Contactor Và Những Lỗi Có Thể Gặp Khi đấu Nối Khởi động Từ

Contactor hay còn gọi là khởi động từ. Thường được sử dụng trong điện công nghiệp, nhất là điện tự động hóa.

Mục lục chính

Toggle
  • Cách kiểm tra Contactor còn sống hay chết 
  • Câu hỏi 1: Contactor bị nhảy “lambada” – Kiểm tra xem contactor còn sống hay chết
  • Câu hỏi 2: Aptomat của tủ điện bị nhảy, nhấn contactor xuống lại chạy được. Nguyên nhân là do đâu?
  • Câu hỏi 3: Có quy trình tiêu chuẩn thiết kế và đi dây tủ điện là gì?
    • Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết
    • Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động
    • Bước 3: Gia công hoàn thiện phần vỏ tủ
    • Bước 4: Lắp đặt và sắp xếp các thiết bị trong tủ điện:
    • Bước 5: Đấu dây dẫn điện
  • Câu hỏi 3: Contactor có chức năng như thế nào đối với các biến tần >30kW?
  • Câu hỏi 4: Phân biệt Contactor và Relay kiếng (Rơ le trung gian). Khi nào nên dùng contactor, khi nào nên dùng relay kiếng với ạ.
    • Contactor là gì? Relay kiếng là gì?
    • Lựa chọn contactor hay rơ le nhiệt nào cho phù hợp?
    • Tác dụng của relay kiếng là gì?
  • Câu hỏi 5: Cùng 1 loại động cơ, có người dùng CB, có người dùng Contactor. Vậy khi nào nên dùng CB, khi nào nên dùng Contactor? 

Cách kiểm tra Contactor còn sống hay chết 

Có rất nhiều người mới vào nghề chưa biết cách sử dụng contactor. Hoặc không biết làm thế nào để kiểm tra contactor còn sống hay đã chết.

Dưới đây, VCC sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra contact tor còn sống hay đã chết.

Để kiểm tra contactor bằng mắt thường, bạn có  thể dùng tay ấn vào nút tiếp điểm. Nếu khi bỏ tay ra, nút trở về vị trí ban đầu thì về sơ bộ, khởi động từ đó có khả năng sống. Nếu nút không trả lại vị trí đầu thì contactor của bạn hỏng rồi.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách kiểm tra sơ bộ. Nếu muốn biết contactor còn sống hay chết, cần sử dụng đồng hồ đo VOM.

Video dưới đây hướng dẫn bạn đo kiểm công tắc tơ một cách đơn giản và nhanh chóng.

  • Kiểm tra cuộn dây: Chỉnh đồng hồ về thanh đo điện trở, khi cuộn dây không bị đứt hoặc ngắn mạch kim đồng hồ sẽ chỉ giá trị điện trở từ vài trăm đến vài ngàn Ohm.
  • Đo hoạt động của tiếp điểm thường đóng, thường mở. Ở trạng thái bình thường đo điện trở từng cặp tiếp điểm chính (ví dụ L1, T1) thì kim sẽ không lên. Khi dùng tay ấn mặt hút xuống thì kim có chuyển động.

Câu hỏi 1: Contactor bị nhảy “lambada” – Kiểm tra xem contactor còn sống hay chết

Tình huống giả định: Một mạch điện phức tạp gồm 3 công tắc tơ, nhiều rơ le trung gian và OLC. Bên cạnh đó còn có vài chụ tiếp điểm IN OUT, tạo ra nhiều tình huống của dòng điện tải, vị trí, áp suất, nhiệt độ… Hệ thống máy móc đang hoạt động nên không được phép ngắt điện. Chỉ có 1 công tắc contactor nhảy “lambada” chập chờn.  Trong trường hợp này, muốn kiểm tra khởi động từ đó bị làm sao? Hỏng hay lỗi do cái gì thì phải làm như thế nào?

Là một người chú tâm vào công việc, thì việc contactor bị nhảy “lambada” chỉ cần nhìn là biết ở vị trí nào. Lúc này, người bảo trì cần tìm kiếm bản vẽ mạch điện. Đây là điều quan trọng trước khi bắt tay vào sửa chữa.

