Kỹ Thuật Bào Chế Và Công Thức Của Dung Dịch Lugol
Có thể bạn quan tâm
Nhathuocngocanh.com – Dung dịch Lugol hay còn được gọi là nước iod hoặc dung dịch iod mạnh. Dung dịch Lugol được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, với công dụng là sát khuẩn với đường dùng ngoài và thường được chỉ định điều trị bướu cổ do thiếu iod. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ cung cấp một số thông tin về kỹ thuật bào chế dung dịch Lugol cho bạn đọc.
Công thức (DĐVN III)
- Iod 1g (Dược chất).
- Kali iod 2g (Chất phụ).
- Nước tinh khiết vừa đủ 100ml (Dung môi).
Thông tin cần biết
Tính chất lý – hóa, độ tan, độ ổn định của iod
Lugol là một dung dịch có chứa kali iod và iod hòa tan trong nước.
Tính chất của iod:
- Hình dạng, cảm quan: Iod là tinh thể mịn/hình phiến, nặng, có màu nâu đen và có ánh kim loại, dễ thăng hoa bốc hơi tím, mùi đặc trưng.
- Iod ăn da, ăn mòn kim loại và chất hữu cơ.
- Độ tan: Iod dễ tan trong các dung dịch muối iodid, tan trong ethanol 96%, cloroform, khó tan trong glycerin, rất khó tan trong nước (độ tan 1/3500) cho màu xanh tím với hồ tinh bột.
- Tác dụng: Dung dịch iod trong cồn dùng ngoài để sát trùng vết thương, trị nấm trên da.
Vai trò của kali iodid.
Kali iodid (KI): Chất tạo dẫn chất dễ tan.
- KI là tinh thể không màu, vị mặn, tan trong nước, dễ bị chảy lỏng khi để ngoài không khí (chảy nước vàng nâu).
- KI được sử dụng trong công thức bào chế dung dịch Lugol là để phản ứng với iod, tạo thành KI3 – một hợp chất dễ tan trong nước.
Những điều cần lưu ý và biện pháp đảm bảo độ ổn định của dược chất.
Do iod là chất có tính oxy hóa mạnh nên không bền trong không khí, iod tiếp xúc với ánh sáng có thể bị phân hủy và mất màu. Do đó việc lựa chọn bao bì đóng gói rất quan trọng.
Nên chọn bao bì đóng gói là chất dẻo (chai, lọ tối màu), bảo quản nơi khô ráo (nhiệt độ thấp hơn 30 độ C) và chỉ sử dụng một thời gian ngắn tùy theo như quy định ghi trên bao bì sản phẩm.
Kỹ thuật bào chế.
Kỹ thuật bào chế dung dịch lugol gồm 5 bước:
- Cân kali iodid, hòa tan trong khoảng 2ml nước trong cốc có chân.
- Cân iod trên dụng cụ phù hợp (ví dụ đĩa cân bằng kính), hòa tan vào dung dịch kali iodid đậm đặc, khuấy trộn đến khi iod tan hoàn toàn.
- Thêm nước vừa đủ 100ml. Khuấy đều.
- Lọc qua màng lọc PTFE có kích thước lỗ xốp 0,45mcm.
- Đóng lọ thủy tinh màu. Dán nhãn đúng quy chế.
Đặc điểm thành phẩm.
Chế phẩm sau khi bào chế là dung dịch trong, màu nâu và có mùi đặc trưng.
Công dụng, cách dùng và bảo quản.
Công dụng: Dung dịch lugol được coi là chất khử trùng được sử dụng trong nhiều trường hợp. Với các nồng độ và đường dùng khác nhau thì tác dụng của lugol cũng khác nhau:
- Sử dụng đường uống, dung dịch Lugol có tác dụng điều trị cho những người bị thiếu iod, bị bướu cổ.
- Sử dụng đường bôi ngoài da, dung dịch Lugol có tác dụng như chất sát khuẩn dùng để sát trùng da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, tiêm hay truyền; chăm sóc vết bỏng, sát khuẩn vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật, đôi khi cả đối với các vết thương nhỏ, vết thương do bị vật nhọn đâm phải.
- Một lượng nhỏ dung dịch Lugol cũng có thể sử dụng để khử trùng nước uống trong trường hợp khẩn cấp.
- Dung dịch Lugol đậm đặc có tác dụng ức chế giải phóng và tổng hợp các hormon tuyến giáp và ức chế chuyển đổi T4.Lugol có tác dụng bổ sung iod với công dụng là phòng và điều trị bướu cổ do thiếu iod.
- Dung dịch Lugol còn được sử dụng để giải độc alkaloid.
- Phụ trị của dung dịch Lugol: Bệnh nấm ngoài da, người bị hăm da, bị nước ăn chân.
- Bên cạnh đó, dung dịch Lugol cũng được sử dụng để tẩy uế dụng cụ y khia trước khi tiệt trùng.
Cách dùng: uống theo giọt, theo chỉ định của thầy thuốc.
Bảo quản: chế phẩm bảo quản trong chai thủy tinh màu, nút kín ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.
Yêu cầu chất lượng.
Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu chất lượng trong chuyên luận “Dung dịch thuốc” (phụ lục 1.3) và một số yêu cầu khác.
Chế phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chí: cảm quan, độ trong, pH, định tính, định lượng, sai số thể tích (95,0% – 105,0% so với lượng ghi trên nhãn).
Một số chế phẩm có chứa iod khác và ứng dụng.
Dung dịch Povidon Iod.
Dung dịch Povidon iod 10% được sử dụng ngoài da để sát khuẩn các vết thương, tránh nhiễm khuẩn.
Dung dịch Povidon iod 1% được sử dụng đối với những người có nhiễm khuẩn vùng răng miệng, viêm họng, viêm amidan,… để súc miệng, súc họng làm giảm bớt tình trạng viêm.
Cồn iod 5%.
Cồn iod 5% được sử dụng phổ biến để sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da/ niêm mạc trước khi phẫu thuật và trong một số trường hợp để chống một vài loại nấm da.
Tài liệu tham khảo.
- Sách giáo trình Bào chế và sinh dược học tập 1 – Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Sách giáo trình thực tập Bào chế và sinh dược học tập 1 – Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Dung dịch Lugol, trang 514 – Dược điển Việt Nam
Xem thêm:
Cồn thuốc là gì? Một số phương pháp điều chế cồn thuốc
Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Bào Chế Dung Dịch Thuốc
-
Chương 2: Dung Dịch Thuốc
-
[PDF] BÀO CHẾ
-
Chương 4 KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC - Tài Liệu Text
-
[PDF] KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC
-
Dung Dịch Thuốc | PDF - Scribd
-
Kỹ Thuật Bào Chế Và Sinh Dược Học Các Dạng Thuốc - Tập 1
-
Công Thức Và Phương Pháp Bào Chế Dung Dịch Tiêm Vitamin C
-
Phương Pháp điều Chế Dung Dịch Thuốc
-
Sơ đồ Quy Trình Bào Chế Thuốc Viên Nang Cứng Sản Xuất Theo ...
-
[PDF] CÁC PHỤ LỤC - VNRAS
-
[DOC] Bài 5 . Kỹ Thuật Hòa Tan, Làm Trong Dung Dịch
-
[PDF] PHỤ LỤC III CÁC TIÊU CHUẨN BÀO CHẾ THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ ...
-
[PDF] đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh - UMP