Độ Rọi (LUX) Là Gì? Công Thức Tính độ Rọi Lux - GIVASOLAR

Khi đưa ra quyết định để mua một chiếc đèn led tốt và phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng không hề đơn giãn, việc mua loại đèn gì, màu sắc như thế nào và mức độ chiếu sáng ra sao… để phù hợp với không gian sống và khu vực chiếu sáng. Một trong những thước đo của mức độ sáng của đèn chính là độ rọi, vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng GivaSolar tìm hiểu kỹ hơn về độ rọi là gì? công thức tính cũng như một số ứng dụng phổ biến hiện nay:

Độ rọi

Mục lục

Độ rọi là gì?

Là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là lux. Có kí hiệu E

do roi cua den led

Độ rọi cũng là một tiêu chí trong việc chọn mua các loại đèn led hiện nay. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau nhưngphải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về độ rọi, đảm bảo cho không gian chiếu sáng được phù hợp nhất.

LUX là gì?

Lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể. Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX

LUX là gì?

Lux được sử dụng để xác định cường độ ánh sáng cần trong văn phòng, trường học và các nơi làm việc khác. Lý do mà bạn xác định rõ ràng Lux trên mét vuông để hợp lý các chức năng.

Công thức tính độ rọi LUX

Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S, đơn vị đo độ rọi là lux.

Độ rọi =

Công suất đèn(w) x Quang thông(lm/w) x Số lượng đèn sử dụng

Diện tích chiếu sáng(m2)

Tức là: Lumens/ m2 = Lux

Số lượng bóng đèn cần dùng =

Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọi tiêu chuẩn

Công suất đèn x Quang thông

Hoặc có thể tính theo công thức nếu biết chỉ số phản xạ, hệ số bù khi cần thiết kế chi tiết với trần nhà, tường sàn, lớp màu sơn phòng và màu sắc nội thất.

(trong đó : quang thông là hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn do nhà cung cấp công bố)

N=

độ rọi x chiều dài x chiều rộng

quang thông x hệ số bù x hệ số phản xạ

Trong đó: Hệ số phản xạ cho tường, trần, sàn lần lượt là: 80%, 50%, 20% (áp dụng cho văn phòng).

Dựa vào công thức đơn giản trên, ta cũng có thể nhận thấy, cùng 1 loại đèn với công suất như nhau thì quang thông càng cao, số lượng đèn cần dùng càng ít, từ đó người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cũng như chi phí điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên:

Ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất luôn có trị số thay đổi, nó phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày, trạng thái của từng tầng mây và tính chất phản xạ của những vật che phủ mặt đất. Do vậy, theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loại đèn chùm, đèn thả trần, đèn tường, đèn bàn, đèn sàn,… chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên nhằm cung cấp lượng sáng tự nhiên tốt cho sức khỏe con người.

Tiêu chuẩn độ rọi đang áp dụng trong chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng văn phòng, chiếu sáng công trình công cộng, chiếu sáng nhà máy hiện nay. Sau đây là các tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên:

tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng

– Ánh sáng mặt trời trong ngày có độ rọi trung bình dao động trong khoảng từ 32.000 lx tới 100.000 lx.

– Vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lx (nếu trong điều kiện thời tiết đẹp, trời trong xanh).

– Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng thường sẽ có độ rọi khoảng 1 lx.

– Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi rơi vào khoảng 0,00005 lx.

– Các trường quay ở đài truyền hình được chiếu sáng với độ rọi là 1.000 lx.

– Một văn phòng sáng sủa thì sẽ có độ rọi khoảng 400 lx.

Độ rọi tiêu chuẩn của ánh sáng trong nhà:

STT Không gian chức năng Yêu cầu
Độ rọi (lux) Độ đồng đều Chỉ số hoàn màu Mật độ công suất (W/m2) Giới hạn hệ số chói lóa
1 Phòng khách ≥300 0.7 ≥80 ≤13 19
2 Phòng ngủ ≥100 ≥80 ≤8
3 Phòng bếp, phòng ăn ≥500 ≥80 ≤13 22
4 Hành lang, cầu thang, ban công ≥100 0.5 ≤7
5 Tầng hầm (khu vực đỗ xe) ≥75

Phân biệt giữa Độ rọi (LUX) và quang thông (lumen):

Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng ra

Lux là đơn vị đo cường độ ánh sáng

Phân biệt giữa Độ rọi (LUX) và quang thông (lumen)

Khác biệt giữa lux và lumen là lux tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ. Ví dụ 1.000 lumen, tập trung trong một diện tích 1 m², sẽ chiếu sáng diện tích này với độ rọi 1.000 lux. Cùng 1.000 lumen này, khi trải rộng trên diện tích 10 m², sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn, chỉ bằng 100 lux.

Quan hệ giữa độ rọi và công suất

Độ rọi là một đơn vị dẫn xuất vì vậy không có phép đo trực tiếp trên thực tế. Nó chỉ đơn giản là sự cảm nhận của mắt người. Chính vì thế, hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất sẽ thay đổi theo nhiệt độ màu hoặc bước sóng của ánh sáng.

Ở bước sóng 555 nm, khoảng trung gian của quang phổ thì 1 lux tương đương với 1,46 mW/m².

Từ khóa » Cách Tính Lx