • Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

Giá tham khảo: 2.659.000đ

Kyoritsu 2012RA là thiết bị đo điện đa chức năng, được tích hợp 3 công cụ đo điện trong 1 (ampe kế, vôn kế và ôm kế) cho khả năng thực hiện nhiều phép đo khác nhau như: đo dòng điện, điện trở, điện áp, điện dung, kiểm tra thông mạch, kiểm tra diode, tần suất,... Nhờ đó giúp người dùng hoàn thành tốt nhiều công việc khác nhau, nâng cao tối đa hiệu suất làm việc.

Các kết quả đo của thiết bị này được đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối ngay cả bạn làm việc trong môi trường nhiễu nhờ được tích hợp công nghệ True RMS hiện đại.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • DC V: 600.0 mV / 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.0% rdg ± 3 dgt

  • AC V: 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)

  • AC A: 60,00 / 120,0 A / ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)

  • Điện trở (Ω): 600 ohms / 6.000 / 60.00 / 600.0 kΩ / 6.000 / 60.00 MΩ Độ chính xác: ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ); ± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ); ± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)

  • Kiểm tra điốt: 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt Điện áp mạch mở: khoảng 2,7 V

  • Điện dung: 00,0 nF / 4.000 / 40,00 F / ± 2,5% rdg ± 10 dgt

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1019R

Giá tham khảo: 1.037.000đ

Kyoritsu 1019R là loại đồng hồ vạn năng được các nhiều kỹ sư, thợ điện, thợ sửa chữa điện tử, bảo trì,... tin dùng.

Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn song lại sở hữu khả năng kiểm tra điện vô cùng đa năng. Máy có thể đo được điện áp, điện trở, đo tụ điện, thông mạch,... vô cùng linh hoạt cho kết quả chính xác cao nhờ tích hợp công nghệ True RMS.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1019R
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1019R

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • DC V: 600.0mV/6.000/60.00/600.0V (Trở kháng vào khoảng 10MΩ); Độ chính xác: ±0.8%rdg ±5dgt (600.0mV/6.000/60.00V)' ±1.0%rdg ±5dgt (600.0V)

  • AC V: 6.000/60.00/600.0V (Trở kháng đầu vào khoảng 10MΩ); Độ chính xác: ±1.3%rdg±5dgt (6.000/60.00V) (50/60Hz), ±1.7%rdg±5dgt (6.000/60.00V) (45 - 500Hz), ±1.6%rdg±5dgt (600.0V) (50/60Hz), ±2.0%rdg±5dgt (600.0V) (45 - 500Hz)

  • Điện trở (Ω): 6.000/60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0µF; ±1.0%rdg±5dgt (600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000MΩ); ±2.5%rdg±5dgt (40.00MΩ)

  • Thông mạch: 600.0Ω

  • Tụ điện: 6.000/60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0µF; Độ chính xác: ±3.5%rdg±50dgt (6.000nF), ±3.5%rdg±10dgt (60.00nF), ±3.5%rdg±5dgt (600.0nF/6.000/60.00µF), ±4.5%rdg±5dgt (600.0µF)

Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công tắc tơ là gì, cấu tạo và công dụng của công tắc tơ cũng như cách kiểm tra contactor bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, hiệu quả. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong công việc!

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Cuộn Dây Contactor