Công Thức, Cách Tính Năng Lượng điện Từ Trong Mạch Dao động LC ...
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Bài viết Công thức, cách tính năng lượng điện từ trong mạch dao động LC với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Công thức, cách tính năng lượng điện từ trong mạch dao động LC.
- Cách giải năng lượng điện từ trong mạch dao động LC
- Ví dụ minh hoạ năng lượng điện từ trong mạch dao động LC
- Bài tập vận dụng năng lượng điện từ trong mạch dao động LC
- Bài tập bổ sung năng lượng điện từ trong mạch dao động LC
Công thức, cách tính năng lượng điện từ trong mạch dao động LC (hay, chi tiết)
A. Phương pháp giải
Quảng cáoI. Phương pháp chung.
Xét một mạch dao động điện từ LC đang hoạt động ổn định. Trong mạch dao động LC có năng lượng điện từ bao gồm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
1. Năng lượng điện trường tích trữ trong tụ điện và có biểu thức là
* Ta có:
* Gọi ω’, T’, f’, φ’ lần lượt là tần số góc, chu kì, pha ban đầu của năng lượng điện trường ta có: ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ.
2. Năng lượng từ trường tích trữ trong cuộn cảm và có biểu thức là
* Ta có:
* Gọi ω’, T’, f’, φ’ lần lượt là tần số góc, chu kì, pha ban đầu của năng lượng từ trường ta có: ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ +- π => WL ngược pha với WC.
3. Năng lượng điện từ trong mạch LC bằng tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường: W = WC + WL
4. Công thức suy luận liên quan:
* Để tính các giá trị tức thời (u, i) ta dựa vào phương trình bảo toàn năng lượng:
* Để tính các giá trị tức thời (i, q) ta dựa vào hệ thức liên hệ:
* Khi WC = nWL ta có:
* Khi WL = nWC ta có:
5. Dạng đồ thị của năng lượng điện trường và từ trường
* Trong mạch dao động điện lý tưởng luôn có sự biến đổi năng lượng qua lại giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường nhưng tổng của chúng tức năng lượng điện từ luôn bảo toàn và tỉ lệ với U02, I02, Q02
* Từ công thức ta thấy năng lượng điện từ chỉ phụ thuộc vào đặc tính của mạch và cách kích thích ban đầu.
* Trong mạch dao động điện lý tưởng WC và WL biến thiên tuần hoàn nhưng ngược pha nhau với chu kì bằng nửa chu kì dao động của mạch và tần số bằng 2 lần tần số dao động của mạch.
* Trong mạch dao động điện lý tưởng WC và WL biến thiên tuần hoàn quanh giá trị trung bình và luôn có giá trị dương (biến thiên từ giá trị 0 đến WCmax = WLmax).
* Thời gian liên tiếp để WC = WL trong 1 chu kì là t0 = T/4 (T là chu kì dao động của mạch LC)
* Thời điểm đầu tiên để WC = WL khi mạch dao động có q = qmax = Q0 , u = umax = U0 hoặc i = imax = I0 là t0 = T/8
* Thời gian liên tiếp để năng lượng điện trường (hoặc năng lượng từ trường) đạt cực đại là T/2. Quảng cáo
6. Mạch LC dao động tắt dần:
* Công suất hao phí do cuộn dây có điện trở R là: Phao phí = I2.R (với ) và để duy trì dao động của mạch thì công suất bổ sung phải bằng công suất hao phí.
* Năng lượng cần bổ sung trong 1 chu kì là ∆ET = Phao phí.T = I2.R.T
* Năng lượng cần bổ sung trong thời gian t là Et = Phao phí.t = I2.R.t.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1 (CĐ – 2011): Trong mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0/2 thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng
Hướng dẫn
Chọn D.
Ta có:
Thay u = U0/2
Ví dụ 2: Mạch dao động LC gồm tụ C = 6μF và cuộn cảm thuần. Biết giá trị cực đại của điện áp giữa hai đầu tụ điện là U0 = 14V. Tại thời điểm điện áp giữa hai bản của tụ là u = 8V, năng lượng từ trường trong mạch bằng
A. WL = 588μJ.
B. WL = 396μJ.
C. WL = 39,6μJ.
D. WL = 58,8μJ.
Hướng dẫn
Chọn C.
