Công Thức Tính độ Dày Sàn Bê Tông Cốt Thép đúng Tiêu Chuẩn 2022

Nội dung

Toggle
  • Độ dày sàn bê tông nhà dân dụng tiêu chuẩn
  • Bê tông được tạo ra như thế nào?
  • Nên đổ sàn bê tông sàn dày bao nhiêu?
  • Độ dày sàn bê tông có ảnh hưởng như thế nào ?
  • Công thức tính độ dày sàn bê tông chính xác
  • Độ dày sàn bê tông và những yêu cầu tiêu chuẩn  
  • Những kinh nghiệm khi đổ sàn bê tông
    • Quy trình khi đổ sàn bê tông
    • Cần chuẩn bị những gì trước khi đổ bê tông?
    • Các bước tiến hành khi đổ sàn bê tông
      • Bước 1: Lấy cốt sàn
      • Bước 2: Chống thấm
      • Bước 3: Đổ bê tông cho sàn
      • Bước 4: Gạt vữa bề mặt sàn
      • Bước 5: Bảo dưỡng sàn bê tông
    • Những lưu ý để có độ dày sàn bê tông đạt chuẩn
  • Loại mác bê tông phù hợp với đổ mặt sàn
  • Đổ 1m2 sàn bê tông giá bao nhiêu tiền? 
  • Đơn vị cung cấp bê tông tươi giá tốt nhất hiện nay

Trong xây dựng độ dày sàn bê tông được coi là tiêu chí đánh giá độ bền vững của một dự án xây dựng. Vậy độ dày sàn bê tông là bao nhiêu là hợp lý? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Độ dày sàn bê tông nhà dân dụng tiêu chuẩn

Độ dày sàn bê tông dân dụng trong thực tế thường dày từ 8-10cm. Tuy không có nhiều yêu cầu nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật để tránh tình trạng bị rạn nứt.

Độ dày sàn bê tông của các công trình dân dụng cần đáp ứng các yêu cầu về khả năng chịu tải tốt.

Sàn bê tông còn có khả năng cách âm giữa các tầng trong một ngôi nhà

Bên cạnh đó, độ dày sàn bê tông còn liên quan đến các vấn đề về chi phí. Nếu sàn quá dày làm tăng tải trọng ảnh hưởng đến độ chịu lực làm tốn kém chi phí.

Tiêu chuẩn độ dày sàn bê tông nhà dân dụng
Tiêu chuẩn độ dày sàn bê tông nhà dân dụng

Bê tông được tạo ra như thế nào?

Bê tông hay còn được gọi là bê tông tươi. Đây là 1 hỗn hợp bao gồm nhiều vật liệu trong xây dựng được gắn kết lại với nhau. Trong đó bao gồm các vật liệu chủ yếu như là chất kết dính xi măng và nước để liên kết với các vật liệu khác như Cát, Đá, Sỏi.

Người ta sẽ tiến hành trộn đều hỗn hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định trong xây dựng. Khi trộn lẫn các vật liệu với nhau sẽ diễn ra quá trình Hydrat hóa khiến cho tất cả các vật liệu kết dính với nhau và tạo thành một khối cứng như đá sau khi đã khô đông cứng người ta gọi là bê tông.

Nên đổ sàn bê tông sàn dày bao nhiêu?

Như đã nêu ở trên, độ dày sàn bê tông nên dày khoảng từ 8-10cm.

Theo đánh giá của các kỹ sư, khối lượng bê tông sàn chiếm khoảng 30% trong một công trình dân dụng.

Việc tính toán độ dày sàn yêu cầu không được quá mỏng cũng không được quá dày.

Độ dày của sàn phụ thuộc vào các yếu tố sau: độ dày của dầm, tải trọng, loại thép sử dụng,…

Độ dày sàn bê tông có ảnh hưởng như thế nào ?

Độ dày của sàn bê tông có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của toàn bộ công trình, có 2 trường hợp khiến độ dày bê tông sàn không đúng tiêu chuẩn đó là đổ bê tông sàn quá dày và quá mỏng. 

