Công Thức Tính áp Suất | Khái Niệm | Đơn Vị đo Chuẩn Xác

  • Kiến thức ngành van và thiết bị công nghiệp
  • Công thức tính áp suất
Công thức tính áp suất

Tác giả: THP Valve - Ngày cập nhật: 07/09/2024

Áp suất được biết đến là đại lượng có vai trò vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến cuộc sống hiện nay. Ví dụ áp suất trong bình khí nén phục vụ công nghiệp, áp suất trong lĩnh vực sinh học giúp cây được cung cấp nước hay áp suất chênh lệch của cánh máy bay giúp tạo ra lực nâng máy bay lên. Mặc dù các thiết bị đồng hồ đo áp suất đã rất phổ biến, nhưng chúng ta vẫn cần hiểu và nắm rõ hơn về phương pháp tính áp suất và mức chênh áp. Để hiểu rõ hơn về áp suất và công thức tính áp suất, cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Áp suất là gì?

Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, được kí hiệu là P trong vật lý học. Trong hệ SI, đơn vị của áp suất là N/m2 (Newton trên mét vuông), nó được gọi là Pascal (Pa) – đây là tên của một nhà khoa học và vật lý người Pháp Blaise Pascal thế kỉ thứ 17, người mà phát hiện ra được áp suất.

Áp suất được định nghĩa đơn giản là độ lớn của áp lực mà bị ép trên một diện tích có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Hoặc có thể hiểu áp suất là lực tác động kết hợp với diện tích và vuông góc tạo thành. Áp suất 1 Pa là rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thường áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.

Áp suất là gì?

Áp suất là gì?

Theo thống kê, đơn vị đo áp suất ở những khu vực khác nhau thông thường sẽ khác nhau. Dưới đây là một số đơn vị phổ biến được sử dụng:

  • Pascal (Pa): đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế SI được đặt theo tên nhà toán học Blaise Pascal.
  • Kpa (Kilopascal): đơn vị đo áp suất được quy đổi từ đơn vị Pascal, 1 Kpa = 1000Pa.
  • Mpa (Mega Pascal): đơn vị trong hệ đo lường quốc tế SI được quy đổi từ Pa và có giá trị lớn hơn. 1 Mpa = 1000 Kpa = 1000000 Pa.
  • Bar: đơn vị đo lường áp suất được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na uy – Vilhelm Bjerknes. 1 Bar = 100000 Pa.
  • Psi ( Pounds per square inch): đơn vị đo áp suất của khí hoặc chất lỏng. 1 Psi = 0.0689 Bar.
  • Atm (Atmotphe): đơn vị đo áp suất được hội nghị toàn thể về cân đo lần thứ 10 thông qua. 1 stm = 101325 Pa, 1 atm = 1 bar.

Trong cuộc sống hiện nay, áp suất đóng vai trò vô cùng quan trọng và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Máy sửa chữa xe ô tô, xe máy, máy nén khí chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm…Để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và sử dụng, cần đảm bảo áp suất tương xướng với hệ thống van nên thường dùng kết hợp với van an toàn, van bi điều khiển điện hoặc van bướm điều khiển khí nén, van cổng…

Công thức tính áp suất

Theo nghiên cứu, tùy thuộc vào môi trường rắn, lỏng khí… sẽ có công thức tính áp suất khác nhau. Cụ thể như sau:

Công thức tính áp suất chất rắn

Áp suất chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định và được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, xây dựng, thực phẩm…

Công thức tính:

P = F / S

Trong đó:

  • P: áp suất của chất rắn, đơn vị là N/m2, Pa, Bar, mmHg, Psi.
  • F: là áp lực vuông góc tác động lên bề mặt diện tích đơn vị N.
  • S: là diện tích bề mặt bị F tác động( đơn vị m2).
cong thuc tinh anh suat chat ran

Công thức tính áp suất chất rắn

Công thức tính áp suất chất lỏng khí

Áp suất chất lỏng và khí sẽ có công thức tính giống nhau vì đều là lực đẩy của lưu chất bên trong hệ thống đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh, lực đầy càng yếu, áp suất càng yếu.

Công thức tính:

P = D.H

Trong đó: 

  • P: Là áp suất chất lỏng hoặc khí cần tính (Đơn vị Pa hoặc bar)
  • D: Trọng lượng riêng của chất lỏng hoặc khí (đơn vị N/m2).
  • H: Chiều cao của chất lỏng chất hoặc khí (mét)

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu ( sự dịch chuyển của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang nồng độ cao). Áp suất này tỷ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung dịch. Công thức tính:

P = R*T*C

Trong đó:

  • P: là áp suất thẩm thấu, đơn vị atm.
  • R: là hằng số cố định 0,082
  • T: nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + t oC
  • C: Lượng nồng độ dung dịch được phân li theo tỷ lệ từng dung chất, đơn vị gam/lit.

Áp suất thủy tĩnh

Áp suất tĩnh (Hydrotatic Pressure) là áp lực được tính khi mực chất lỏng ở mức cân bằng không có dao động.

Công thức tính:

P = Po + pgh

Trong đó:

  • P: khối lượng riêng mặc định của một đơn vị chất lỏng, đơn vị kg/m3
  • Po: áp suất khí quyển
  • g: gia tốc trọng trường
  • h: chiều cao từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng.

Áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần của một chất khí khi nằm trong một hỗn hợp khí nếu giả thiết 1 mình khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hộp. Công thức tính:

pi = xi.p

Trong đó:

  • pi: áp suất riêng phần
  • xi: phần mol xi của phần tử i trong hỗn hợp khí
  • p: áp suất toàn phần

Áp suất dư

Áp suất dư còn được gọi là áp suất tương đối là áp suất tại một thời điểm mà chất lỏng và chất khí lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh.

Công thức tính:

Pd = P – Pa

Trong đó:

  • Pd: áp suất tương đối
  • P: áp suất tuyệt đối
  • Pa: áp suất khí quyển

Lưu ý: Nếu chất lỏng đứng yên sẽ có công thức tính áp suất dư như sau:

Pdu = y.h

Trong đó: y là khối lượng riêng của chất lỏng, h là chiều sâu của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng.

Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối được tính bằng tổng của áp suất tương đối và áp suất khí quyển vì là áp suất được gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Công thức tính:

P = pa+pd

Trong đó:

  • P: áp suất tuyệt đối
  • pa: áp suất tương đối
  • pd: áp suất khí quyển

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết các công thức tính áp suất phổ biến, thống dụng đối với các môi trường chất lỏng, khí, rắn, thẩm thấu… Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc về đại lượng này trong cuộc sống.

Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều…; các thiết bị đo lường, phụ kiện đường ống,…Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline 0961694858 để nhận hỗ trợ tư vấn.

4.6/5 - (204 bình chọn) THP ValveTHP ValveTuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.

1 bình luận

  • Công thức tính áp suất | Kh... 15/01/2024 16:48

    […] Công thức tính áp suất, để hiểu rõ hơn về áp suất và công thức tính áp suất, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! […]

Để lại bình luận của bạn Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

    • Kiến Thức

      • KIến thức về đồng hồ đo lưu lượng
      • Kiến thức về Van 1 Chiều
      • Kiến thức về van bi
      • Kiến thức về van bướm
      • Kiến thức về van cầu
      • Kiến thức về van cổng
      • Kiến thức về van điện từ
    • Tin Tức

      • Hệ thống cấp nước
      • Hệ thống điện
      • Hệ thống HVAC
      • Hệ Thống Khí Nén
      • Hệ thống M&E
        • Hệ thống cấp thoát nước
        • Hệ thống PCCC
      • Hệ thống xử lý nước thải
      • Kiến thức về Lò hơi
      • Tin tức tổng hợp
    • Sản phẩm nổi bật

      • Phụ kiện đường ống
      • Van công nghiệp
      • Bẫy hơi
      • Van cầu
      • Haitima
      • KosaPlus
      • Van FAF
      • Van Wonil
      • HanSung
      • Wise
      • Woteck
      • Van điện từ
      • Van điều khiển điện
      • Van điều khiển khí nén
  • Bài viết liên quan

    Tín hiệu Analog là gì? Cách chuyển đổi tín hiệu Analog và Digital

    Tín hiệu Analog là gì? Cách chuyển đổi tín hiệu Analog và Digital

    Tiêu chuẩn EN là gì?

    Tiêu chuẩn EN là gì?

    Van 2 chiều

    Van 2 chiều

    Ưu nhược điểm của van bi điều khiển điện

    Ưu nhược điểm của van bi điều khiển điện

    • Van Công Nghiệp
      • Van Bi
      • Van Bướm
      • Van an toàn
      • Van Giảm Áp
      • Van Xả Khí
      • Van cân bằng
      • Van Cổng
      • Van Một Chiều
      • Y lọc
      • Rọ Bơm
    • Van điều khiển
      • Van điều khiển điện
        • Van bi điều khiển điện
        • Van bướm điều khiển điện
      • Van điện từ
      • Van điều khiển khí nén
        • Van bi điều khiển khí nén
        • Van bướm điều khiển khí nén
    • Van hơi
      • Bẫy hơi
      • Van cầu
    • Đồng hồ đo
      • Đồng hồ đo lưu lượng nước
      • Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng
      • Đồng hồ đo áp suất
      • Đồng hồ đo nhiệt độ
    • Thiết bị cảm biến đo mức
      • Cảm biến đo mức chất rắn
      • Cảm biến đo mức nước
      • Cảm biến đo mức nước thải
      • Cảm biến đo mức nhiên liệu
      • Cảm biến đo mức radar
    • Mặt bích
      • Mặt bích inox
      • Mặt bích mù
      • Mặt bích nhựa
      • Mặt bích thép
      • Mặt bích rỗng
    • Phụ kiện van
    • Phụ kiện đường ống
    • Thương hiệu van
      • Van Haitima
      • Van Woni
      • Van KosaPlus
      • Van FAF
      • Van YNV Hàn Quốc
      • Van Yongchuang
    • Thương hiệu đồng hồ
      • Hansung - Hàn Quốc
      • Wise - Hàn Quốc
      • Woteck - Đài Loan
      • Zenner - Đức
    Chat Zalo Chat facebook

    Từ khóa » Ct Tính áp Suất Chất Khí