Công Thức Và Phương Pháp Bào Chế Dung Dịch Tiêm Vitamin C
Có thể bạn quan tâm
Vitamin C đã và đang được sử dụng nhiều trên thị trường để phòng và điều trị các bệnh do thiếu vitamin C, với nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng viên sủi, dạng nén, dạng dung dịch tiêm… Mỗi dạng bào chế lại có tác dụng với từng trường hợp cụ thể, vì thế cần dựa vào đặc điểm của mỗi bệnh nhân để lựa chọn loại thuốc cho phù hợp. Bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giới thiệu cho các bạn biết về công thức cũng như kĩ thuật bào chế dung dịch tiêm vitamin C.
Công thức bào chế
Dung dịch tiêm vitamin C hiện có nhiều công thức bào chế khác nhau nhưng công thức dưới đây đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia bào chế nhiều kinh nghiệm và được sử dụng rộng rãi trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô công nghiệp:
- Acid ascorbic …………………………..…20, 00 g
- Propylen glycol ……………………………20 ml
- Dinatri edetat ……………………..……..0, 019 g
- Natri clorid ……..………………………….0, 40 g
- Rongalite …………………………………….0, 20 g
- Natri hydroxyd ……………………………4,60 g
- Nước cất pha tiêm vừa đủ …………200 ml
Đặc điểm tính chất, tác dụng của mỗi thành phần
Khi tiến hành nghiên cứu bất kỳ công thức bào chế nào cũng cần tìm hiểu và lựa chọn dược chất cũng như tá dược một cách kĩ càng để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn.
Vitamin C
Vitamin C hay còn gọi là acid ascobic, là bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu, màu sắc bị biến đổi khi tiếp xúc với không khí và ẩm. Là một chất dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96%, chảy ở khoảng 190oC kèm thuỷ phân.
Vitamin C là chất dễ bị oxi hoá trong không khí, ở nhiệt độ cao hay dưới tác dụng của ánh sáng, trong quá trình bảo quản nếu không áp dụng đúng cách thì cũng có thể làm vitamin C bị đổi màu. Vì vậy, trong quá trình pha chế, ta nên sử dụng một số biện pháp chống oxi hoá cho thuốc tiêm như dùng các chất chống oxi hoá hợp lí, dục khí N2 vào nước để đuổi oxi, trong quá trình bảo quản, cần sử dụng bao bì thích hợp để tránh tiếp xúc với không khí và ánh sáng, ở nhiệt độ tốt nhất từ 15- 30oC.
Dung dịch tiêm vitamin C có hàm lượng thường dùng là 100 mg/ml, 250 mg/ml, 500 mg/ml.
Vitamin C có nhiều công dụng nhưng dạng bào chế dung dịch tiêm chủ yếu để điều trị bệnh Scorbut và các chứng xuất huyết do thiếu vitamin C, giúp cơ thể tằng sức đề kháng và tránh nhiễm khuẩn, cảm cúm.
Propylen glycol
Khi sử dụng dung môi đồng tan cho thuốc tiêm thì cần lưu ý 1 số điểm như sau: thứ nhất là về độ hoà tan, khi độ hoà tan của dược chất trong nước không đạt nồng độ yêu cầu thì dung môi đồng tan được sử dụng để giảm sức căng bề mặt của nước, đồng thời giảm độ phân cực của hỗn hợp dung môi nên tăng độ tan của dược chất ít tan. Thứ hai về độ ổn định, dung môi đồng tan sẽ hạn chế được lượng nước trong công thức nên giảm quá trình thuỷ phân, để có hiệu quả thì dung môi đồng tan nên loại khí oxi hoà tan như nước. Tiếp theo là vấn đề về tính an toàn, 1 số dung môi có thể gây phá huyết và độc với cơ khi dùng ở nồng độ và lượng lớn, đặc biệt cần lưu ý với hiện tượng sau khi pha loãng với dịch truyền hoặc máu , dược chất có thể bị tủa lại gây nguy hiểm cho người bệnh. Cuối cùng là về sinh khả dụng, có thể khi dùng dung môi đồng tan với nước sẽ gây kéo dài quá trình hoà tan và hấp thu dược chất do khi tiêm bắp tỷ lệ dung môi bị pha loãng nên gây tủa mịn dược chất, khi đó cần được hoà tan trở lại trước khi hấp thu.
Propylen glycol là một dung môi đồng tan với nước, được sử dụng trong công thức trên với mục địch làm tăng độ ổn định cho dược chất, nó hạn chế được quá trình thuỷ phân, và có khả năng bảo quản. Chú ý khi sử dụng PG cho trẻ em, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tăng áp suất thẩm thấu, nhiêm toan chuyển hoá, rối loạn chức năng thận,… vì vậy cần llưu ý dùng liều và thời gian sử dụng hợp lí.
Natri clorid
Natri clorid là một chất đẳng trương cho thuốc tiêm, ý nghĩa của việc đẳng trương hoá dung dịch thuốc tiêm là rất quan trọng. Nếu tiêm một thuốc không đẳng trương thì có thể gây đau nơi tiêm, tế bào có thể bị tổn thương, hoại tử tổ chức tại nơi tiêm do hiện tượng thẩm thấu.
Rongalit
Vitamin C là một chất dễ bị oxi hoá, sự phân huỷ càng nhanh khi nó được pha thành dung dịch, hậu quả của việc này là giảm hàm lượng dược chất trong thuốc, dẫn đến giảm tác dụng điều trị. Trong công thức trên đã sử dụng rongalite, rongalite là một chất chứa lưu huỳnh, còn có tên là natri formaldehyd sulfoxylat.
