Công Thức Lượng Giác - Giá Trị Lượng Giác Của Góc Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Công thức lượng giác lớp 10 là một phần kiến thức quan trọng. Để giải được phương trình lượng giác ở lớp 11 thì học sinh cần nắm vững các kiến thức:
- Cách biểu diễn một góc lượng giác, một cung lượng giác trên đường tròn đơn vị (đường tròn lượng giác).
- Cách tính các giá trị lượng giác của một cung bằng định nghĩa.
- Công thức lượng giác của các góc và cung có liên quan đặc biệt (còn gọi là cung liên kết).
- Các công thức lượng giác bao gồm công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức nhân ba, công thức hạ bậc, công thức biến đổi tích thành tổng, công thức biến đổi tổng thành tích.
Mời thầy cô và các em học sinh xem thêm
- Cách giải phương trình chứa căn, bất phương trình chứa căn
- Tìm điều kiện để tam thức bậc hai luôn dương, luôn âm
1. Biểu diễn cung và góc lượng giác trên đường tròn lượng giác
Biểu diễn cung và góc lượng giác trên đường tròn lượng giác. Mỗi một góc lượng giác có số đo $\alpha$ khi biểu diễn trên đường tròn lượng giác sẽ tương ứng với một điểm $M$ duy nhất (xem hình vẽ).
Khi đó, hoành độ của điểm $M$ được gọi là cosin của góc lượng giác $\alpha$, tung độ của điểm $M$ được gọi là sin của góc $\alpha$.
2. Công thức lượng giác cơ bản
- \(\sin ^{2} \alpha+\cos ^{2} \alpha=1\)
- \(1+\tan ^{2} \alpha=\frac{1}{\cos ^{2} \alpha}, \alpha \neq \frac{\pi}{2}+k \pi, k \in { Z }\)
- \(1+\cot ^{2} \alpha=\frac{1}{\sin ^{2} \alpha}, \alpha \neq k \pi, k \in Z\)
- \(\tan \alpha \cdot \cot \alpha=1, \alpha \neq k \frac{\pi}{2}, k \in Z\)
3. Giá trị lượng giác của các cung có liên quan đặc biệt
Để dễ nhớ, chúng ta có câu “cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tang”
3.1. Giá trị lượng giác của các cung hơn nhau số chẵn lần \(\pi\)
- \(\sin (\alpha\pm k2\pi)=\sin \alpha\)
- \(\cos (\alpha\pm k2\pi)=\cos \alpha\)
- \(\tan (\alpha\pm k2\pi)=\tan \alpha\)
- \(\cot (\alpha\pm k2\pi)=\cot \alpha\)
Vì các điểm hơn kém nhau chẵn lần \(\pi\) thì có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác nên các giá trị lượng giác của chúng là như nhau.
3.2. Giá trị lượng giác của các cung đối nhau \(\alpha\) và \(-\alpha\)
- \(\cos (-\alpha)=\cos \alpha\)
- \(\sin (-\alpha)=-\sin \alpha\)
- \(\tan (-\alpha)=-\tan \alpha\)
- \(\cot (-\alpha)=-\cot \alpha\)
3.3. Giá trị lượng giác của các cung bù nhau
Hai cung bù nhau (góc bù nhau) là 2 cung có tổng bằng \(\pi\).
- \(\sin (\pi-\alpha)=\sin \alpha\)
- \(\cos (\pi-\alpha)=-\cos \alpha\)
- \(\tan (\pi-\alpha)=-\tan \alpha\)
- \(\cot (\pi-\alpha)=-\cot \alpha\)
3.4. Giá trị lượng giác của các cung hơn kém \(\pi\)
- \(\sin (\alpha\pm\pi)=-\sin \alpha\)
- \(\cos (\alpha\pm\pi)=-\cos \alpha\)
- \(\tan (\alpha\pm\pi)=\tan \alpha\)
- \(\cot (\alpha\pm\pi)=\cot \alpha\)
3.5. Giá trị lượng giác của các cung phụ nhau
Hai cung phụ nhau (góc phụ nhau) là 2 cung có tổng bằng \(\frac{\pi}{2}\).
- \(\sin \left(\frac{\pi}{2}-\alpha\right)=\cos \alpha\)
- \(\cos \left(\frac{\pi}{2}-\alpha\right)=\sin \alpha\)
- \(\tan \left(\frac{\pi}{2}-\alpha\right)=\cot \alpha\)
- \(\cot \left(\frac{\pi}{2}-\alpha\right)=\tan \alpha\)
3.6. Giá trị lượng giác của các cung hơn nhau \(\frac{\pi}{2}\)
Các cung hơn nhau \(\frac{\pi}{2}\) tức là \(\left(\alpha+\frac{\pi}{2}\right)\) và \(\alpha \).
