Công Thức Cấu Tạo Của C2H7N Và Gọi Tên. Đồng Phân ... - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
- 300 CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA 12 (NĂM 2024)
Câu hỏi: Công thức cấu tạo của C2H7N và gọi tên. Đồng phân của C2H7N và gọi tên?
Trả lời:
Ứng với công thức phân tử C2H7N thì chất có thể là amin
- Amin C2H7N có 1 đồng phân amin bậc 1, cụ thể:
Đồng phân | CTCT thu gọn | Tên gọi |
CH3 - CH2 – NH2 | Etanamin |
- Amin C2H7N có 1 đồng phân amin bậc 2, cụ thể:
Đồng phân | CTCT thu gọn | Tên gọi |
CH3 – NH – CH3 | Đimetylamin |
Vậy ứng với công thức phân tử C2H7N thì chất có 2 đồng phân, có thể là amin bậc 1 có tên gọi là: etanamin hoặc amin bậc 2 có tên gọi là: đimetylamin.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về 2 đồng phân này nhé.
Mục lục nội dung A. Etylamin C2H7HI. Định nghĩa EtylaminII. Tính chất vật lí và nhận biết của EtylaminIII. Tính chất hóa học của EtylaminIV. Điều chế EtylaminV. Ứng dụng của EtylaminI. Định nghĩa ĐimetylaminII. Tính chất vật lí và nhận biết của ĐimetylaminIII. Tính chất hóa học của ĐimetylaminIV. Điều chế ĐimetylaminV. Ứng dụng ĐimetylaminA. Etylamin C2H7H
I. Định nghĩa Etylamin
- Định nghĩa: Etylamin là một hợp chất hữu cơ thuộc chức amin được tạo ra khi thế một nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một gốc etyl
- Công thức phân tử: C2H7N
- Công thức cấu tạo: CH3CH2NH2
- Tên gọi
+ Tên gốc chức: Etylamin
+ Tên thay thế: Etanamin
II. Tính chất vật lí và nhận biết của Etylamin
- Etylamin là chất khí có mùi khai khó chịu, độc, tan tốt trong nước
III. Tính chất hóa học của Etylamin
1. Tính bazơ :
- Dung dịch Etylamin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac
- Amin có tính bazo yếu nên có thể phản ứng với các axit vô cơ để tạo thành muối
2. Phản ứng với axit nitrơ :
3. Phản ứng ankyl hóa :
4. Phản ứng với dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa :
IV. Điều chế Etylamin
- Etylamin có thể được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của etylen với amoniac với sự hiện diện của chất xúc tác là amit kim loại kiềm như amit natri
H2C=CH2 + NH3 → CH3CH2NH2
- Nó cũng có thể tổng hợp từ etanal và clorua amoni
V. Ứng dụng của Etylamin
- Etylamin được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất và tổng hợp hữu cơ
- Etylamin, giống như một vài amin khác, có tính chất bất thường là hòa tan liti kim loại để tạo ra ion [Li(amin)4]+ và electron sonvat hóa. Làm bay hơi dung dịch này sẽ thu lại được liti kim loại. Các dung dịch như thế được sử dụng trong khử các hợp chất hữu cơ chưa no, như naphtalen
B. Đimetylamin
I. Định nghĩa Đimetylamin
- Định nghĩa: Đimetylamin là một amin bậc 2, là đồng phân của etylamin.
- Công thức phân tử: C2H7N
- Công thức cấu tạo: CH3NHCH3
- Tên gọi
+ Tên gốc chức: Đimetylamin
+ Tên thay thế: N-metylmetanamin
II. Tính chất vật lí và nhận biết của Đimetylamin
- Đimetylamin là một chất khí không màu, có mùi khai tương tự amoniac
III. Tính chất hóa học của Đimetylamin
1. Tính bazơ :
- Dung dịch Đimetylamin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac
2. Phản ứng với axit nitrơ :
- Amin có tính bazo yếu nên có thể phản ứng với các axit vô cơ để tạo thành muối
3. Phản ứng ankyl hóa :
CH3NHCH3 + CH3I → C3H7-N(CH3)-CH3 + HI
IV. Điều chế Đimetylamin
- Đimetylamin được sản xuất bằng phản ứng có xúc tác của metanol với amoniac ở nhiệt độ và áp suất cao:
2CH3OH + NH3 → (CH3)2NH + 2H2O
V. Ứng dụng Đimetylamin
- Đimetylamin là tiền chất cho một vài hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp.
- Nó phản ứng với disulfua cacbon để tạo ra dimetyl dithiocacbamat, một tiền chất cho họ hóa chất sử dụng rộng rãi trong lưu hóa cao su.
- Các dung môi dimetyl formamit và dimetyl axetamit cũng sản xuất từ dimetyl amin.
- Nó là nguyên liệu thô cho sản xuất nhiều hóa chất nông nghiệp và dược phẩm, như dimefox và diphenhydramin. Vũ khí hóa học tabun có nguồn gốc từ dimetyl amin.
Xuất bản : 22/09/2021 - Cập nhật : 22/09/2021 Tải vềCâu hỏi thường gặp
Đánh giá độ hữu ích của bài viết
😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích- Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
- Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Xem thêm các bài cùng chuyên mục
- Cu(OH)2 có kết tủa không?
- Cách nhận biết chất kết tủa thường gặp
- BASO4 kết tủa màu gì?
- Công thức cấu tạo của C5H12
- FeCO3 có kết tủa không?
- KCL có kết tủa không?
Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất
Email: [email protected]
SĐT: 0902 062 026
Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hỏi đáp
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
CÔNG TY TNHH TOP EDU
Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Tham Gia Nhóm Đặt câu hỏiTừ khóa » Etylamin Bậc Mấy
-
Hợp Chất Etylamin Là A. Amin Bậc II.B ... - Khóa Học
-
[LỜI GIẢI] Hợp Chất Etylamin Là Amin Bậc? - Tự Học 365
-
Etylmetylamin Là Amin Bậc Mấy ?
-
Ethyl Amin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu Hỏi Chất Nào Sau đây Là Amin Bậc 2 Etylamin Phenylamin đime
-
Bài 9. Amin - Củng Cố Kiến Thức
-
Cho Các Amin Sau: Metyl Amin, Etyl Amin, Dimetyl Amin, Trietyl Am
-
Cho Các Amin Sau : Etylamin ; Anilin ; đimetylamin ; Trimetylamin
-
Hợp Chất Etylamin Là: - Hoc247
-
Chất Nào Sau đây Là Amin Bậc Hai?
-
Lý Thuyết Về Amin - Thầy Dũng Hóa
-
So Sánh Tính Bazo Của Amin Và Một Số Ví Dụ Minh Họa - Chăm Học Bài
-
Chất Nào Sau đây Là Amin Bậc 2?
-
Khái Niệm, Phân Loại, Danh Pháp Và Tính Chất Vật Lí Của Amin