Đây là một chất chống oxi hoá tan trong nước, với cơ chế là chất khử có thế oxi hoá thấp hơn thế oxi hoá của dược chất nên sẽ bị oxi hoá trước.
Dinatri edetat
Đây là chất hiệp đồng chống oxi hoá tan trong nước, có tác dụng khoá các vết ion kim loại dưới dạng phức, làm mất tác dụng xúc tác của ion kim loại trong các phản ứng oxi hoá dược chất.
Natri hydroxyd
NaOH được sử dụng trong công thức tiêm với mục đích tạo muối với dược chất, phối hợp trước khi cho rongalite vào vì rongalite không bền trong môi trường acid, cần tạo môi trường kiềm để ổn định rongalite.
Nước cất pha tiêm
Nước cất pha tiêm trong công thức trên để bổ sung thể tích vừa đủ.
Các biện pháp chống oxi hoá cho dược chất trong công thức trên
Trong công thức dung dịch thuốc tiêm trên đã sử dụng 1 số phương pháp chống oxi hoá cho acid ascorbic như sục khí nitrogen vào nước trước khi hoà tan dược chất, sục khí khi đóng thuốc và hàn thuốc, sử dụng chất chống oxi hoá và chất hiệp đồng chống oxi hoá, sử dụng bao bì thuỷ tinh trung tính tránh ánh sáng.
Kĩ thuật bào chế
Chuẩn bị dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bao gồm: cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, máy kiểm tra độ trong, nồi hấp, màng lọc, nhãn dán,…
Qui trình bào chế cụ thể:
- Sục khí N2 vào nước pha tiêm trong 15 phút để đuổi hết oxi hoà tan.
- Cân tá dược và dược chất với lượng như công thức trên.
- Hoà tan natri clorid, natri edetat trong cốc có mỏ chứa khoảng 100 ml nước, thêm tiếp acid ascorbic vào dung dịch trên, hoà tan.
- Hoà tan natri hydroxyd vào khoảng 50 ml nước trong cốc có mỏ.
- Phối hợp từ từ dung dịch natri hydroxyd trên vào dung dịch acid ascorbic, khuấy đều.
- Sau đó hoà tan tiếp Rongalite vào dung dịch trên, thêm propylen glycol vào, khuấy đều.
- Đo và kiểm tra pH, điều chỉnh pH tù 5,0 đến 6,5 bằng dung dịch NaOH 1M hay acid HCl 1M.
- Bổ sung nước cất pha tiêm vừa đủ 200 ml, sau đó lọc qua màng lọc với kích thuốc lỗ là 0,2 mcm. Soi dịch lọc để kiểm tra độ trong.
- Sử dụng ống thuỷ tinh trung tính, không màu với thể tích 5 ml để đóng thuốc, kết hợp sục khí nitrogen trong quá trình đóng thuốc và hàn nắp.
- Tiệt khuẩn ở nhiệt độ 100oC trong 15 phút, sau đó soi kiểm tra độ trong để loại bỏ các ống hở và vẩn đục.
- Cuối cùng lọ thuốc được dán nhãn đúng quy chế.
Đặc điểm thành phẩm
Thành phẩm sau khi bào chế là thuốc tiêm trong, không màu, yêu cầu cần đạt một số chỉ tiêu chất lượng theo USP. Chú ý bảo quản ở nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Công dụng và lưu ý cách sử dụng
Chế phẩm thuốc tiêm vitamin C trên để điều trị và phòng bệnh Scorbut hay các các triệu chứng xuất huyết do thiếu vitamin C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm cúm.
Tiêu chuẩn chất lượng
Thuốc tiêm là một trong các loại thuốc vô khuẩn có yêu cầu chất lượng cao, một số chỉ tiêu chất lượng cần đáp ứng là hình thức, độ trong, định tính định lượng, pH, vô khuẩn, chất gây sốt và nội độc tố.
Tài liệu tham khảo
- Slide Hoá Dược_ Bộ môn Hoá dược trường Đại học Dược Hà Nội
- Sách giáo trình Bào chế và sinh dược học 1 _ trường Đại học Dược Hà Nội.
Xem thêm: Công thức và phương pháp bào chế dung dịch tiêm Lidocain hydroclorid
Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Bào Chế Dung Dịch Thuốc
-
Chương 2: Dung Dịch Thuốc
-
[PDF] BÀO CHẾ
-
Chương 4 KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC - Tài Liệu Text
-
[PDF] KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC
-
Dung Dịch Thuốc | PDF - Scribd
-
Kỹ Thuật Bào Chế Và Sinh Dược Học Các Dạng Thuốc - Tập 1
-
Kỹ Thuật Bào Chế Và Công Thức Của Dung Dịch Lugol
-
Phương Pháp điều Chế Dung Dịch Thuốc
-
Sơ đồ Quy Trình Bào Chế Thuốc Viên Nang Cứng Sản Xuất Theo ...
-
[PDF] CÁC PHỤ LỤC - VNRAS
-
[DOC] Bài 5 . Kỹ Thuật Hòa Tan, Làm Trong Dung Dịch
-
[PDF] PHỤ LỤC III CÁC TIÊU CHUẨN BÀO CHẾ THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ ...
-
[PDF] đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh - UMP