- \(\sin \left(\alpha+\frac{\pi}{2}\right)=\cos \alpha\)
- \(\cos \left(\alpha+\frac{\pi}{2}\right)=-\sin \alpha\)
- \(\tan \left(\alpha+\frac{\pi}{2}\right)=-\cot \alpha\)
- \(\cot \left(\alpha+\frac{\pi}{2}\right)=-\tan \alpha\)
4. Công thức lượng giác
4.1. Công thức lượng giác công thức cộng
- \(\cos (a-b)=\cos a \cos b+\sin a \sin b\)
- \(\cos (a+b)=\cos a \cos b-\sin a \sin b\)
- \(\sin (a-b)=\sin a \cos b-\cos a \sin b\)
- \(\sin (a+b)=\sin a \cos b+\cos a \sin b\)
- \(\tan (a-b)=\frac{\tan a-\tan b}{1+\tan a \tan b}\)
- \(\tan (a+b)=\frac{\tan a+\tan b}{1-\tan a \tan b}\)
4.2. Công thức nhân đôi
- \(\sin 2 \alpha=2 \sin \alpha \cos \alpha\)
- \(\cos 2 \alpha=\cos ^{2} \alpha-\sin ^{2} \alpha=2 \cos ^{2} \alpha-1=1-2 \sin ^{2} \alpha\)
- \(\tan 2 \alpha=\frac{2 \tan \alpha}{1-\tan ^{2} \alpha}\)
4.3. Công thức hạ bậc
- \(\cos ^{2} \alpha=\frac{1+\cos 2 \alpha}{2} \)
- \(\sin ^{2} \alpha=\frac{1-\cos 2 \alpha}{2} \)
- \(\tan ^{2} \alpha=\frac{1-\cos 2 \alpha}{1+\cos 2 \alpha}\)
4.4. Công thức biến đổi tổng thành tích
- \(\cos \alpha+\cos \beta=2 \cos \frac{\alpha+\beta}{2} \cos \frac{\alpha-\beta}{2}\)
- \(\cos \alpha-\cos \beta=-2 \sin \frac{\alpha+\beta}{2} \sin \frac{\alpha-\beta}{2}\)
- \(\sin \alpha+\sin \beta=2 \sin \frac{\alpha+\beta}{2} \cos \frac{\alpha-\beta}{2}\)
- \(\sin \alpha-\sin \beta=2 \cos \frac{\alpha+\beta}{2} \sin \frac{\alpha-\beta}{2}\)
4.5. Công thức biến đổi tích thành tổng
- \(\cos a \cos b=\frac{1}{2}[\cos (a-b)+\cos (a+b)]\)
- \(\sin a \sin b=\frac{1}{2}[\cos (a-b)-\cos (a+b)]\)
- \(\sin a \cos b=\frac{1}{2}[\sin (a-b)+\sin (a+b)]\)
Từ khóa » Công Thức đường Tròn Lượng Giác
-
Cung Liên Kết- Phần Kiến Thức đường Tròn Lượng Giác Lớp 11 Nhất định Phải Thuộc.
-
Vòng Tròn Lượng Giác
-
Đường Tròn Lượng Giác - Một Số Kết Quả Cần Nhớ
-
Phương Pháp Đường Tròn Lượng Giác Vật Lý 12 - Kiến Guru
-
[ Đường Tròn Lượng Giác ] Những Thông Tin Và Một Số Lưu ý Khi Dùng
-
Kiến Thức Cần Nhớ: Đường Tròn Lượng Giác Vật Lý 12 | Lessonopoly
-
Vòng Tròn Lượng Giác
-
Vòng Tròn Lượng Giác Cơ Bản Và Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết
-
Đường Tròn Lượng Giác - Tỷ Mỷ Làm Toán. Độc Lập Suy Nghĩ.
-
Lý Thuyết Phương Trình đường Tròn | SGK Toán Lớp 10
-
Lý Thuyết Tổng Hợp Chương Cung Và Góc Lượng Giác. Công Thức ...
-
Khái Niệm Về Vòng Tròn Lượng Giác Là Gì? - Legoland
-
Công Thức Lượng Giác đầy đủ Nhất Cho Lớp 9, Lớp 10, Lớp 11