Bảo toàn năng lượng ta được:
Thay số ta được năng lượng từ trường của mạch là:
Ví dụ 3: Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp năng lượng từ trường bằng 3 lần năng lượng điện trường là 10-4s. Thời gian giữa 3 lần liên tiếp dòng điện trên mạch có giá trị lớn nhất là:
A. 3.10-4 s
B. 9.10-4 s
C. 6.10-4 s
D. 2.10-4 s.
Hướng dẫn
Chọn C.
Khi WL = 3WC ta có: .
Sử dụng vòng tròn lượng giác biểu diễn q, ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần WL = 3WC ứng với góc quét ∆φ = π/3 → ∆tmin = T/6
→ Chu kỳ mạch dao động là: T = 6.10-4s.
Thời gian giữa 3 lần liên tiếp dòng điện trên mạch có giá trị lớn nhất là một chu kỳ T.
Ví dụ 4: Một mạch dao động gồm tụ điện C = 0,5μF và cuộn dây L = 5mH, điện trở thuần của cuộn dây là R = 0,1Ω. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ là 5V ta phải cung cấp cho mạch một công suất là
A. 0,125μW.
B. 0,125mW.
C. 0,125W.
D. 125W.
Hướng dẫn
Chọn B.
Khi hiệu điện thế cực đại trên tụ là 5V thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
= 0,035355A.
Công suất tiêu thụ trong mạch là P = RI2 = 1,25.10-4W = 0,125mW.
Muốn duy trì dao động trong mạch thì cứ sau mỗi chu kì dao động ta phải cung cấp một phần năng lượng bằng phần năng lượng đã bị mất tức là ta phải cung cấp một công suất đúng bằng 0,125mW. Quảng cáo
Ví dụ 5: Một nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong 2Ω, được mắc vào hai đầu mạch gồm một cuộn dây có điện trở thuần 3Ω mắc song song với một tụ điện. Biết điện dung của tụ là 5μF và độ tự cảm là 5μH. Khi dòng điện chạy qua mạch đã ổn định, người ta ngắt nguồn điện khỏi mạch. Lúc đó nhiệt lượng lớn nhất toả ra trên cuộn dây bằng bao nhiêu?
A. 6.10-4 J.
B. 7.10-4 J.
C. 9 μJ.
D. 7μJ.
Hướng dẫn
= 0,035355A.
Chọn C.
Khi dòng điện qua mạch ổn định (qua cuộn dây):
= 0,035355A.
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây cũng chính là hiệu điện thế 2 đầu tụ: UAB = U0 = I.R = 1,8 V
Năng lượng dao động của mạch lúc ngắt nguồn:
= 0,035355A.
Nhiệt lượng lớn nhất tỏa ra trên cuộn dây bằng năng lượng dao động lúc đầu của mạch.
Khi đó nhiệt lượng lớn nhất toả ra trên cuộn dây bằng năng lượng của mạch khi đó: Qmax = W = 9μJ
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai ? Năng lượng điện từ
A. bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. không thay đổi.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f.
D. bằng năng lượng điện trường cực đại.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn C.
Năng lượng điện từ trong mạch:
= 0,035355A.
Như vậy trong mạch dao động LC lý tưởng thì năng lượng của mạch được bảo toàn. C sai.
Câu 2: Nếu điện tích trên tụ của mạch LC biến thiên theo công thức q = Q0cos(ωt) C. Tìm biểu thức sai trong các biểu thức năng lượng của mạch LC sau đây?
A. Năng lượng điện trường
B. Năng lượng từ trường
C. Năng lượng dao động:
D. Năng lượng dao động:
Quảng cáoLời giải:
Hướng dẫn
Chọn B.
B sai vì i nhanh pha hơn q một góc π/2 nên
Câu 3: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. biến thiên tuần hoàn với chu kì T.
B. biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2.
C. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T.
D. không biến thiên theo thời gian.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn B.
Năng lượng điện trường tích trữ trong tụ điện và có biểu thức là
* Ta có:
= 0,035355A.
* Gọi ω’, T’, f’, φ’ lần lượt là tần số góc, chu kì, pha ban đầu của năng lượng điện trường thì năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với: ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ.
Câu 4: Trong mạch điện dao động điện từ LC, hiệu điện thế trên tụ tại thời điểm được tính theo biểu thức:
= 0,035355A.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn C.
