Công Thức Tính Cường độ ánh Sáng Chuẩn Xác 100% - Đèn An Phước

Cường độ ánh sáng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống chiếu sáng, từ đó giúp chúng ta dễ dàng trong việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị chiếu sáng phù hợp cho từng loại không gian. Vậy cường độ ánh sáng là gì? Và Cách tính cường độ ánh sáng như thế nào mới đúng chuẩn, mời bạn cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn xác 100%
Công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn xác 100%

Cường độ ánh sáng là gì?

Cường độ ánh sáng hay còn gọi là cường độ sáng (thường được ký hiệu là I) được hiểu là một thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định. Cường độ ánh sáng được xem là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng không thể thiếu của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng cũng như ứng dụng trong thiết kế chiếu sáng công trình. 

Đơn vị đo cường độ ánh sáng

Đơn vị cường độ được gọi là Candela hay còn được viết tắt là cd. Bội số của cd là kcd (kilocandela), 1kcd=1000cd. Nguồn sáng có cường độ sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lm (đơn vị đo của quang thông) trên diện tích 1m2 tại khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng. Nếu môi trường xung quanh bị chắn bởi màn thì nguồn sáng vẫn có cường độ 1 candela trong các hướng còn lại.

Đơn vị đo cường độ ánh sáng

Công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn 100% 

Cường độ ánh sáng được đo chuẩn nhất bằng các thiết bị máy đo chuyên dụng. Tuy nhiên nếu bạn không sẵn có các thiết bị này thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xác định cường độ ánh sáng chuẩn xác bằng việc áp dụng công thức dưới đây. 

Công thức: Cường độ ánh sáng = Quang thông / diện tích chiếu sáng

I = Ф / ω 

Trong đó: Ф là Lumen. Quang thông của bóng đèn.

ω là diện tích chiếu sáng của mỗi không gian khác nhau.

Ví dụ: Thiết bị đèn có công suất 9W, quang thông là 600lm, diện tích chiếu sáng là 12m2. Vậy cường độ chiếu sáng của thiết bị này là: 600 / 12 = 50 candela.

Phân biệt cường độ ánh sáng với độ rọi lux

Thông thường chúng ta rất hay nhầm lẫn giữa cường độ ánh sáng và cường độ ánh sáng lux (hay còn gọi là độ rọi) vì sự tương đồng trong tên gọi, tuy nhiên đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cường độ ánh sáng lux chính là độ rọi hay còn được hiểu là quang thông trên một đơn vị diện tích. Độ rọi (đo bằng đơn vị lux) tính đến khu vực mà quang thông truyền đi. Một quang thông là 1000 lumens. Tập trung tại một khu vực 1m2 chiếu sáng với độ chiếu sáng là 1000lux.

Bằng công thức tính chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt, độ rọi lux được tính theo công thức sau:

Độ rọi = Tổng quang thông / Diện tích bề mặt chiếu sáng

E = Φ / S

Trong đó:

Φ là tổng quang thông lumens.

S là diện tích m2 bề mặt được chiếu sáng.

Mặc dù tương đồng về tên gọi tuy nhiên bạn cần phân biệt cường độ ánh sáng và cường độ ánh sáng (lux) để tránh nhầm lẫn
Mặc dù tương đồng về tên gọi tuy nhiên bạn cần phân biệt cường độ ánh sáng và cường độ ánh sáng (lux) để tránh nhầm lẫn

Các loại máy đo cường độ ánh sáng

Để đo được chính xác cường độ ánh sáng của nguồn sáng cần có những thiết bị chuyên dụng để đo được một cách chính xác. Đây là thiết bị được sử dụng để kiểm tra cường độ ánh sáng của một nguồn sáng thông qua bộ cảm biến của máy.

Ưu điểm chính của máy đo độ ánh sáng là:

  • Thiết kế nhỏ gọn.
  • Cảm biến ánh sáng ổn định.
  • Máy dễ vận hàng và sử dụng.
  • Giúp người dùng có thể điều chỉnh được tần suất ánh sáng.
  • Máy có thể kết nối với USB. Tiện lợi cho người dùng.
  • Máy tự cảm biết tắt sau khi chúng ta không sử dụng trong vòng vài phút.
  • Máy cảm biến ánh sáng thiết kế đa dạng model. Dưới đây là list máy cảm biến ánh sáng hoạt động tốt nhất?
Các loại máy đo cường độ chiếu sáng
Các loại máy đo cường độ chiếu sáng

Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50

Đây là dòng máy được làm từ chất liệu nhựa ABS rất bền và có khả năng bảo vệ tốt. Máy được trang bị hai phím bấm đơn giản rất dễ sử dụng cho những người không chuyên kỹ thuật.

