Công Thức Tính Chu Vi Hình Thang: Vuông, Cân, Thường Chuẩn 100%
Có thể bạn quan tâm
Bạn gặp bạn toán tính chu vi mảnh đất hình thang nhưng bạn không biết cách tính như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ công thức tính chu vi hình thang thường, vuông, cân và bài tập có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé
Công thức tính chu vi hình thang
Nội dung bài viết
- Công thức tính chu vi hình thang
- Công thức tính chu vi hình thang vuông
- Công thức tính chu vi hình thang cân
- Bài tập tính chu vi hình thang có lời giải
Chu vi hình thang bằng tổng các cạnh bên và cạnh đáy.
P = a + b + c + d.
Trong đó:
- P: Chu vi hình thang.
- a,b: Lần lượt là độ dài 2 cạnh đáy.
- c,d: Lần lượt là đội dài 2 cạnh bên.
Công thức tính chu vi hình thang vuông
Công thức tính tính chu vi hình thang vuông tương tự với cách tính chu vi hình thang thường đó là bằng tổng các cạnh bên và cạnh đáy.
P = a + b + c + d.
Trong đó:
- P là chu vi hình thang
- a, b là hai cạnh đáy hình thang.
- c, d là cạnh bên hình thang.
Công thức tính chu vi hình thang cân
Khác với hai loại hình thang trên, công thức tính chu vi của hình thang cân bằng 2 nhân với độ dài cạnh bên sau đó cộng với độ dài của hai cạnh đáy
P = ( 2 x a) + b + c
Trong đó:
- a: là độ dài của 1 cạnh bên.
- b,c: là độ dài của hai cạnh đáy.
Tham khảo thêm:
- Hình thang là gì? Tính chất hình thang, cách chứng minh từ A – Z
- Công thức tính diện tích hình tròn, chu vi hình tròn đầy đủ nhất
Bài tập tính chu vi hình thang có lời giải
Ví dụ 1: Tính chu vi của hình thang biết độ dài 2 đáy và 2 cạnh bên lần lượt bằng: 3cm, 6cm, 4cm, 5cm. Giải:
Áp dụng công thức tính trên ta có:
P = a + b + c + d = 3 + 6 + 4 + 5 = 18 cm
Ví dụ 2: Một mảnh vườn trồng táo hình thang có đáy lớn bằng 30m, đáy bé bằng nửa đáy lớn. Độ dài cạnh bên thứ nhất của mảnh vườn là 15m, độ dài cạnh bên thứ 2 gấp 3 lần độ dài cạnh bên thứ nhất. Tính chu vi mảnh vườn đó?
Giải:
Độ dài đáy bé là: 30 : 2 = 15 (m)
Độ dài cạnh bên thứ hai là: 15 x 3 = 45 (m)
Chu vi mảnh vườn đó là: P = a + b + c + d = 30 + 15 + 15 + 45 = 105 (m)
Ví dụ 3: Tính chu vi của hình thang, biết:
a) Đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cm
b) Đáy lớn = 10,3 dm; đáy bé = 7,8 dm; hai cạnh bên lần lượt = 4,5 dm và 6 dm.
c) Đáy lớn = 7 m, đáy bé = 5 m; hai cạnh bên lần lượt = 3 m và 4 m
d) Đáy lớn = 8 cm; đáy bé bằng 1⁄2 đáy lớn; hai cạnh bên lần lượt = 6 cm và 7 cm
Lời giải
a) Chu vi của hình thang là: 12 + 10 + 7 + 8 = 27 (cm)
b) Chu vi của hình thang là: 10,3 + 7,8 + 4,5 + 6 = 28,6 (dm)
c) Chu vi của hình thang là: 7 + 5 + 3 + 4 = 19 (m)
d) Đáy bé hình thang là: 8 : 2 = 4 (cm)
Chu vi hình thang là: 8 + 4 + 6 + 7 = 25 (cm)
Với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn nắm được công thức tính chu vi hình thang thường, vuông, cân đẻ áp dụng vào làm bài tập nhé
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » độ Dài Cạnh Bên Là Gì
-
Hình Chóp Tứ Giác đều Có độ Dài Cạnh Bên Là 5cm, Chiều Cao 4cm.
-
Cách Tính Cạnh Bên Của Hình Thang Cân, Vuông, Hình Thang Cân
-
Độ Dài Cạnh Bên H Của Khối Lăng Trụ đứng Có Thể Tích V Và Diện Tích ...
-
Cách Tính độ Dài Cạnh Bên Của Hình Thang Cân
-
[Định Nghĩa] [Tính Chất] Của Hình Chóp Tứ Giác đều - Công Thức Toán
-
Thế Nào Là Hình Chóp đều? Tính Chất Hình Chóp đều Là Gì? - VOH
-
Hình Chóp Có Cạnh Bên Bằng Nhau. - Cộng đồng Học Tập 24h, Học ...
-
Đường Trung Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Thang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Thang Thường, Cân Chính Xác 100%
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Thang: Thường, Vuông, Cân
-
Công Thức Tính đường Cao Trong Tam Giác Thường, Cân, đều, Vuông
-
Một Hình Thang Cân Có độ Dài Cạnh Bên Là 2,5cm , độ Dài đường ...
-
Một Hình Thang Cân Có Cạnh Bên Là 2,5cm; đường Trung Bình Là 3 ,c