Ta có:
Câu 5: Mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện tức thời trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,04cos(ωt)A. Xác định giá trị của C biết rằng, cứ sau những khoảng thời gian nhắn nhất Δt = 0,25 (μs) thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau và bằng 0,8/π(μJ).
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn D.
Khoảng thời gian nhắn nhất mà năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau là: T/4 = Δt = 0,25 (μs) → T = 1μs.
Khi đó:
Điện dung C:
Câu 6: Một tụ điện có điện dung C = 10-3/2π(F) được nạp một lượng điện tích nhất định. Sau đó nối 2 bản tụ vào 2 đầu 1 cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/5π(H). Bỏ qua điện trở dây nối. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bao nhiêu giây (kể từ lúc nối) năng lượng từ trường của cuộn dây bằng 3 lần năng lượng điện trường trong tụ?
A. Δt = 1/300 (s).
B. Δt = 5/300 (s).
C. Δt = 1/100 (s).
D. Δt = 4/300 (s).
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn A.
Chu kỳ dao động:
Ban đầu (t = 0) thì q = Q0.
Thời điểm t thì WL = 3WC
Sử dụng vòng tròn lượng giác biểu diễn q, ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc t = 0 đến khi WL = 3WC ứng với góc quét ∆φ = π/3 → ∆tmin = T/6 = 1/300s.
Câu 7: Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ biến thiên theo hàm số q = Q0sin(πt) C. Khi điện tích của tụ điện là thì năng lượng điện trường
A. bằng hai lần năng lượng từ trường
B. bằng ba lần năng lượng từ trường
C. bằng một nửa năng lượng từ trường
D. bằng năng lượng từ trường
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn D.
Khi WL = nWC thì:
Mà Vậy WL = WC.
Câu 8: Trong mạch điện dao động điện từ LC, khi điện tích giữa hai bản tụ có biểu thức: q = - Q0cosωt thì năng lượng tức thời của cuộn cảm và của tụ điện lần lượt là:
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn A.
Ta có: q = - Q0cosωt → i = q’ = ωQ0.sinωt
Câu 9: Trong mạch dao động không có thành phần trở thuần thì quan hệ về độ lớn của năng luợng từ trường cực đại với năng lượng điện trường cực đại là
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn D.
Năng lượng điện từ trong mạch LC không có điện trở thuần được bảo toàn, bằng tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường:
Câu 10: Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm L = 0,5H và tụ điện C = 50μF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5V. Năng lượng dao động của mạch và chu kì dao động của mạch là:
A. 2,5.10-4J ; π/100 s.
B. 0,625mJ; π/100 s.
C. 6,25.10-4J ; π/10 s.
D. 0,25mJ ; π/10 s.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn B.
Năng lượng dao động của mạch:
Chu kì dao động của mạch là:
Câu 11: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tụ cảm L = 30μH một tụ điện có C = 3000pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 1Ω. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất.
A. 1,8 W
B. 1,8 mW
C. 0,18 W
D. 5,5 mW.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn B.
Công suất hao phí do cuộn dây có điện trở R là: Phao phí = I2.R (với ) và để duy trì dao động của mạch thì công suất bổ sung phải bằng công suất hao phí.
Năng lượng cần bổ sung trong 1 s là:
Câu 12: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2µH và tụ điện có điện dung 2 µF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lân liên tiếp mà năng lượng điện trường của tụ có độ lớn cực đại là
A. 2π µs.
B. 4π µs.
C. π µs.
D. 1 µs.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn
A.
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà năng lượng điện trường của tụ có độ lớn cực đại là: ∆t = T/2
Câu 13: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C = 20μF. Người ta tích điện cho tụ điện đến hiệu điện thế cực đại U0 = 4V. Chọn thời điểm ban đầu (t = 0) là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện. Năng lượng điện trường tại thời điểm t = T/8 là ? (với T là chu kì dao động).
A. 60.10-4 J.
B. 70.10-4 J.
C. 80.10-4 J.
D. 90.10-4 J.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn C.
Điện tích tức thời: q = Q0cos(ωt+φ)
Trong đó: Q0 = C.U0 = 20.10-6.4 = 8.10-5C.
Khi t = 0: q = Q0cosφ = Q0 → cosφ = 1 → φ = 0.
Vào thời điểm t = T/8, điện tích của tụ điện bằng
Năng lượng điện trường:
Câu 14: Một mạch dao động LC có L = 2mH, C = 8pF, lấy π2 = 10. Thời gian từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến lúc có năng lượng điện trường bằng ba lần năng lượng từ trường là:
A. 2.10-7 s
B. 10-7 s
C. 10-5/75 s
D. 10-615 s
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn D.