Khi mà bê tông quá dày sẽ dẫn tới việc khối lượng của công trình sẽ tăng lên, lực ép tác động dồn xuống sẽ vượt quá tiêu chuẩn ở các vị trí như dầm cột và móng, khiến các vị trí này phải chịu lực vượt quá khả năng chịu tải của chúng, thời gian dài có thể gây ra việc nứt, bong tróc. 

Đối với độ dày bê tông mỏng hơn tiêu chuẩn, thì khả năng chịu lực của sàn sẽ yếu đi, khi bề mặt sàn chịu quá nhiều đồ vật nặng mà sàn bê tông quá mỏng sẽ gây những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho con người cũng như chất lượng công trình.

Vì vậy, cần thi công đổ sàn bê tông với một độ dày hợp lý, không dày quá cũng như mỏng quá để có thể đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng của độ dày bê tông đến công trình
Ảnh hưởng của độ dày bê tông đến công trình

Xem thêm:

  • Mái bê tông cốt thép là gì? Ưu nhược điểm ra sao

Công thức tính độ dày sàn bê tông chính xác

Để biết chính xác cần đổ sàn bê tông dày bao nhiêu cần tính toán một cách cẩn thận. Hiện nay có 2 cách tính được áp dụng phổ biến:

Cách 1: Tính độ dày sàn bê tông toàn khối

h = (D/m)Lng

Trong đó:

  • h: là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng hay công nghiệp
  • Lng: là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô sàn
  • D: trị số phụ thuộc vào tải trọng, giao động trong khoảng từ 0,8 đến 1,4
  • m: loại dầm giao động trong khoảng từ 30-35 (m trong khoảng 40-45 nếu là bản kê 4 cạnh)
Yêu cầu về độ dày sàn bê tông
Yêu cầu về độ dày sàn bê tông

Cách 2: Tính độ dày tối thiểu theo AIC

Theo AIC, công thức tính độ dày của sàn bê tông cụ thể như sau:

  • Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không bé hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in.

  • Khi α>2, chiều dày sàn không bé hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in.

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn (α = EdJd/EsJ)

Độ dày sàn bê tông và những yêu cầu tiêu chuẩn  

Một mặt sàn bê tông có độ dày hợp lí thì vẫn cần những yêu cầu khác để tạo nên một mặt sàn đạt chuẩn mang lại những công năng lợi ích khi đưa vào sử dụng thực tế

Cách âm và cách nhiệt: sàn bê tông là một kết cấu có khả năng cách âm tốt, với độ dày sàn bê tông hợp lí thì việc cách âm giữa 2 tầng trên và dưới vô cùng tuyệt vời, trong những sinh hoạt hằng ngày như nói chuyện, đi lại, kê đồ đạc thì âm thanh chỉ được nghe thấy trong phòng đó mà không hề ảnh hưởng tới các không gian khác. Đối với khả năng cách nhiệt, ở những vị trí áp mái, người ta thường ứng dụng đổ bê tông sàn để cản không khí nóng từ mái hấp xuống, vì vậy không khí nóng chỉ nằm trong khoảng từ mái đến trần bê tông còn không gian phòng vẫn thoáng mát, dễ chịu trong những ngày hè.

Khả năng chịu tải: mặt sàn bê tông cần phải chịu lực tác động từ tường, từ các vật dụng đồ đạc kê trên sàn và phải đủ dày để chịu lực của chính mặt sàn gây ra. Trong trường hợp mặt sàn không đủ khả năng chịu tải có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như đổ sập, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Chống thấm, chống ẩm: mặt sàn bê tông cần có khả năng chống thấm, nhất là trong các khu vực như nhà vệ sinh, chỗ thoát nước của điều hòa và ban công, đây là những vị trí thường xuyên gặp nước nếu không chống thấm tốt thì mặt sàn bê tông sẽ loang nổ ẩm mốc, bong tróc sơn, ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của công trình.      

Tối ưu chi phí: với việc đổ sàn bê tông có độ dày tiêu chuẩn giúp chi phí thi công được tiết kiệm một cách tối đa, đồ quá dày sẽ tốn thêm nguyên vật liệu và thời gian nhân công cũng bị độn lên khá cao, còn đổ mặt sàn mỏng dễ xảy ra đổ sập hư hại rất nhiều về đồ đạc dẫn tới chi phí sữa chữa khắc phục lớn hơn rất nhiều.

