Công Thức Tính độ Tự Cảm Của Cuộn Dây

Độ tự cảm của cuộn dây được tính theo công thức sau:

              \(L=\dfrac{\Phi}{i}(H,Henry)\)

              \(\Phi=Li(Wb)\)

              \(\xi_c=\dfrac{\Delta \Phi}{\Delta t}=-L \left |\dfrac{\Delta i}{\Delta t} \right |\)

>>>Tham khảo thêm: Trọn bộ công thức vật lý 10,11,12 mới nhất, đầy đủ nhất, nhằm phục vụ cho việc ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Giải bài tập Tự cảm đầy đủ Sách giáo khoa

Một số bài tập về Độ tự cảm

Bài 1. Tính độ tự cảm của ống dây hình trụ có chiều dài 0,5m gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm. 

  Ta có: 

\(L = 4\pi.10^{-7}\dfrac{N^2}{l}S\)

Áp dụng công thức, ta có: 

\(L = 4.3,14.10^{-7} \dfrac{1000^2}{0,5}. 3,14.0,1^2 = 0,079 \ H\)

Bài 2. Những trường hợp nào sẽ xảy ra hiện tượng tự cảm?

Tổng quát: Hiện tượng tự cảm xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.

Các trường hợp cụ thể:

- Trong các mạch điện một chiều, hiện tượng tự cảm thường xảy ra khi đóng mạch (dòng điện tăng lên đột ngột) và khi ngắt mạch (dòng điện giảm xuống 0).

- Trong các mạch điện xoay chiều luôn luôn xảy ra hiện tượng tự cảm, vì cường độ dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian.

Công thức tính từ thông qua diện tích S

Bài trước

Công thức tính suất điện động cảm ứng

Bài sau

Công thức từ thông riêng của mạch vật lý học sinh không nên bỏ qua

Công thức độ tự cảm của ống dây vật lý học sinh không nên bỏ qua

  • Công thức tính suất điện động cảm ứng
  • Công thức tính từ thông qua diện tích S
  • Công thức từ thông riêng của mạch vật lý học sinh không nên bỏ qua
  • Công thức độ tự cảm của ống dây vật lý học sinh không nên bỏ qua

Từ khóa » Ct Hệ Số Tự Cảm