Chu kỳ dao động của mạch:
Khi WC = 3WL¬ ↔ WL = WC/3.
Suy ra:
Hình vẽ cho ta góc quét:∆φ = π/6
Ứng với thời gian:
Câu 15. Mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 30μH và một tụ điện C = 3000pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 0,1Ω. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất:
A. 0,18W.
B. 0,18mW.
C. 0,35mW.
D. 0,55mW.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn B.
Ta có:
Ta phải bổ sung công suất đúng bằng công suất hao phí (tỏa nhiệt trên R):
Câu 16. Cho một mạch dao động LC lí tưởng điện tích trên một bản 1 của tụ điện biến thiên theo thời gian với phương trình: q = Q0.cos(ωt + φ). Lúc t = 0 năng lượng điện trường đang bằng 3 lần năng lượng từ trường, điện tích trên bản 1 đang giảm (về độ lớn│q│) và đang có giá trị âm. Giá trị φ có thể bằng:
A. π/6.
B. -π/6.
C. -5π/6.
D. 5π/6.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn C.
Ta có:
Vì lúc t = 0, điện tích trên bản 1 đang giảm (về độ lớn │q│) và đang có giá trị âm nên từ vòng tròn biểu diễn q ta xác định được:
Câu 18: Có hai tụ giống nhau chưa tích điện và 1 nguồn điện một chiều có suất điện động E. Lần thứ nhất, 2 tụ mắc song song, lần thứ hai, 2 tụ mắc nối tiếp, rồi nối với nguồn điện để tích điện. Sau đó tháo hệ tụ ra khỏi nguồn và khép kín mạch với 1 cuộn dây thuần cảm để tạo ra mạch dao động điện từ. Khi hiệu điện thế trên các tụ trong 2 trường hợp bằng nhau và bằng E/4 thì tỉ số năng lượng từ trong 2 trường hợp:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn
A.
+ Lần thứ nhất: Khi hai tụ mắc song song U01 = U02 = E:
Năng lượng của mạch dao động: (vì C1 = C2 = C).
Khi hiệu điện thế trên các tụ bằng nhau bằng u = u1 = u2 = E/4 thì năng lượng điện trường:
Khi đó năng lượng từ trường: (1)
+ Lần thứ 2: Khi hai tụ mắc nối tiếp Cbộ = Cnt = C/2; U0b = E
Năng lượng của mạch dao đông:
Khi hiệu điện thế trên các tụ bằng nhau bằng u1 = u2 = E/4 thì năng lượng điện trường
Khi đó năng lượng từ trường: (2).
Từ (1) và (2) ta suy ra tỉ số cần tìm là 5.
Câu 19: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Nối hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E và điện trở trong r vào hai đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì mạch LC dao động hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Biết L = 25r2C. Tính tỉ số U0 và E.
A. 10.
B. 100.
C. 5.
D. 25.
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn C.
Nối hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E và điện trở trong r vào hai đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định ta được I0 = E/r
Áp dụng công thức:
Câu 20: Một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, cung cấp cho tụ một năng lượng bằng cách ghép tụ vào nguồn điện không đổi có suất điện động E = 2V. Mạch thực hiện dao động điện từ với biểu thức năng lượng từ WL=2.10-8cos2ωt (J). Điện dung của tụ là:
A. 5.10-7 F
B. 2,5 F
C. 4 F
D. 10-8 F
Lời giải:
Hướng dẫn
Chọn A.
Năng lượng điện cực đại:
Năng lượng từ cực đại: WLmax = 2.10-8 J.
Năng lượng điện từ được bảo toàn, ta có: WCmax = WLmax
D. Bài tập bổ sung
Câu 1: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung C = 5 mF và một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 50 mH. Biết điện áp cực đại trên tụ là 6 V. Tìm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch khi điện áp trên tụ điện là 4 V và cường độ dòng điện i khi đó.
A. ±0,045 A
B. ±0,04 A
C. 0,54 A
D. 0,054 A
Câu 2: Trong một mạch LC, L = 25 mH và C = 1,6 mF ở thời điểm t = 0, cường độ dòng điện trong mạch bằng 6,93 mA, điện tích ở trên tụ điện bằng 0,8 mC. Năng lượng của mạch dao động.