Dựa vào bản vẽ sơ đồ mạch, người bảo trì có thể thực hiện các thao tác để cô lập nguồn nuôi của contactor. Vì bị nhảy lambada rồi nên có thể đầu ra động lực cũng bị ảnh hưởng. Bạn cô lập luôn phần đó cũng được. 

Tiếp đó, đo thông mạch của cuộn dây, thông mạch tiếp điểm NC, NO của contactor này. Nếu tiếp điểm bị lỗi thì xác định nguyên nhân gây ra lỗi ở vị trí đó. Nếu không phải thì bỏ qua, kiểm tra các phần sau:

Thứ 1 kiểm tra xem nó ở trạng thái là ON hay OFF mà bị nhảy lambada. Kiểm tra các mối của cuộn dây A1, A2 các NO, NC của contactor, các đầu terminal có liên quan đến.

Xác định điện áp đặt vào cuộn dây A1, A2 của contactor có bị sụt áp hay không. Nếu đo áp mà thấy không bị sụt áp, đồng hồ vẫn nhảy thì loại trừ trường hợp bị sụt áp.

Thứ hai xác định đầu cuộn dây A1 được lấy từ nhánh nào đến, xem có bị khóa chéo của những contactor hoặc các relay trung gian hay không.

Kiểm tra xem có những trường hợp bị lỏng áp từ các mạch vòng khép kín của các tiếp điểm relay hay các contactor có liên quan đến có bị lỗi không. Sử dụng các phép đo áp và đo thông mạch.

Nếu lỗi hệ thống có liên quan thì xác định là lỗi hệ thống chứ đừng vội đổ tội cho nó bị hỏng tội nghiệp nó.

Có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi từ hệ thống, thiết bị. Vì thế nên những cách trên chỉ là một phần hướng dẫn kiểm tra. Nếu vẫn chưa ra bệnh, cần xem xét kỹ càng để “bắt đúng bệnh và dùng đúng thuốc”.

Câu hỏi 2: Aptomat của tủ điện bị nhảy, nhấn contactor xuống lại chạy được. Nguyên nhân là do đâu?

Tủ điện điều khiển đèn sấy

Đây là câu hỏi của một bạn trong Group Điện tự động hóa. Khi đăng hình ảnh tủ điện này lên, bạn ấy đã nhận phải không ít góp ý về việc đấu lại tủ điện. Tủ điện trông rất rối và nguy hiểm. Khi hỏng khó xác định vị trí lỗi để xử lý.

Dưới đây là các gợi ý mà thành viên trong Group chia sẻ:

“Khi bạn ấn khởi động từ mà chạy bình thường, không xảy ra hiện tượng nhảy AT chính thì mạch động lực không có vấn đề gì. Bạn hãy kiểm tra các tiếp điểm của mạch điều khiển, tiếp điểm của các điều kiện, và kiểm tra dòng hoạt động của mạch xem có vấn đề gì không.”

Đèn sấy thì có motor thổi gió và điện trở đốt nóng là 2 cái cần kiểm tra trước tiên. Sau đó kiểm tra motor điện trở, tiện ngó thử rơ le trung gian.

Trước hết hãy lấy Ambe kim kẹp xem dòng sau áp. Bạn đo thông mạch thử có dính đây ko, nếu không có gì thì do quá tải, nên thay aptomat. Lấy ampe kìm kẹp xem dòng bao nhiêu,lấy cb khác thay xem. Kiểm tra điện trở giữa pha với vỏ….

Câu hỏi 3: Có quy trình tiêu chuẩn thiết kế và đi dây tủ điện là gì?

Lưu ý: Bài viết này mình sưu tầm được. Đây là quy trình phù hợp với người mới vào nghề, trong quá trình làm việc, các bạn hãy cố gắng học hỏi và tạo nguyên tắc cho riêng mình. 

Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết

  • Đây là bước quan trọng để xác định chi phí cho dự án. Công suất, điện áp,…. sau khi tính toán cần lựa chọn sản phẩm phù hợp. Không cần sử dụng thiết bị có giá trị sử dụng quá cao so với thông số cần thiết.

Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

  • Tủ điện cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.
  • Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.

Bước 3: Gia công hoàn thiện phần vỏ tủ

  • Vỏ tủ điện bao gồm các tấm thép phủ sơn ghép lại, các thiết bị điều khiển đèn báo.

