Khái Niệm, Phân Loại, Danh Pháp Và Tính Chất Vật Lí Của Amin

AMIN 

I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN

1. Khái niệm

- Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon. Ví dụ:

image004-1.GIF

- Công thức tổng quát của amin:

CxHyNz (x, y, z thuộc N*; y ≤ 2x + 2 + z; y chẵn nếu z chẵn; y lẻ nếu z lẻ).

hoặc    CnH2n+2-2k+tNt (n thuộc N*; k thuộc N; t thuộc N*).

Số liên kết pi + số vòng trong phân tử amin = (2x + 2 + t - y)/2.

Nếu là amin bậc I thì công thức tổng quát có thể đặt là: CnH2n+2-­2k-t(NH2)t..

2. Phân loại Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon: amin thơm, amin béo, amin dị vòng. Ví dụ:

image004-2.GIF

b) Theo bậc của amin: Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin được phân loại thành: amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. Ví dụ:

image004-3.GIF

 

3. Danh pháp

a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức : ank + yl + amin b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế : ankan + vị trí + amin c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Hợp chất                            Tên gốc – chức                         Tên thay thế                               Tên thường

CH3–NH2                                  metylamin                           metanamin CH3–CH(NH2)–CH3                    isopropylamin                        propan-2-amin CH3–NH–C2H5                          etylmetylamin                        N-metyletanamin CH3–CH(CH3)–CH2–NH2            isobutylamin                           2-metylpropan-1-amin CH3–CH2–CH(NH2)–CH3            sec-butylamin                         butan-2-amin (CH3)3C–NH2                            tert-butylamin                      2-metylpropan-2-amin CH3–NH–CH2–CH2–CH3            metylpropylamin                      N-metylpropan-1-amin CH3–NH–CH(CH3)2                   isopropylmetylamin                 N-metylpropan-2-amin C2H5–NH–C2H5                        đietylamin                               N-etyletanamin (CH3)2N–C2H5                          etylđimetylamin                       N,N-đimetyletanamin C6H5–NH2                                phenylamin                            benzenamin                                anilin

Chú ý:

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… - Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin - Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino. Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2-aminopropanoic)

4. Đồng phân Amin có các loại đồng phân:

- Đồng phân về mạch cacbon: - Đồng phân vị trí nhóm chức - Đồng phân về bậc của amin

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Các amin có khả năng tan tốt trong nước, do giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.

- Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylaminlà những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn 

- Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen

C6H5NH2 để lâu trong không khí bị oxi hóa thành hợp chất màu nâu đen

C6H5OH để lâu trong không khí bị oxi hóa thành hợp chất màu hồng

 

BÀI TẬP ÁP  DỤNG

 

Câu 1.  Amin nào dưới đây là amin bậc 2?

 

A. CH3­-CH2NH2                     B. CH3-CHNH2-CH3             

 

C. CH3-NH-CH3                            D. CH3-NCH3-CH2-CH3Câu 2.  Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

 

A.    Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước

 

B.     Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc

 

C.    Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen

 

D.    Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng

 

Câu 3.  Hợp chất C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin?

 

A. 6                      B. 7                         C. 8                              D. 9 Câu 4. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

 

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

 

Câu 5.  Số lượng đồng phân amin thơm có công thức phân tử C7H9N là

 

A. 4.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 8.

 

Câu 6. Cặp ancol và amin nào dưới đây có cùng bậc?

 

A. (CH3)3COH và (CH3)3C–NH2.

 

B. (CH3)2CHOH và (CH3)2CH–NH2.

 

C. C6H5CH(OH)–CH3 và C6H5–NH–CH3.

 

D. C6H5CH2OH và CH3–NH–C2H5.

 

Câu 7.  Tên gọi của C6H5–NH–CH3 là

 

A. Metyl phenyl amin.                                    B. N–metylanilin

 

C. N–metyl benzen amin.                               D. cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8.  N,N- Etyl metyl propan-1-amin có CTCT là

 

A. (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N                         B. (CH3)2CH(CH3)(C2H5)N

 

C. (CH3)2(C2H5)N                                         D. (CH3)(C2H5)(CH3)2CHN

 

Câu 9.  Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

 

      A. CxHyN (x ≥ 1)      B. CnH2n + 3N (n ≥ 1)        C. CnH2n +1 N  (n ≥ 1)      D. C2H2n - 5N

 

Câu 10.  Công thức chung của amin thơm ( chứa 1 vòng bezen) đơn chức bậc 1 là

 

      A. CnH2n – 7NH2 (n ≥ 6)                                      B. CnH2n + 1NH2 (n≥6)   

 

      C. C6H5NHCnH2n+1 (n≥6)                           D. CnH2n – 3NH2 (n≥6)

 

ĐÁP ÁN

 

1

 2 10 

C

C

C

A

B

C

D

A

B

A

Từ khóa » Etylamin Bậc Mấy