Công Thức Hóa Học Của Axit Bazơ Muối, Cách Phân Loại Gọi Tên Axit ...
Có thể bạn quan tâm
Vậy công thức hóa học của các hợp chất Axit, Bazơ, Muối là gì, có tên gọi ra sao và được phân loại như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và giải một số bài tập về Axit, Bazơ và Muối.
I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit
1. Axit là gì?
- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3 gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
2. Công thức hóa học của Axit
- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
3. Phân loại axit
* Có 2 loại axit, đó là:
- Axit không có oxi: HCl, H2S,...
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,...
4. Tên gọi của axit
* Axit không có oxi
- Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
* Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ. Gốc axit sunfit
II. Bazơ - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ
1. Bazơ là gì?
- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
2. Công thức hóa học của bazơ
- Công thức hóa học của bazơ: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
3. Tên gọi của Bazơ
- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit; KOH: kali hidroxit
4. Phân loại bazơ
- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca(OH)2 - Canxi hidroxit, Ba(OH)2 - Bari hidroxit
- Bazơ không tan trong nước.
Ví dụ: Cu(OH)2 - Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 - Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit.
III. Muối - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại muối
1. Muối là gì?
- Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
2. Công thức hóa học của Muối
- Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.
Ví dụ: Na2SO4 - Natri sunfat, CaCO3 - Canxi cacbonat
3. Tên gọi của Muối
- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Ví dụ: K2SO4 : kali sunfat; KHCO3: kali hidro cacbonat; FeSO4: sắt (II) sunfat; Na2SO3: natri sunfit
4. Phân loại Muối
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,...
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,...
IV. Giải bài tập về Axit - Bazơ - Muối
* Bài 1 trang 130 sgk hóa 8: Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:
Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ... liên kết với ... Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng ...
Bazơ là hợp chất mà phân tử có một ... liên kết với một hay nhiều nhóm ...
>> Giải bài 1 trang 130 sgk hóa 8
* Bài 2 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.
>> Giải bài 2 trang 130 sgk hóa 8
* Bài 3 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.
>> Giải bài 3 trang 130 sgk hóa 8
* Bài 4 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.
>> Giải bài 4 trang 130 sgk hóa 8
* Bài 5 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
>> Giải bài 5 trang 130 sgk hóa 8
* Bài 6 trang 130 sgk hóa 8: Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:
a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.
b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.
c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.
>> Giải bài 6 trang 130 sgk hóa 8
Từ khóa » Cthh Của Axit
-
Khái Niệm, CTHH, Phân Loại Và Cách Gọi Tên Axit - Bazo - Muối
-
Axit Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Axit Là Gì? Tác Dụng - Tính Chất
-
Axit Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và ứng Dụng Quan Trọng Trong Cuộc Sống
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Và Công Thức Hóa Học Axit Mạnh, Axit Yếu
-
Công Thức Hóa Học Của Axit Bazơ Muối Và Bài Tập Dễ Hiểu
-
Tìm Hiểu Công Thức Của Axit Thường Gặp Nhất - Vgbc
-
[CHUẨN NHẤT] Công Thức Hóa Học Của Axit Clohidric - Top Lời Giải
-
Hãy Viết Công Thức Hóa Học Của Các Axit Có Gốc Axit Cho Dưới đây
-
Axit Là Gì? Một Số Axít Phổ Biến Hiện Nay Và ứng Dụng Của Axit
-
Top 18 Công Thức Hóa Học Của Axit
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit ? Công Thức Hóa Học Axit Mạnh, Axit Yếu?
-
Hãy Viết Công Thức Hóa Học Của Các Axit Có Gốc Axit
-
Danh Sách 20+ Công Thức Hóa Học Của Axit Hot Nhất
-
Công Thức Hóa Học Của Axit Sunfuric - Luật Hoàng Phi