Quy trình tiêu chuẩn thiết kế và đi dây tủ điện

Nguyên tắc lắp vỏ tủ điện:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
  • Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
  • Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Bước 4: Lắp đặt và sắp xếp các thiết bị trong tủ điện:

 Việc sắp xếp thiết bị nên phân thành từng nhóm như sau:

  • Góc phía trên thường lắp đặt các rơ le, bộ điều khiển, cảm biến. Tuy nhiên, với những tủ điện lắp đặt quạt gió thường lắp phía trên. Nhiệt sẽ đi lên trên rồi ra ngoài. Vậy nên bộ điều khiển lúc này cần ở vị trí khác an toàn và tiện thao tác hơn.
  • Tiếp tới là các thiết bị điện đóng cắt như Aptomat, Contactor – Khởi động từ,… 
  • Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào/ ra tủ điện.

Bước 5: Đấu dây dẫn điện

  • Chú ý thực hiện đấu dây sao cho gọn gàng và khoa học. Mới làm có thể bạn chưa biết nên nối cái nào trước cái nào sau. Hãy tham khảo của những người đi trước và tích lũy kinh nghiệm dần. 
  • Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn
  • Phân loại đầu cốt theo màu và đánh số khoa học để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa về sau. 
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.

Lưu ý: Trước khi cấp điện cho tủ hoạt động, nên chạy không tải trước để kiểm tra sai sót. Sau khi chắc chắn mới đấu tải vào tủ điện đảm bảo an toàn và tránh hỏng các thiết bị. 

Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề muốn trao đổi, mọi người hãy để lại bình luận phía dưới nhé!   Bạn đang cần mua các thiết bị điện công nghiệp uy tín, chính hãng? VCC Trading phân phối đa dạng các thương hiệu. Xem cửa hàng của chúng tôi để có thêm thông tin. Nếu bạn không tìm thấy sản phẩm mình cần, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Câu hỏi 3: Contactor có chức năng như thế nào đối với các biến tần >30kW?

Một bạn trong Group cũng hỏi về chức năng của Contactor trong hình đối với biến tần. Hiện tại khởi động từ cứ báo lỗi mà vẫn thấy KĐT đóng khi lỗi. Mã lỗi biến tần IS5: M/C Fail?

Lỗi thường gặp khi đấu nối Contactor

Contactor có chức năng giống như công tắc, nếu đóng lại, contactor trở thanh đoạn dây nối thẳng, còn khi mở thì nó chính là điện trở. Đầu tiên dòng nạp cho nguồn cấp trước, để tránh dòng tức thời nhà chế tạo dùng điện trở hạn dòng, sau đó dùng contactor cho dòng lớn.

Tương tự với khởi động mềm, Contactor giúp giảm dòng do nạp tụ. Dòng nạp cho tụ rất lớn nên ban đầu phải dùng trở để hạn chế dòng nạp. Như khi tụ sắp đầy nếu dùng trở thì không nạp cho tụ đầy được nên phải bypass qua contactor.

Nếu không khởi động qua điện trở sẽ xảy ra hiện tượng ngắn mạch.

>>> Bạn đang tìm mua Biến tần Fuji Electric hay loại biến tần nào? Liên hệ để nhận hỗ trợ báo giá từ VCC.

Về việc khởi động từ báo lỗi mà vẫn đóng. Vì KĐT được nối song song với điện trở, lúc đầu điện AC nén thành DC qua điện trở nạp cho tụ, khi tụ đủ điện áp thì nguồn điều khiển hoạt động sẽ điều khiển công tắt tơ cấp trực tiếp vào tụ, điện trở dùng hạn chế dòng nạp cho tụ lúc đầu. Nên khi có nguồn điều khiển thì khởi động từ sẽ đóng dù có lỗi.

Nếu có lỗi, lỗi này thường do nguồn điện đầu vào. Kiểm tra nguồn điện đầu vào, nếu không sao thì kiểm tra khởi có dính tiếp điểm không. Đóng ngắt tốt không dính tiếp điểm thì M/c của biến tần có thể có vấn đề, hãy tháo ra kiểm tra.

Câu hỏi 4: Phân biệt Contactor và Relay kiếng (Rơ le trung gian). Khi nào nên dùng contactor, khi nào nên dùng relay kiếng với ạ.

Cụ thể sử dụng loại nào để điều khiển 3 motor 4kW và dàn đèn 5 cái 220V.

Contactor là gì? Relay kiếng là gì?