A. 0,8.10-6J
B. 0,7.10-6J
C. 0,9.10-6J
D. 0,6.10-6J
Câu 3: Một mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm 27 mH, và tụ điện có điện dung 3000 pF; điện trở thuần của cuộn dây và dây nối là 1 Ω; điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 5 V. Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch trong một thời gian dài.
A. 1,8.10-6W
B. 1,75.10-6W
C. 1,65.10-6W
D. 1,39.10-6W
Câu 4: Một mạch dao động LC lí tưởng, điện tích của tụ điện trong mạch biến thiên phụ thuộc vào thời gian theo phương trình q = O0cos(πft) C. Câu phát biểu nào sau đây về mạch dao động là đúng.
A. Điện tích của tụ điện trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f.
B. Dòng điện chạy qua cuộn cảm L trong mạch biến thiên điều hòa với tần số f.
C. Năng lượng của mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f.
D. Năng lượng từ trường của mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f.
Câu 5: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,02 μF và cuộn dây có độ tự cảm L. Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của năng lượng từ trường trong cuộn dây là W = 10-6sin2 (2.106t) J. Xác định giá trị điện tích lớn nhất của tụ.
A. 8.10-6 C
B. 4.10-7 C
C. 2.10-7 C
D. 8.10-7 C
Câu 6: Một mạch dao động LC lí tưởng có C = 5 μF, L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là Umax = 6V. Khi hiệu điện thế trên tụ là U = 4V thì độ lớn của cường độ của dòng trong mạch là;
A. i = 4,47 A
B. i = 2 A
C. i = 2 mA
D. i = 44,7 mA
Câu 7: Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tụ cảm L = 0,125 H. Mạch được cung cấp một năng lượng 25 μJ bằng cách mắc tụ vào nguồn điện một chiều có suất điện động E. Khi mạch dao động thì dòng điện tức thời trong mạch là i = I0cos4000t A. Suất điện động E của nguồn có giá trị là:
A. 12 V
B. 13 V
C. 10 V
D. 11 V
Câu 8: Trong mạch dao động LC lí tưởng
A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
C. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
Câu 9: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L. Nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E điện trở trong r vào 2 đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì trong mạch LC có dao động điện từ với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là U0. Biết L = 25r2 C. Tỉ số giữa U0 và E là
A. 10 B. 100 C. 5 D. 25
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không điện trở thuần?
A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.
D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Phương pháp tìm chu kỳ, tần số trong mạch dao động LC cực hay
- Viết biểu thức điện áp, cường độ dòng điện, điện tích trong mạch dao động LC
- Bài toán về nạp năng lượng ban đầu cho mạch dao động LC
- Dạng bài toán tụ điện bị đánh thủng, nối tắt trong mạch dao động LC
- Bài toán về sự lan truyền của điện từ trường trong các môi trường
- Phương pháp giải bài tập về mạch chọn sóng cực hay có lời giải
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- 30 đề toán, lý hóa, anh, văn 2025 (100-170k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia HN 2025 (cho 2k7)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Ct Mạch Lc
-
Công Thức Mạch Dao động LC, Vật Lý 12 - Vật Lí Phổ Thông
-
Tổng Hợp Các Công Thức Vật Lý 12 Quan Trọng Dòng Điện Xoay ...
-
Lý Thuyết Mạch Dao động Lc - Các đại Lượng đặc Trưng Lý 12
-
Mạch Dao động LC Lý Tưởng, Dao động điện Từ - VẬT LÝ PHỔ THÔNG
-
Mạch Dao động LC
-
Công Thức, Cách Tính Chu Kỳ, Tần Số Trong Mạch Dao động LC Hay ...
-
Xác định Các đại Lượng Của Dao động điện Từ
-
Công Thức Chu Kì Dao động Riêng Của Mạch Dao động LC - Vật Lý 12
-
Hệ Thức độc Lập Của điện Tích Trong Mạch Dao động LC - Vật Lý 12
-
Tính Công Suất Mạch LC Khi Duy Trì Dao động Với Một Hiệu điện Thế ...
-
Tổng Hợp Kiến Thức Mạch Dao động
-
Chương IV: Mạch Dao động LC Lý Tưởng, Dao động điện Từ
-
Lý Thuyết Mạch Dao động | SGK Vật Lí Lớp 12