Máy đo có tính năng tự động tắt khi không hoạt động trong vòng 20 phút, trọng lượng lại rất nhẹ.

Đặc biệt máy đo cường độ sáng rất chuẩn xác. Nhờ vậy giúp chúng ta kiểm soát được ánh sáng

Máy đo cường độ sáng Tenmars TM-203

Đây là dòng máy hiện đại. Máy có khả năng đo sáng của tất cả các nguồn sáng được nhìn thấy.

Không chỉ vậy với công nghệ hiện đại máy còn có thể tự động tắt, tự động chuyển khoảng đo cho phù hợp.

Ngoài ra máu còn có thể kết nối USB và lưu trữ hàng nghìn kết quả đo đạc. Có thể dùng để đo chính xác cường độ sáng của mọi không gian.

Máy đo sáng điện tử hiện số PCE-172

Máy đo có cường độ sáng của màn hình chiếu sáng LCD rất nét có thể đọc được 1999 kết quả đo. Có mức chỉ báo pin hoạt động.

Máy có thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi mang lại phù hợp cho nhiều ngành như công nghiệp, thương mại, nghiên cứu …

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn cho từng không gian

Đối với từng loại không gian khác nhau, khi ánh sáng đạt cường độ tiêu chuẩn sẽ không gây khó chịu cho người dùng, từ đó mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu và tăng tính trải nghiệm. Ngoài ra khi tính toán được cường độ sáng phù hợp sẽ giúp đánh giá chính xác hiệu quả của hệ thống đèn chiếu sáng, lựa chọn thiết bị đèn LED chiếu sáng phù hợp và tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.

Đối với từng loại không gian khác nhau, khi ánh sáng đạt cường độ tiêu chuẩn sẽ không gây khó chịu cho người dùng, từ đó mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu và tăng tính trải nghiệm.
Đối với từng loại không gian khác nhau, khi ánh sáng đạt cường độ tiêu chuẩn sẽ không gây khó chịu cho người dùng, từ đó mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu và tăng tính trải nghiệm.

Đặc biệt, Khi lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cần phải thực hiện theo các quy định về tiêu chuẩn ánh sáng, xây dựng, y tế cho hệ thống chiếu sáng. Những quy định này đảm bảo đèn chiếu sáng đáp ứng tiêu chuẩn ánh sáng như: quang thông, độ rọi, màu ánh sáng, cường độ, tiết kiệm điện năng, tuổi thọ,…

Tiêu chuẩn Việt Nam về đèn led được quy định trong các văn bản sau:

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD
  • Quyết định về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” QCXDVN 05:2008/BXD
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008
  • Quyết định Bộ Y Tế QĐ/BYT 3733/2002 

Sau đây là một số tiêu chuẩn về cường độ ánh sáng được khuyến nghị dựa trên từng không gian như sau:

  • Ánh sáng chung của nhà bếp: 300 lx
  • Đèn chiếu sáng trên bàn làm việc trong nhà bếp: 500-600 lx
  • Ánh sáng phòng tắm chung: 200 lx
  • Chiếu sáng gương phòng tắm: 300-500 lx
  • Ánh sáng chung của phòng ngủ : 100-200 lx
  • Ánh sáng chung của phòng khách : 100 lx
  • Độ sáng để xem TV: 50-70 lx
  • Độ chiếu sáng của bàn làm việc hoặc khu vực đọc sách: 500 lx
  • Chiếu sáng cầu thang hoặc hành lang: 100-300 lx
  • Ánh sáng chung của một cơ sở thương mại: 300-600 lx
  • Ánh sáng chung của một trường học: 350-1.000 lx
  • Ánh sáng chung trong phòng tập thể dục: 250-500 lx
  • Độ chiếu sáng phòng chờ của cơ sở y tế: 300-600 lx
  • Độ chiếu sáng của phòng tư vấn của cơ sở y tế: 400-1.000 lx
  • Ánh sáng trong phòng mổ: 3.000-8.000 lx
  • Ánh sáng chung trong phòng ăn nhà hàng: 100-600 lx
  • Ánh sáng chung của một khách sạn : 100-400 lx
  • Ánh sáng chung của văn phòng: 400-700 lx

Hiểu rõ về cường độ ánh sáng và công thức tính chuẩn xác là chìa khoá giúp chúng ta làm chủ hệ thống chiếu sáng, giúp tối ưu không gian sống và mang lại trải nghiệm sống hoàn hảo nhất. 

Xem thêm:

  • Ánh sáng nào tốt cho mắt?
  • Đèn ngủ nên chọn màu gì?
  • So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Tính Lx