Yêu cầu để bê tông đạt chất lượng tốt
Yêu cầu để bê tông đạt chất lượng tốt

Những kinh nghiệm khi đổ sàn bê tông

Khi đổ sàn bê tông có những lưu ý sau:

  • Cần khống chế độ cao bằng các cữ khi đổ bê tông sàn để tránh lãng phí. Sau đó dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng trên bề mặt
  • Các phương tiện vận chuyển bê tông tới phải ở vị trí cao hơn khối bê tông cần đổ
  • Khi đổ bê tông bắt đầu đổ từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần
  • Không để nước đọng ở hai đầu và các góc, dọc theo mặt vách hộc cốp pha.
  • Tất cả các thao tác đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành một cách nhanh, liên tục.

Quy trình khi đổ sàn bê tông

  • Sàn bê tông thường có mặt cắt ngang rộng và chiều dày nhỏ nên không cần dùng cốt thép đai và khung.
  • Khi tiến hành đổ sàn bê tông cũng cần tuân thủ đúng kỹ thuật để tránh tình trạng bị nứt sàn.
Quy trình khi đổ sàn bê tông
  • Người đổ bê tông sàn cần đổ thành một lớp theo hướng giật lùi , tránh hiện tượng phân tầng.
  • Khi đổ nên chia sàn thành các diện tích nhỏ và đổ xong một dải mới đổ đến dải tiếp theo.
  • Khi ổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành đổ dầm chính. Khi đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đổ bê tông?

Việc đầu tiên mà bất cứ gia chủ nào đều quan tâm trước khi đổ sàn bê tông là xem phong thủy. Đồng thời, cần xem dự báo thời tiết để nắm bắt tình hình thời tiết ngày hôm đó để có phương án điều chỉnh kịp thời.

Các bước tiến hành khi đổ sàn bê tông

Bước 1: Lấy cốt sàn

Ta sẽ tiến hành phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành để lấy cốt sàn. Cốt 0 là cốt thấp nhất của sàn thi công. Tùy từng địa phương sẽ có cách đo độ phẳng, độ chắc chắn và độ cân bằng của nền sàn theo mức chuẩn khác nhau.

Cần đảm bảo độ chịu lực và chịu tải của mặt nền.

Bước 2: Chống thấm

Quy trình này cần diễn ra một cách cẩn thận bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này. Công đoạn này giúp chống thẩm thấu các hóa chất từ bê tông ra bên ngoài và ngược lại.

Có thể trải các tấm vải địa kỹ thuât, vải dệt bao bì từ nhựa PP kết hợp phủ màng Bitum chống thấm. Hoặc có thể trải vải từ nhựa PE cùng tấm cuộn dán nóng.

Quy trình đổ sàn bê tông

Bước 3: Đổ bê tông cho sàn

Tiến hành công tác đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế. Tùy vào bê tông tươi hay bê tông trộn sẵn sẽ cho ra các loại sàn có độ ổn định khác nhau.

  • Trộn bê tông tươi theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối giúp tạo độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay
  • Vữa bê tông tươi giúp làm giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông.
  • Sau khi gạt phẳng, chờ bề mặt khô tiến hành xoa nền phẳng và đánh bóng nền bằng máy chuyên dụng.
  • Trong quá trình xoa lấy phẳng và đánh bóng bê tông không rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không. Bởi nó có thể gây tăng mác bê tông mặt làm mất thẩm mỹ của bề mặt bê tông.
  • Đối với bê tông trộn tay, do tỉ lệ không ổn định dễ gây nên hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước, nổi bọt, lệch cốt nền. Nếu gặp phải trường hợp như vậy cần tiến hành bước đổ lớp vữa gạt mặt sàn.

Xem thêm:

  • Nguyên tắc bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn
  • Hướng dẫn đánh bóng sàn bê tông đúng tiêu chuẩn.

