Sàn Nhà Dày Bao Nhiêu? Công Thức Tính độ Dày Sàn Bê Tông (CHUẨN)

Sàn nhà dày bao nhiêu để đảm bảo tính bền vững cũng như độ chịu lực là câu hỏi của nhiều người. Để giải đáp được câu hỏi này hãy tham khảo bài viết dưới đây của Kosago nhé. Độ dày sàn bê tông

Mục lục

  • Sàn nhà dày bao nhiêu là hợp lý?
  • Công thức tính độ dày sàn bê tông
    • 1. Công thức tính sàn toàn khối là: h =(D/m)Lng
    • 2. Tính theo AIC
  • Một số lưu ý khi đổ sàn nhà
    • 1. Lưu ý về mặt sàn
    • 2. Lưu ý khối bê tông cần đổ
    • 3. Lưu ý trước khi đổ bê tông

Sàn nhà dày bao nhiêu là hợp lý?

Độ dày sàn nhà là tiêu chuẩn quan trọng khi trong kết cấu mỗi công trình xây dựng. Độ dày đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực của công trình. Đồng thời, điều này này cũng giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu khi thi công.

Để sàn nhà đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Tiêu chuẩn độ dày của sàn như sau:

  • Sàn nhà phải đảm bảo khả năng chịu tải cho công trình.
  • Đảm bảo sự an toàn khi có tác động của con người di chuyển trên bề mặt sàn hoặc độ chịu lực khi đặt các thiết bị lên bề mặt sàn.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt
  • Sàn phải đảm bảo tiêu chuẩn chống thấm tốt. Ngoài ra cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn chống ăn mòn và chống cháy.
  • Sàn quá dày sẽ tốn kém chi phí nguyên vật liệu, ngoài ra còn có thể làm tăng tải trọng, ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực.
  • Trường hợp sàn quá mỏng sẽ khiến chất lượng của công trình bị ảnh hưởng. Đôi khi sẽ xảy ra tình trạng thấm dột.

Chiều dày sàn nhà dân dụng thường từ 8 – 10cm, đây là thông số thường gặp nhất đảm bảo các tiêu chuẩn trên khi xây dựng nhà ở.

Sàn nhà dày bao nhiêu

Công thức tính độ dày sàn bê tông

Hiện nay có 2 công thức để tính toán độ dày của sàn nhà.

1. Công thức tính sàn toàn khối là: h =(D/m)Lng

Thông số trong đó:

  • h là quy định với từng loại sàn tương ứng 5cm với sàn mái; 6cm với sàn nhà
  • Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn.
  • D = 0,8 – 1,4 sẽ tùy thuộc tải trọng.
  • m được chọn trong khoảng 30 -35 tùy theo bản loại dầm

Ngoài ra, m chọn trong khoảng 40-45 nếu như là bản kê bốn cạnh.

Công thức tính độ dày sàn nhà bê tông

2. Tính theo AIC

Đối với bản dầm, AIC sẽ đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc vào độ cứng của loại thép sử dụng.

Khi 0,2 < α < 2,0, h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in

Khi α>2, h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in

Trong đó: α chính là tỉ số độ cứng của dầm, độ cứng sàn sẽ được tính bằng công thức α = EdJd/EsJ

Tham khảo thêm: Lát sàn gỗ trên nền bê tông cần chú ý điều gì?

Một số lưu ý khi đổ sàn nhà

Sàn bê tông không quá cần yêu cầu chống nóng hay chống thấm như mái. Nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần tuân thủ các quy trình để hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng rò rỉ, thấm dột hay nứt.

1. Lưu ý về mặt sàn

Quá trình đổ bê tông bạn cần chú ý tới mặt sàn. Hãy chia ra thành từng dải nhỏ. Kích thước mỗi dải từ 1 đến 2m. Khi đổ thực hiện đổ từng dải 1 sau đó mới sang phần tiếp theo. Hãy đổ bê tông dầm trước khi thực hiện đổ bê tông sàn.

2. Lưu ý khối bê tông cần đổ

Khi đổ bê tông cần thực hiện đầm và xoa liên tục để có một bằng sàn phẳng, nhẵn. Vị trí khối bê tông cần đổ cần nên thấp hơn vị trí của phương tiện vận chuyển. Thực hiện đổ từ vị trí xa nhất tới các vị trí gần hơn. khi đổ kết hợp với việc đầm, gạt mặt, xoa liên tục để bê tông thấm nhanh.

Đổ sàn bê tông

3. Lưu ý trước khi đổ bê tông

Trước khi thực hiện đổ bê tông sàn, chủ công trình nên xem dự báo thời tiết để chuẩn bị những phương án tốt nhất đảm bảo thời tiết sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới quá trình thi công công trình. Nếu thời tiết có thể có mưa, bạn nên chuẩn bị những tấm bạt lớn. Nếu trời mưa nhỏ vẫn có thể thực hiện việc đổ bê tông. Nhưng nếu trời mưa lớn thì nên dừng lại. Dùng vải bạt che kín phần bê tông đã đổ. Sau đó, tạm dừng thi công cho đến khi hết mưa thì có thể tiếp tục đổ cho đến khi hoàn thành công trình.

Bạn cũng nên chia nhỏ diện tích cần đổ thành nhiều phần nhỏ, nên chia trùng với mạch ngừng thi công. Như vậy nếu trời đổ mưa có thể ngừng thi công ngay và xử lý nhanh hơn.

Trên đây là thông tin về độ dày sàn bê tông và cách tính. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề sàn nhà dày bao nhiêu là hợp lý! Ngoài ra khi đổ sàn bê tông thì rất nhiều ae quan tâm đến giá sàn nhựa giả gỗ để lót sàn nhà. Hãy liên hệ với Kosago để được tư vấn miễn phí nhé.

Xem thêm bài viết khác: 

  • Sàn nhà bê tông mài – Ưu nhược điểm và ứng dụng
  • Kinh nghiệm chọn gạch lát nền nhà chuẩn nhất

Từ khóa » đổ Bê Tông Sàn Dày Bao Nhiêu