Công Thức đốt Cháy Peptit Hay Nhất | Hoá Học Lớp 12

Công thức đốt cháy peptit hay nhất – Hoá học lớp 12

Bài toán liên quan đến đốt cháy peptit thường ở mức độ vận dụng cao, vì thế để đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi cần nắm chắc phương pháp giải dạng toán này. Vậy công thức giải bài toán đốt cháy peptit như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em sáng tỏ vấn để này.

1. Công thức đốt cháy peptit

– Peptit được hình thành từ các α–amino axit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH:

n(CxH2x+1O2N) – (n – 1) H2O → CnxH2nx– n+2NnOn+1

Trong đó:

n là số lượng nhóm α–amino axit

x là số cacbon có mặt trong 1 α–amino axit

naminoaxit = n.npeptit

hay npeptit = naminoaxitn

n.(số H trong peptit) = Số H trong amino axit + 2.(n – 1)

+ Đốt cháy amino axit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

Công thức đốt cháy peptit hay nhất – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

+ Đốt cháy peptit

Công thức đốt cháy peptit hay nhất – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

– Số mol O2 đốt cháy peptit bằng số mol của oxi khi đốt cháy từng amino axit.

Vì namino axit – (n–1)H2O = peptit mà H2O không bị đốt cháy nên số mol oxi cháy trong 2 trường hợp trên đều bằng nhau.

– Định luật bảo toàn khối lượng

mpeptit+mO2=mCO2+mH2O

– Định luật bảo toàn nguyên tố

Công thức đốt cháy peptit hay nhất – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Ví dụ: X là một hexapeptit được tạo thành từ 1 –amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần dùng vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc) thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Công thức phân tử của –amino axit tạo nên X là

A. C2H5NO2.

B. C3H7NO2.

C. C4H9NO2.

D. C5H11NO2.

Hướng dẫn giải

naminoaxit = 6.npeptit = 0,06 mol

Đặt công thức amino axit là : CxH2x + 1O2N 0,06 mol

Phương trình phản ứng đốt cháy amino axit no, đơn chức:

Công thức đốt cháy peptit hay nhất – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

→ Công thức phân tử của amino axit là: C3H7NO2

→ Đáp án B

2. Kiến thức mở rộng

Xử lý sản phẩm cháy

– Cho sản phẩm cháy qua bình chứa NaOH (hoặc Ca(OH)2) dư

+ Nếu có kết tủa n↓=nCO2

+ mbình tăng=mCO2+mH2O

+ mdung dịch tăng=(mCO2+mH2O)−m↓

+mdung dịch giảm=m↓−  (mCO2+mH2O)

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Oligopeptit X tạo nên từ α–aminoaxit Y, Y có CTPT C3H7NO2 . Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 15,3 g nước. Vậy X là

A. Đipeptit

B. Tripeptit

C. Tetrapeptit

D. Pentapeptit

Hướng dẫn

nH2O=15,318=0,85 mol

Số H(trong peptit X) = 2.nH2Onpeptit= 1,70,1=17

n.Y → X + (n–1)H2O

(Với a là số lượng nhóm –aminoaxit Y)

Bảo toàn nguyên tố H

→ n.(số H trong Y) = Số H trong X + 2.(n – 1)

→ 7.n = 17 + 2(n − 1) → n = 3

→ X là tripeptit

→ Đáp án B

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (tạo bởi các amino axit có công thức H2N–CnH2n–COOH) thu được 0,5 mol CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là

A. 22,3.

B. 25,1.

C. 23,7.

D. 30,7.

Hướng dẫn giải

nHCl = 0,2 = 2nX

→ X là đipeptit

Công thức chung amino axit CnH2n + 1O2N → Công thức của đipeptit C2nH4nO3N2

Số C trong X = nCO2npeptit = 0,50,1=5

→ n = 2,5

→ Mpeptit X = 146 (g/mol)

Sơ đồ phản ứng: C2nH4nO3N2 + 2HCl + H2O → muối

nHCl = 2.npeptit = 2.0,1 = 0,2 mol

= npeptit = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

m pepetit + mHCl + mH2O = m muối

→ 146.0,1 + 36,5.0,2 + 18.0,1 = m muối

→ m muối = 23,7g

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Công thức tính số mol OH- trong bài toán thủy phân peptit hay nhất

Công thức tính số mắt xích (hệ số polime hóa) polime hay nhất

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

Công thức tính bài toán nhiệt nhôm hay nhất

Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm hay nhất

Từ khóa » đốt Cháy 2 Peptit