Bước 4: Gạt vữa bề mặt sàn

Trong trường hợp phải đổ bê tông bằng tay, do tỉ lệ khác nhau nên chất lượng không đồng nhất. Sau khi đầm dùi và đầm bàn chờ cho khối bê tông cứng lại rồi tiến hành gạt vữa mặt. Có thể xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc bằng máy chuyên dụng

*Lưu ý: 

  • Cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt trước khi xoa tạo phẳng
  • Không tiến hành xoa khi bề mặt còn ướt
  • Nên thi công lớp vữa gạt mặt trong vòng 24h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp

Bước 5: Bảo dưỡng sàn bê tông

Sau khi đổ sàn xong, bảo dưỡng trong thời gian 28 ngày với cấp phối không có phụ gia bê tông hoặc ngắn hơn.

  • Trong trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
  • Trong thời gian bảo dưỡng, có thể dùng đá mài hoặc giấy nhám để mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng
  • Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt trong thời gian bảo dưỡng

Trong trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn có thể sử dụng hỗn hợp vữa gốc xi măng và bột trám vá để tạo phẳng.

Những lưu ý để có độ dày sàn bê tông đạt chuẩn

Trong quá trình thi công sàn bê tông cần chú ý những điều sau:

  • Đủ mác: giúp mặt sàn có sức chịu lực tốt
  • Đủ khô: khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có khả năng thấm hút nước
  • Đủ phẳng: toàn bộ sàn phải phẳng, tránh tình trạng lệch gây mất thẩm mỹ
  • Đủ mịn và xốp: giúp sàn đủ ma sát, bám dính với nền
  • Sạch: bề mặt sàn không bị lẫn tạp chất
  • Thời gian trộn lại bê tông: sau khi trộn vữa bê tông khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần trộn lại. (Lưu ý: khi trộn lại không thêm nước)

Xem thêm:

  • hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông
  • Tìm hiểu về sàn bê tông mài khi lựa chọn lát sàn
Những lưu ý để bê tông đạt chất lượng tốt
Những lưu ý để bê tông đạt chất lượng tốt

Loại mác bê tông phù hợp với đổ mặt sàn

Lựa chọn mác bê tông phù hợp sẽ phụ thuộc vào chất lượng và nhu cầu sử dụng của công trình, loại mác càng cao thì khả năng chịu tải càng lớn và chi phí dành cho bê tông có mác cao cũng đắt hơn. Đối với bê tông mặt sàn người ta thường chọn bê tông mác 250 bởi khả năng chịu tải khá tốt, chi phí tiết kiệm phù hợp với bê tông mặt sàn, không cần thiết phải chọn loại bê tông mác cao vì mặt sàn không phải chịu tải lớn như ở các vị trí móng, cột.

Đổ 1m2 sàn bê tông giá bao nhiêu tiền? 

Chi phí đổ 1m2 sàn bê tông sẽ phụ thuộc vào độ dày bê tông và giá thành của các nguyên vật liệu. 

Sàn bê tông có khẩu độ dầm P114 từ 1m – 3,9m thì có mức giá khoảng 560.000 đồng/m2.

Sàn bê tông có khẩu độ dầm P113 từ 4m – 4,7m có mức giá khoảng 650.000 đồng/m2.

Lưu ý: chi phí này có thể thay đổi theo sự tăng giảm giá thành của các nguyên vật liệu và trong trường hợp đổ bê tông dày hơn tiêu chuẩn thì chi phí cũng tăng lên.

Đơn vị cung cấp bê tông tươi giá tốt nhất hiện nay

Trạm bê tông tươi – Đơn vị chuyên cung cấp bê tông, vật liệu cho ngành xây dựng uy tín, chất lượng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm về be tông tươi, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm khác như :

  • Bê tông đúc sẵn
  • Bê tông cốt sợi
  • Dầm bê tông cốt thép

Chúng tôi luôn đặt yêu cầu của khách hàng lên trên đầu. Chính vì vậy chúng tôi xin cam kết:

  • Đảm bảo chính xác về mặt khối lượng cũng như chất lượng
  • Hoàn thành đúng thời gian, không chậm trễ gây ảnh hưởng đến quá trình thi công
  • Mức giá vô cùng cạnh tranh trên thị trường

Trên đây là toàn bộ thông tin về độ dày sàn bê tông cũng như những lưu ý cần chú ý khi tiến hành thi công. Nếu quý khách còn những thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ:

Website: trambetongtuoi.com

Hotline: 082 555 0 555

Từ khóa » đổ Bê Tông Sàn Dày Bao Nhiêu