Sự khác nhau giữa contactor và relay

Contactor là một công tắc điều khiển điện được sử dụng để chuyển đổi một mạch điện, tương tự như một relay. Điểm khác biệt là khởi động từ chuyển đổi cho mạch điện có mức dòng điện cao hơn Relay. Contactor được điều khiển bởi một mạch điện mang năng lượng thấp hơn nhiều so với mạch điện mà nó đóng cắt. KĐT thường dùng cho motor, máy bơm, mayso nhiệt…

>>> Contactor 3 pha là gì? 20 sơ đồ đấu dây với Contactor phổ biến.

Relay kiếng hay còn gọi là Rơ le trung gian là một loại mạch điện tử, chức năng tương tự với công tắc điện trong nhà bạn dạng on/off. Relay trung gian đóng vai trò truyền tải điện, chuyển tín hiệu từ thiết bị có công suất nhỏ sang thiết bị công suất cao hơn trong sơ đồ điện. Relay chỉ dùng cho tải nhỏ như van hơi, van thủy lực,…

Tóm lại, contactor chịu được dòng lớn, dập được hồ quang nên dùng cho mạch động lực. Còn rơ le thì dùng đc cho dòng nhỏ ở tiếp điểm, nên dùng cho mạch điều khiển.

Lựa chọn contactor hay rơ le nhiệt nào cho phù hợp?

Trong quá trình thiết kế và chế tạo mạch điện công nghiệp, bao gồm mạch động lực (motor) và mạch điều khiển. Với mạch động lực nên sử dụng khởi động từ (contactor + relay nhiệt). Còn nếu đó là mạch điều khiển thì sử dụng relay kiếng.

Cụ thể sử dụng loại contactor khoảng 2A, relay nhiệt dải dòng 9-15 để điều khiển 3 motor 4kW và contactor 5A hoặc 10A cho dàn đèn 5 cái 220V nếu công suất đèn nhỏ.

Tác dụng của relay kiếng là gì?

Tác dụng của Relay kiếng dùng để đóng cắt với 2 chân điều khiển và các cặp NO NC. Khác với CB, giữa cặp điều khiển và 2 cặp No NC không cần cùng cấp điện áp. Ví dụ như out vi điều khiển 5V mà muốn điều khiển tải 220v thì phải sử dụng relay.

Hiểu đơn giản hơn thì rơ le là một công tắc bật hoặc tắt dòng điện, được điều khiển on/off bằng nguồn điện.

Relay đơn giản, dùng dòng điện nhỏ để đóng cắt các thiết bị có dòng điện lớn hơn. Sẽ có bạn nghĩ rằng tại sao không dùng CB hay cầu chì để thay cho relay.

Đơn giản thì cầu chì hoạt động cố định, khi quá dòng nó tự đứt dây chì. 

Câu hỏi 5: Cùng 1 loại động cơ, có người dùng CB, có người dùng Contactor. Vậy khi nào nên dùng CB, khi nào nên dùng Contactor? 

Thực tế có thể nói rằng, tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của người dùng mà lựa chọn CB hay Contactor. Sự khác biệt ở đây là CB có nhiệm vụ chính là bảo vệ đường dây bằng khỏi quá dòng bằng tay. Còn Contactor đóng ngắt tự động bằng tín hiệu điều khiển điện.

Phân biệt contactor và CB aptomat

Dùng CB để điều khiển động cơ thì không ổn cho lắm, bởi nó chỉ bảo vệ đường dây, khi mất điện đột xuất rồi có điện trở lại thì CB tiếp tục cho động cơ chạy. Khi đóng ngắt nhiều CB sẽ bị mòn và hỏng tiếp điểm dẫn tới mất pha. CB cũng chỉ có các khung bảo vệ dòng cố định 10A, 16A, 20A…

Dùng contactor điều khiển động cơ thì thường kết hợp với relay nhiệt để bảo vệ động cơ và khi mất điện đột xuất. Contactor sẽ tắt và trả hệ thống về trạng thái ban đầu, an toàn hơn so với CB. Hơn nữa, đối với thiết bị 

Thông thường người ta sẽ đấu CB sau đó qua Contactor , sau đó có thể qua 1 cái local CB tại vị trí motor đó nữa, sau đó mới tới motor.

3/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Cuộn Dây Contactor